Ngành đào tạo

Ngành kỹ thuật máy tính là gì? – Học gì? – Làm gì?

Trong kỷ nguyên của công nghệ như hiện tại, ngành kỹ thuật máy tính hiện đang là ngành tiên phong dẫn đầu trong các ngành công nghệ, với mức lương của sinh viên mới ra trường cực kỳ cao, tuy nhiên đây cũng không phải là ngành học mà bất kỳ ai cũng có thể thành công. Hãy cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành kỹ thuật máy tính này nhé

Ngành kỹ thuật máy tính là gì?

  • Ngành đào tạo: KỸ THUẬT MÁY TÍNH  (Computer Engineering)
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 5 năm
  • Kỹ thuật máy tính (tiếng Anh là Computer Engineering) là ngành nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và những phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Kỹ thuật máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và kể cả các siêu máy tính. Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện – điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp.
Ảnh minh họa kỹ thuật máy tính
Ảnh minh họa kỹ thuật máy tính

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật máy tính nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức khoa học và công nghệ về thiết kế, xây dựng, cài đặt và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của các hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính;


Đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật máy tính có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, có đạo đức nghề nghiệp, có thể tham gia thiết kế, xây dựng, cài đặt và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của các hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính. Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức cụ thể sau:

Mục tiêu cụ thể: Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Kỹ thuật máy tính có khả năng:

  • Thiết kế, xây dựng, cài đặt và bảo trì cả phần cứng và phần mềm (tập trung vào các phần mềm cho các thiết bị điện tử số) của các hệ thống điện tử số bao gồm các hệ thống truyền thông, máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính.
  • Thiết kế, xây dựng và ứng dụng các hệ thống nhúng.
  • Có các kiến thức và kỹ năng khác phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp.

Học ngành kỹ thuật máy tính cần những tố chất gì?

Để có thể học tập và làm việc tốt với ngành này cần phải có những tố chất sau:


  • Có đam mê với công nghệ – phần mềm, đặc biệt là máy tính
  • Trí thông minh và khả năng sáng tạo
  • Tư duy logic
  • Tính chính xác và thận trọng trong công việc
  • Ham học hỏi và trau dồi kiến thức
  • Có khả năng chịu áp lực công việc
  • Khả năng ngoại ngữ tốt

Học ngành kỹ thuật máy tính ra trường làm gì?

Những người làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính có mức lương rất cao từ 9 – 20 triệu/ tháng. Tùy thuộc vào vốn ngoại ngữ và nhu cầu của sinh viên có thể sang các quốc gia có nền công nghệ phát triển để làm việc mức lương có thể đạt đến 3000$ / tháng.

  • Kỹ sư thiết kế, chế tạo các hệ nhúng mới, viết chương trình nhúng lõi điều khiển trong các hệ nhúng như: Điện thoại, tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, robot tự động…
  • Kỹ sư lập trình viên hệ nhúng: Lập trình với các hệ điều hành nhúng trên điện thoại như Android, Tizen, Linux, Windows Phone, RTOS…
  • Kỹ sư Quản trị hệ thống máy tính: Thiết kế, lắp đặt, vận hành máy tính và mạng máy tính, bảo mật an ninh dữ liệu, cứu hộ dữ liệu máy tính, sửa chữa, lắp ráp, cài đặt và tối ưu hệ thống máy tính.

Những địa chỉ sáng giá, tin cậy sau khi tốt nghiệp mà sinh viên có thể làm việc:


  • Kỹ sư lập trình ứng dụng, kiểm thử phần mềm nhúng cho các tập đoàn viễn thông: Samsung, FPT, Nokia, Viettel, Mobile Phone, Vina Phone…
  • Kỹ sư thiết kế, lắp đặt và vận hành các hệ thống máy tính trong các đơn vị, hành chính sự nghiệp nhà nước, các công ty, doanh nghiệp có sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất các thiết bị gia dụng như: LG Electronics, Toshiba, Panasonic…
  • Các nhà máy sản xuất, lắp ráp máy tính của Mỹ như Intel, Dolphin tại Việt Nam
  • Kỹ sư quản lý, vận hành hệ thống điều khiển bằng máy tính, các hệ thống dùng vi điều khiển và PLC tại các nhà máy xí nghiệp có sử dụng các dây truyền tự động hóa, điều khiển tự động.
  • Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực Công nghệ, Kỹ thuật máy tính.

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật máy tính

Môn học đại cương

  1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin
  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  3. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
  4. Ngoại ngữ cơ bản
  5. Giáo dục Thể chất
  6. Giáo dục Quốc phòng
  7. Đại số 
  8. Giải tích 1
  9. Giải tích 2
  10. Vật lý 1
  11. Vật lý 2
  12. Hóa học đại cương 
  13. Tin học đại cương

Môn học chuyên ngành

  1. Tiếng Anh chuyên ngành
  2. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  3. Toán rời rạc
  4. Toán chuyên đề
  5. Mạch và tín hiệu
  6. Điện tử
  7. Mạch logic
  8. Kiến trúc máy tính
  9. Hệ điều hành
  10. Cơ sở dữ liệu
  11. Kỹ thuật lập trình
  12. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin
  13. Mạng máy tính
  14. Hệ vi sử lý
  15. Xử lý tín hiệu số
  16. Hệ thống nhúng
  17. Lập trình thiết kế mạch số
  18. Kỹ năng giao tiếp
  19. Thực tập cơ sở
  20. Thực tập chuyên ngành
  21. Thực tập tốt nghiệp
  22. Đồ án tốt nghiệp

Vậy là các bạn đã cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành kỹ thuật máy tính, hy vọng rằng các bạn đã có những cái nhìn cụ thể về ngành học này. Nhớ Like share để mọi người cùng biết đến nhé!


Vẫn còn rất nhiều ngành nghề khác được đào tạo các bạn có thể tham khảo tại đường link Danh sách các ngành nghề hệ đại học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay!

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close