Nghệ thuật sa thải nhân viên nhà quản lý nào cũng nên biết
Sa thải nhân viên là một chuyện không mấy dễ dàng, nhưng cũng không phải là quá khó khăn đối với cấp quản lý. Để làm tốt việc này đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Bên cạnh đó bạn cũng cần nắm bắt nghệ thuật sa thải nhân viên sao cho “vừa lòng người đi”. Tham khảo bài viết sau đây của Isinhvien để có thêm nhiều gợi ý hay để áp dụng nhé.
Tham khảo một số nghệ thuật sa thải nhân viên dưới đây:
Chắc chắn với quyết định sa thải nhân viên
Nghệ thuật sa thải nhân viên đầu tiên là bạn phải đảm bảo nhân viên hiểu được rằng bạn đã suy xét rất cẩn thận và công bằng theo một quy trình rõ ràng trước khi quyết định cho thôi việc.
Bởi vì sa thải luôn luôn là bước cuối cùng trong cả một quá trình giám sát và xem xét nhân viên. Cho nên không phải lúc nào nhà quản lý cũng cân nhắc thấu đáo để rồi phải hối hận sau này.
Nói cách khác, nếu nhân viên bị buộc thôi việc vì năng lực kém thì việc sa thải chỉ nên diễn ra khi bạn đã có nhiều lần trao đổi và đánh giá về năng lực nhân viên, lên kế hoạch điều chỉnh và những gì nhân viên chưa đạt theo chỉ tiêu công việc được giao.
Tránh kết thúc mọi việc ngay lập tức
Rất nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ vì quá mải mê với công việc hàng ngày mà quên mất là họ phải theo sát và chỉ đạo nhân viên. Phản hồi và mục tiêu công việc là những chỉ dẫn cụ thể nhất giúp nhân viên hiểu được họ phải làm gì để giữ được vị trí này.
Giải quyết vấn đề ngay từ trong trứng nước sẽ tốt hơn là giả vờ như không biết gì và chờ nó tự qua đi. Hãy cân nhắc đến việc đào tạo và giám sát nhân viên để cho họ một cơ hội làm tốt hơn công việc của mình.
Liên tục theo dõi kết quả công việc
Hãy cho nhân viên một khoảng thời gian hợp lý để họ có thể vào nếp. Hãy để mọi việc được thể hiện trên giấy tờ, thể hiện bằng mức doanh thu bạn yêu cầu nhân viên đó đạt được, bằng chỉ tiêu tiêu thụ hàng mà bạn yêu cầu….
Nếu đến mức đó mà nhân viên của bạn vẫn không hề có ý định cố gắng thay đổi, bạn hoàn toàn có lý do để sa thải một cách chính thức và hoàn toàn thỏa đáng vì mọi việc đều thể hiện trên kết quả bằng giấy trắng mực đen, nhân viên của bạn không thể chối cãi hoặc viện lý do được nữa.
Hãy chọn một nơi riêng tư
Nếu bạn đã quyết định sa thải nhân viên của mình, hãy suy nghĩ và chọn một nơi riêng tư để tiến hành cuộc nói chuyện về vấn đề hết sức nhạy cảm này. Có thể là phòng họp của công ty, văn phòng của bạn hoặc văn phòng của nhân viên bạn muốn sa thải.
Hãy chắc chắn cuộc nói chuyện của bạn đảm bảo tính bảo mật. Đây là cách bạn giữ thể diện cho nhân viên của bạn trước những điều không hay về việc bị Sếp sa thải, tránh khiến họ cảm thấy tự ái hoặc bực tức. Hãy tôn trọng họ bằng cách có một cuộc nói chuyện riêng tư thật sự.
Kèm theo một “nhân chứng”
Nếu không muốn nói chuyện riêng tư, bạn có thể yêu cầu thêm sự có mặt của một người khác có liên quan, có thể là người phụ trách nhân sự hoặc nhân viên quản lý dưới quyền bạn có trách nhiệm quản lý người bạn đang có ý định sa thải.
Hãy chắc chắn rằng, việc sa thải này được diễn ra một cách minh bạch và có người làm chứng với những điều bạn nói ra. Đồng thời, nếu có thêm một người có trách nhiệm trong việc này thì sẽ hạn chế được phần nào sự kích động hoặc phản ứng tiêu cực từ nhân viên bị sa thải. Thêm vào đó, sẽ có thêm người an ủi và trấn an tinh thần của người bị sa thải.
Nói ngắn gọn, tránh dài dòng
Thông báo sa thải đến nhân viên, bạn cần có sự chọn lựa đơn giản, thẳng thắn và rõ ràng trong từ ngữ. Đừng lòng vòng, dẫn nhập dông dài kiểu hỏi han chuyện cá nhân rồi mới đi vào vấn đề chính vốn dĩ không vui vẻ gì.
Bạn nói càng ít, càng đi đúng trọng tâm và tỏ ra chuyên nghiệp. Việc nhân viên đó bị sa thải là một điều không quá bất ngờ đối với họ, họ sẽ phải đối mặt với điều đó, hãy nói rõ những gì bạn cần nói ở mức độ cần thiết của sự việc.
Đừng tranh luận
Trong nghệ thuật sa thải nhân viên bạn hãy chỉ nên lắng nghe và không nên phản ứng gì cả. Mất việc đối với một nhân viên là một việc rất kinh khủng, và nhân viên sẽ có thể phải trải qua nhiều giai đoạn cảm xúc khác nhau rồi trút hết nỗi niềm vào bạn.
Hãy cố gắng không trả lời những câu hỏi của họ, chỉ cần bạn lắng nghe và tôn trọng, sau đó hướng nhân viên trở lại thực tế. Bạn có thể nghe hết câu chuyện của họ rồi xin ngừng cuộc nói chuyện cho lần sau khi nhân viên đã bình tĩnh trở lại.
Chú ý đến vấn đề pháp luật
Sa thải nhân viên là phương sách cuối cùng khi nhà lãnh đạo không còn sự lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, nghệ thuật sa thải nhân viên thì nhà quản lý cần đảm bảo quyết định đó không vi phạm pháp luật.
Bởi lẽ, bộ luật lao động ở bất kể quốc gia nào cũng đều có những quy định chặt chẽ, kèm theo các hình phạt dành cho người sử dụng lao động trong trường hợp sa thải nhân viên mà không có lý do chính đáng.
Vì vậy với nghệ thuật sa thải nhân viên, bạn hãy chuẩn bị tất cả mọi lý lẽ để bảo vệ cho quyết định sa thải. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các luật sư có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động để giúp công ty tránh khỏi những rắc rối có thể xảy ra.
Giải đáp tất cả những thắc mắc của nhân viên
Sau khi nhân viên nhận được thông báo dừng công việc lại, chắc chắn họ sẽ dành những câu hỏi cho doanh nghiệp bạn. Có thể đó là những câu thắc mắc về lý do nghỉ việc, và sâu xa hơn là tại sao họ làm tốt việc làm, làm hoàn hảo việc kia nhưng vẫn bị sa thải.
Bạn hãy cố gắng giúp họ giải đáp được tất cả những thắc mắc, như một đáp ứng cuối cùng để khi nghỉ việc, họ không cảm thấy bị xúc phạm hoặc đổ lỗi về phía công ty. Ngoài ra, việc giải đáp thắc mắc này cũng phần nào giúp cho nhân viên có những thay đổi trong các công việc đảm nhận sau này.
Thông báo sa thải trên tinh thần tôn trọng nhân viên
Khi nhân viên không còn là một thành viên hiệu quả trong nhóm hoặc tệ hơn, trở thành một gánh nặng, thì đến lúc cần phải xem xét việc sa thải. Nhưng dù gì đi nữa thì họ cũng đã có một khoảng thời gian làm việc, cống hiến cho công ty. Vậy nên hãy để họ ra đi với một thái độ tôn trọng và lịch sự.
Hãy gửi một thông báo với những ghi nhận đóng góp và cảm ơn vì sự nỗ lực trong suốt thời gian qua cũng là một nghệ thuật sa thải nhân viên. Điều này sẽ giúp công ty nhận được sự tôn trọng từ chính nhân viên của mình.
Trên đây là nghệ thuật sa thải nhân viên nhà quản lý nào cũng nên biết. Isinhvien hy vọng những điều chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều gợi ý hay để áp dụng ngay. Truy cập chuyên mục kỹ năng tìm việc để đọc nhiều bài viết hơn nhé.