Kỹ năng tìm việc

Áp lực học tập là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách giảm stress cho học sinh

Trong môi trường học đường, áp lực học tập có lẽ là điều ai cũng đã từng trải qua. Về lâu dài, tình trạng này khiến bạn mất đi niềm vui, sự hào hứng khi học tập và có nguy cơ mắc phải các vấn đề tâm lý, thể chất. Vậy áp lực học tập là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách giảm stress cho học sinh trước áp lực học tập ra sao. Cùng Isinhvien tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Áp lực học tập là gì?

Không phải chỉ người lớn mới mệt mỏi, căng thẳng và áp lực. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn cũng có nguy cơ đối diện với căn bệnh trầm cảm vì áp lực học tập.

áp lực học tập
Áp lực học tập là gì?

Áp lực học tập là những áp lực xoay quanh việc học tập của học sinh, sinh viên. Đây có thể là việc học quá sức so với sức khỏe của bạn, gây ra các áp lực căng thẳng và stress dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng hơn.


Nguyên nhân gây áp lực học tập

Áp lực là yếu tố không thể thiếu trong quá trình học tập. Nhờ có áp lực, học sinh – sinh viên sẽ có động lực và hoàn thành tốt hơn các kỳ thi. Để khắc phục tình trạng áp lực học tập kéo dài, cần phải xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này:

Áp lực điểm số

Có thể nói áp lực điểm số là nguyên nhân hàng đầu gây ra áp lực học tập. Việc kỳ vọng quá cao về điểm số đôi khi khiến bản thân học sinh cảm thấy stress và chán nản dẫn đến giảm hứng thú vào việc học tập.

Việc các em không đạt điểm cao, khiến lớp có thành tích kém rồi bị thầy cô đánh giá không cao,…. Từ đó bản thân mỗi bạn học sinh tự mang trong mình những áp lực học tập cực kỳ lớn.

Áp lực học tập từ cha mẹ

Một nguyên nhân khác luôn song hành cùng áp lực học tập chính là  kỳ vọng của bố mẹ, người thân dành cho con quá lớn. Sự cố gắng của bạn là có nhưng không như mong muốn vẫn bị các bố mẹ mắng nhiếc hoặc tỏ thái độ phật ý.


Bởi vì trong nhà ai cũng muốn con em học giỏi, có điểm cao và thành tích tốt. Điều đó có thể giúp họ hãnh diện với gia đình, dòng họ và hàng xóm tuy nhiên lại vô tình khiến con em họ áp lực học tập vô cùng.

Chương trình học nặng về lý thuyết

Một trong những yếu tố đẩy tới tình trạng áp lực học tập hiện nay tăng cao đó chính là hệ thống chương trình học đang nặng về mặt lý thuyết. Mà thông thường những kiến thức lý thuyết thường khô khan, khó tiếp thu và khó nhớ do không được áp dụng thực tế nhiều.

Các bạn thường học trước quên sau và sau đó đến mỗi kỳ thi quay lại học thuộc lòng để có thể qua được các kỳ thi. Từ đó bản thân mỗi bạn học sinh tự mang trong mình những áp lực học tập cực kỳ lớn.

Các môn học quá nhiều

Việc trẻ em được bố mẹ cho học thêm các môn năng khiếu hoặc cho tham gia các lớp học thể thao với hy vọng con có thể trở thành một người phát triển toàn diện. Việc này chính là lý do gây nên tình trạng ngày càng có nhiều trẻ em bị áp lực học tập.


Áp lực từ bạn bè cùng lớp

Các bạn học sinh luôn bị so sánh về điểm số, kết quả thi với các bạn bè cùng lớp. Điều đó vô tình tạo ra cho các em thái độ tự ti, mặc cảm, cảm thấy mình kém cỏi, thua bạn bè, không tin vào năng lực của bản thân. Từ đó gây ra áp lực học tập ngày càng nặng.

Những hậu quả mà áp lực học tập gây nên

Áp lực học tập diễn ra trong thời gian ngắn sẽ là động lực để học sinh, sinh viên có thể tăng khả năng tập trung và học tập tốt hơn. Tuy nhiên, nếu áp lực học tập diễn ra trong thời gian dài và bản thân không biết cách điều trị, tâm lý và thể trạng sẽ gặp phải không ít vấn đề.

Kết quả học tập ngày càng sa sút

Việc lúc nào cũng căng thẳng, lo lắng, bị áp lực và lo sợ sẽ khiến cho kết quả học tập của các em học sinh không được cải thiện hơn mà có chiều hướng sa sút đi và không đạt được những thành tích và điểm số như mong muốn.


Không hứng thú với việc học

Chán chường và mất hứng thú khi học tập là biểu hiện thường gặp nhất của áp lực học tập. Dần dần bạn sẽ đánh mất niềm vui, sự hào hứng khi đến trường và có tâm lý học tập để hoàn thành nhiệm vụ.

Ảnh hưởng đến tâm lý học tập

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất, áp lực học tập kéo dài còn khiến bạn có tâm lý chán học, thiếu sự hào hứng và không tìm thấy niềm vui trong quá trình học tập.

Áp lực học tập dẫn đến trầm cảm

Những áp lực học tập hiện nay có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhất đó chính là hội chứng trầm cảm. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần cũng như sức khỏe của bản thân bạn mà còn gây ra nhiều rắc rối và trở thành gánh nặng cho gia đình.

Cách giảm stress cho học sinh trước áp lực học tập

Chắn hẳn với những thông tin về tình hình áp lực học tập hiện nay các bậc làm cha mẹ đã thấu hiểu phần nào những điều con em mình đã đang phải đối mặt. Sau đây là những cách giảm áp lực học tập nên áp dụng:


Nên chia sẻ các khó khăn trong việc học

Đừng cố gắng giải quyết một vấn đề ngoài khả năng, nếu gặp khó khăn trong học tập hãy trao đổi với thầy cô, gia đình và bạn bè. Họ sẽ chỉ dẫn cho bạn những phương pháp hay, những cách giảm áp lực học tập vô cùng hiệu quả, giúp bạn có thể học tập tốt.

Ngủ đủ giấc

Học sinh hay sinh viên nói chung sẽ không ít hoặc nhiều rơi vào tình trạng mất ngủ khi phải ôn luyện cho các kì thi quá nhiều.Khi bạn đang thực hiện kế hoạch học tập của mình, hãy chắc chắn sắp xếp thời gian nghỉ ngơi thích hợp.

ápluwcjhocj tập

Đừng bỏ bê lịch ngủ của bạn. Cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm. Chợp mắt vào buổi trưa để tăng thêm năng lượng. Một giấc ngủ ngắn 30 phút thực sự có thể giúp cải thiện động lực học tập cho bạn nếu như bạn quá mệt mỏi để có thể làm việc hiệu quả.


Nghe nhạc

Nghe một bản nhạc êm dịu, chẳng hạn như nhạc cổ điển, có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng và khiến bạn cảm thấy vui vẻ hơn. Nghe nhạc cũng là cách giảm áp lực học tập.
• Tránh nghe thể loại nhạc gây mất tập trung
• Nhạc cổ điển hoặc nhạc không lời

Luyện tập thể dục đều đặn

Một trong những cách giảm áp lực học tập là luyện tập thể dụng, thể thao. Bạn có thể tập thể dục vào lịch trình của mình bằng cách tập yoga vào buổi sáng, đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường, hoặc ôn tập cho các bài kiểm tra với một người bạn trong khi đi bộ trên máy chạy bộ tại phòng tập thể dục. 

Bắt đầu từ bây giờ và duy trì việc luyện tập thể dục thường xuyên trong suốt cuộc đời có thể giúp bạn sống lâu hơn và tận hưởng cuộc sống của mình nhiều hơn.

Sắp xếp thời gian học hợp lý

Lên kế hoạch thường nhật hay thời gian biểu mỗi ngày để có thể chủ động trong mọi công việc và học tập. Cách giảm áp lực học tập này vô cùng hiệu quả mà các bạn có thể áp dụng mỗi ngày.


Khi thời gian học tập trở nên hợp lý bạn sẽ tránh được việc dồn một khối lượng kiến thức trong cùng một khoảng thời gian. Đồng thời bạn cũng sẽ sắp xếp được cho mình thời gian hợp lý để thư giãn nghỉ ngơi.

Đặt mục tiêu phù hợp với năng lực của mình

Học tập phải có mục tiêu tuy nhiên nó cần phải phù hợp với năng lực và khả năng của bản thân. Đừng cố gắng để đạt được mục tiêu quá cao so với năng lực, nó sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực học tập nặng hơn.

Hít thở êm dịu

Khi cơ thể của bạn đang trải qua phản ứng về áp lực học tập, bạn thường không suy nghĩ rõ ràng mọi thứ. Một cách giảm áp lực học tập nhanh chóng là bạn bình tĩnh thực hành các bài tập thở. 

Những điều này có thể được thực hiện hầu như ở bất cứ đâu để giảm bớt căng thẳng trong vài phút, và đặc biệt hiệu quả để giảm lo lắng trước hoặc thậm chí trong khi kiểm tra, cũng như trong những thời điểm khác khi cảm thấy căng thẳng. 


Hãy nghỉ ngơi

Một cách giảm áp lực học tập khác là bạn phải cân bằng giữa việc học ở trường và cuộc sống. Để làm điều này, bạn phải nghỉ giải lao và dành thời gian đó không nghĩ đến việc học. Dùng thời gian này chỉ để nghỉ ngơi, tập thể dục hoặc ăn gì đó.

  • Hãy đi dạo. Việc đi bộ sẽ giúp bạn rèn luyện cơ thể cũng như hấp thụ đủ lượng ánh sáng mặt trời cần thiết. Ánh sáng mặt trời sẽ giúp chúng ta cải thiện tâm trạng.
  • Đi ăn tối với bạn bè. Hãy chắc chắn là bạn phải cười , cười thật tươi và trò chuyện về những thứ bên ngoài việc học.
  • Đi du lịch hoặc nghỉ ngơi tại nhà.
  • Sắp xếp 1 ngày nghỉ trong tuần để bản thân không động đến chuyện học hành.

Không quá áp lực vào điểm số

Trong các kì thi điểm số là yếu tố quan trọng nhưng đừng quá áp lực bản thân với những mục tiêu quá cao và xa. Điểm số không phải là tất cả vì vậy hãy bớt quan trọng hóa số điểm của các bạn.


Chỉ có như vậy mới là cách giảm áp lực trong học tập cho chính bạn. Hãy cứ thoải mái học tập và thể hiện bằng khả năng mình có, cố gắng hết mình đã là một thành công rồi đấy!

Trên đây là những chia sẻ của Isinhvien về khái niệm áp lực học tập là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách giảm stress cho học sinh trước áp lực học tập. Hãy chuẩn bị cho gia đình và bản thân những kiến thức về tâm lý này để có thể đưa ra cách giải quyết phù hợp và hiệu quả nhất. Truy cập chuyên mục kỹ năng tìm việc để đọc nhiều bài viết hơn nhé.

Bài viết khác liên quan đến Áp lực


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close