Ngành đào tạo

Ngành Việt Nam học là gì? Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm

Ngành Việt Nam học là gì? Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều quốc gia tìm hiểu, nghiên cứu về tiếng Việt và dân tộc Việt Nam. Với sự hấp dẫn như thế, ngành Việt Nam học ra đời như một xu thế tất yếu lưu giữ bản sắc văn hóa nước ta. Vậy ngành Việt Nam học là gì? Chương trình đào tạo, cơ hội việc làm ngành Việt Nam học ra sao? Tất cả sẽ được Isinhvien trình bày trong bài viết dưới đây.

Ngành Việt Nam học là gì?

  • Tên ngành đào tạo: VIỆT NAM HỌC (Vietnamese Studies)
  • Trình độ: Cử nhân
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Tên văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân ngành Việt Nam học (The Degree of Bachelor in Vietnamese Studies)

Bạn muốn trở thành Nhà Việt Nam học? Người có thể hiểu biết nhiều lĩnh vực liên quan đến con người và đất nước Việt Nam về phong tục, tập quán của người Việt trên mọi miền của đất nước Việt Nam. Trong đó có phong tục về cưới hỏi, ma chay, giỗ tết, lễ hội và các văn hoá giao tiếp của người Việt. Ngoài ra, bạn cũng hiểu biết thêm nhiều về lịch sử, văn học, kinh tế… của Việt Nam.


Nếu bạn tham gia học ngành Việt Nam học, bạn sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về Việt Nam học như: kiến thức về văn hoá Việt Nam, lịch sử Việt Nam, văn học Việt Nam… Bạn sẽ là người hiểu biết nhiều về đất nước và con người Việt Nam. Trong quá trình học tại trường, bạn sẽ có dịp được tham gia vào các chuyến học dã ngoại, tham quan một số danh thắng, di tích lịch sử… của đất nước.

Sau khi tốt nghiệp ngành Việt Nam học, với khối lượng kiến thức và kĩ năng đã được đào tạo, bạn có thể độc lập hành nghề hoặc tiếp tục học ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước hoặc ở nước ngoài. Chắc hẳn, đây sẽ là một ngành học hấp dẫn cho những ai muốn hiểu biết nhiều hơn nữa về đất nước và con người Việt Nam.

Ngành Việt Nam học là gì?
Ảnh minh họa – Ngành Việt Nam học là gì?

Mục tiêu đào tạo ngành Việt Nam học

Mục tiêu đào tạo ngành Việt Nam học là đào tạo cử nhân Việt Nam học có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, có kỉ luật, đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức tương đối toàn diện và hệ thống về Việt Nam học.


Bên cạnh đó mục tiêu đào tạo ngành Việt Nam học giúp sinh viên có kĩ năng thực hành về quan hệ quốc tế và năng lực giao tiếp xã hội, sử dụng được một ngoại ngữ trong giao tiếp và trong công tác chuyên môn. Cử nhân Việt Nam học có thể làm việc cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam, nước ngoài, các tổ chức quốc tế.

Những tố chất khi học ngành Việt Nam học

Để có thể học tốt ngành Việt Nam học, bạn cần có những tố chất sau:

  • Có lòng đam mê nghiên cứu với chuyên ngành Việt Nam học
  • Có năng lực về một loại ngôn ngữ bất kỳ, đặc biệt là thông dụng
  • Tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng
  • Biết áp dụng phương pháp tự học
  • Đam mê tìm tòi và nghiên cứu với sách và tài liệu
  • Hiểu về Hán tự và Hán Nôm
  • Có khả năng viết lách
  • Nhạy cảm văn hóa và năng lực cảm thụ văn học cao
  • Tinh thần dân tộc và yêu nước

Cơ sở đào tạo ngành Việt Nam học

Sau khi tìm hiểu về ngành Việt Nam học là gì, mục tiêu đào tạo ngành Việt Nam học, những tố chất khi học ngành Việt Nam học thì hãy cùng Isinhvien tìm hiểu những cơ sở đào tạo ngành Việt Nam học ở nước ta:


  1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG – TP.HCM
  2. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
  3. Đại học HUTECH TP.HCM
  4. Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  5. Đại học Sài Gòn

Cơ hội việc làm ngành Việt Nam học

Cơ hội việc làm ngành Việt Nam học có lẽ là vấn đề được quan tâm nhất khi nhắc đến ngành học này. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Việt Nam học có thể làm việc tại các cơ quan, tổ chức văn hóa, chính trị, xã hội, quan hệ quốc tế, cơ sở giáo dục, khoa học…, ở Việt Nam và nước ngoài.

Cử nhân Việt Nam học có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu về Việt Nam học, văn hóa, lịch sử, văn học, tiếng Việt…, tại các trường đại học, các viện nghiên cứu các tổ chức nghề nghiệp liên quan. Ngoài ra, cử nhân ngành Việt Nam học có khả năng tác nghiệp về báo chí, hướng dẫn viên và quản lý du lịch, các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh về dịch vụ, làm công việc văn phòng, truyền bá tiếng Việt cho người nước ngoài.


Cử nhân Việt Nam học có khả năng làm phiên dịch, biên dịch, tư vấn cho các doanh nghiệp và tập đoàn trong nước và nước ngoài về những vấn đề trực tiếp liên quan đến đất nước và con người Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để họ có được những chính sách, xây dựng kế hoạch đầu tư tại Việt Nam.

Bên cạnh những cơ hội việc làm ngành Việt Nam học như trên, cử nhân Việt Nam học có thể đảm nhiệm công việc trong các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong nước và nước ngoài.

Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học

Môn học đại cương

  1. Triết học Mác – Lênin
  2. Giáo dục thể chất
  3. Kinh tế chính trị Mác – Lênin
  4. Giáo dục Quốc phòng
  5. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  6. Phương pháp nghiên cứu khoa học
  7. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  8. Tin học
  9. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  10. Thống kê xã hội
  11. Ngoại ngữ
  12. Môi trường và phát triển

Môn học chuyên ngành

  1. Nhập môn khu vực học
  2. Lịch sử văn minh thế giới
  3. Xã hội học đại cương
  4. Tiếng Việt nâng cao
  5. Cơ sở ngôn ngữ học
  6. Các dân tộc ở Việt Nam
  7. Địa lý Việt Nam
  8. Kinh tế Việt Nam
  9. Văn học dân gian Việt Nam
  10. Cơ sở văn hoá Việt Nam
  11. Lịch sử văn học Việt Nam
  12. Lịch sử Việt Nam
  13. Ngôn ngữ học đối chiếu
  14. Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại
  15. Ngữ âm tiếng Việt thực hành
  16. Từ vựng tiếng Việt thực hành
  17. Ngữ pháp tiếng Việt thực hành
  18. Các phương tiện liên kết và soạn thảo văn bản

Ngành Việt Nam học vô cùng thú vị đúng không nào? Trên đây là những thông tin Isinhvien muốn chia sẻ đến bạn về ngành Việt Nam học là gì, cơ hội việc làm ngành Việt Nam học,… Bạn có thể tham khảo các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay.  Mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong việc định hướng về ngành học tương lai của mình.


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Nhân văn

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close