Kỹ năng tìm việc

Tổng hợp những bài phỏng vấn mẫu thường gặp khi xin việc

Trước khi tới buổi phỏng vấn, bạn nên tham khảo trước những bài phỏng vấn mẫu để biết những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra cho mình. Việc chuẩn bị trước sẽ giúp bạn có được tâm thế thoải mái và trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách trôi chảy hơn. Tham khảo những bài phỏng vấn mẫu của Isinhvien để có sự chuẩn bị tốt nhất

bài phỏng vấn mẫu

Vì sao cần tham khảo bài phỏng vấn mẫu và cách trả lời?

Việc phỏng vấn xin việc thời nay trở nên khó khăn hơn trước vì có quá nhiều ứng viên đăng ký cùng thời điểm cũng như cùng vị trí công việc. Tỉ lệ chọi càng lớn thì những câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng đưa ra càng nhiều thách thức dành cho bạn.

Việc tham khảo các bài phỏng vấn mẫu chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn xin việc sẽ trở thành cơ hội tốt để ghi điểm trong mắt họ nếu bạn có một câu trả lời thích hợp nhất. Bạn sẽ cảm thấy các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn có phần quen thuộc, hay được lặp đi lặp lại trong các buổi phỏng vấn khác nhau. Chính vì thế, việc chuẩn bị trước cho mình một bài phỏng vấn mẫu là rất cần thiết.


Bài phỏng vấn mẫu giới thiệu thông tin bản thân và đánh giá năng lực

Sẽ có đến hơn 80% nhà tuyển dụng sẽ ứng dụng câu hỏi giới thiệu về thông tin cá nhân trong buổi phỏng vấn của mình. Không quá khó để trả lời đúng không nào? Tuy nhiên bạn cũng cần phải chuẩn bị bài phỏng vấn mẫu một cách chỉnh chu nhất để tránh sai sót đáng tiếc nhé!

Mục câu hỏi đánh giá năng lực, đây sẽ là trọng tâm của bài phỏng vấn mẫu. Các câu hỏi trong phần này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tổng quan trình độ của bạn.

Sau đây là các câu hỏi trong bài phỏng vấn mẫu và cách trả lời bạn có thể áp dụng:

Anh/chị hãy giới thiệu về bản thân của mình?

Đây là câu hỏi đầu tiên thường xuất hiện trong bài phỏng vấn mẫu. Tại đây nhà tuyển dụng sẽ đặt ra câu hỏi: “Bạn hãy tự giới thiệu về bản thân”. Câu hỏi này là cơ hội tốt để bạn tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng. Vì vậy bạn hãy trả lời ấn tượng nhất, thu hút nhà tuyển dụng tạo ấn tượng ngay từ đầu tiên.


Bạn nên trình bày ngắn gọn những thông tin có ý nghĩa cung cấp cho nhà tuyển dụng. Bạn có thể bắt đầu bằng cách chia sẻ một số sở thích và kinh nghiệm cá nhân không liên quan trực tiếp đến công việc.

Chẳng hạn như sở thích yêu thích hoặc bản tường trình ngắn gọn về nơi bạn lớn lên, trình độ học vấn và điều gì thúc đẩy bạn.

Lưu ý: Tránh đừng “nâng cao” bản thân quá, hãy giới thiệu một cách trung thực nhất. Tùy vào tính chất ngành nghề phỏng vấn mà bạn có thể trình bày theo các phong cách dí dỏm, sáng tạo hay nghiêm túc.

Tại sao chúng tôi nên chọn bạn thay vì những ứng viên khác?

Đây là câu hỏi thứ 2 thường xuất hiện trong bài phỏng vấn mẫu. Khi được hỏi về vấn đề này thì bạn nên ngầm hiểu rằng nhà tuyển dụng đang muốn đánh giá năng lực và kỹ năng ứng xử của bạn có phải người phù hợp cho công việc.

Hãy chuẩn bị các lý do để giải thích tại sao bạn là ứng viên nên được tuyển dụng. Hãy trả lời tập trung trả lời vào những kinh nghiệm làm việc mà bạn có. Có thể chia sẻ những kỹ năng đặc biệt và tố chất phù hợp với công việc này.


Vì vậy bạn có thể tạo ra một câu trả lời phù hợp với những gì người phỏng vấn đang tìm kiếm.

Lý do bạn chọn công ty chúng tôi?

Câu hỏi phỏng vấn này thường xuyên xuất hiện trong bài phỏng vấn mẫu. Đáp án câu trả lời này giúp bạn có cơ hội cho nhà tuyển dụng biết bạn biết gì về công việc và công ty. Vì vậy hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ về công ty, các sản phẩm, dịch vụ, văn hóa và sứ mệnh của công ty.

Ứng viên hãy trình bày cụ thể điều gì khiến bạn phù hợp với công ty này. Đồng thời đề cập đến các khía cạnh của công ty và vị trí thu hút bạn nhất.

Bạn đã có kinh nghiệm gì cho công việc này?

Các nhà tuyển dụng sử dụng câu hỏi này để tìm hiểu xem kinh nghiệm làm việc trước đây bạn phù hợp với công việc như thế nào. Điều quan trọng là bạn phải giải thích kinh nghiệm này sẽ giúp ích như thế nào cho nhà tuyển dụng nếu bạn được chọn.


Nếu không có kinh nghiệm cụ thể thì bạn có thể chia sẻ những kỹ năng liên quan của mình. Miễn sao nó phù hợp với những tiêu chí công việc bạn đang ứng tuyển.

Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?

Người phỏng vấn muốn biết lý do tại sao bạn rời bỏ công việc của mình. Bạn hãy mô tả lý do đó theo cách tích cực nhất có thể. Bạn chỉ cần đưa ra câu trả lời trung thực và phản ánh hoàn cảnh cụ thể nhưng vẫn mang tính tích cực.

Lưu ý đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, sếp cũ hoặc chê bai về chế độ đãi ngộ của công ty đã từng làm việc nhé!

Điểm mạnh nhất của bạn là gì?

Đây là một trong những câu hỏi mà các nhà tuyển dụng hầu như luôn đặt ra để xác định xem bạn có đủ tiêu chuẩn cho vị trí đó hay không. Khi bạn được hỏi về điểm mạnh lớn nhất của mình, điều quan trọng là phải nhớ nêu những ưu điểm liên quan với vị trí mà bạn đang ứng tuyển và một số thành tựu đạt được nhờ điểm mạnh ấy ở công ty trước.


Một số điểm mạnh có thể chia sẻ với nhà tuyển dụng:

  • Trình độ chuyên môn giỏi, có nhiều kinh nghiệm
  • Giỏi ngoại ngữ
  • Giỏi tin học văn phòng
  • Là người có trách nhiệm, trung thực
  • Là người làm việc chuyên nghiệp
  • Kỹ năng giao tiếp tốt,…

Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

Một câu hỏi điển hình trong bài phỏng vấn mẫu là nhà tuyển dụng sẽ hỏi là về điểm yếu của bạn. Câu hỏi này bạn phải trả lời cẩn thận, vì yếu điểm cá nhân có khi lại trở thành sự bất lợi cho công việc.

Cách trả lời tốt nhất là bạn chia sẻ một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong đó.

Một số điểm yếu thường gặp:

  • Chưa biết cách trình bày những suy nghĩ của bản thân
  • Ngại giao tiếp
  • Kỹ năng thuyết trình chưa tốt
  • Ngoại ngữ không phải là thế mạnh

Ví dụ bạn có thể trả lời điểm yếu về các kỹ năng bạn đã cải thiện, cung cấp các trường hợp cụ thể về cách bạn đã nhận ra điểm yếu. Quan trọng nhất là bạn nhận thức được điểm yếu của mình, thực hiện các bước để sửa chữa nó như thế nào.


>> Có thể bạn quan tâm: 6 Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV dễ “đậu” nhất

Bạn xử lý căng thẳng và áp lực như thế nào?

Bạn xử lý căng thẳng và áp lực như thế nào là một câu hỏi khá hay bạn nên lưu ý trong bài phỏng vấn mẫu của Isinhvien.

Những nội dung cần có để trả lời câu hỏi “ăn đứt” nhà tuyển dụng:

  • Cho nhà tuyển dụng thấy những căng thẳng, áp lực bạn đang trải qua.
  • Làm nổi bật bản thân khi đưa ra những cách giải quyết.
  • Nhấn mạnh căng thẳng, áp lực là điều tất yếu khi làm việc.
  • Trả lời câu hỏi tự tin, suôn sẻ và tránh ấp úng.

Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi trong bài phỏng vấn mẫu này là chia sẻ một ví dụ về cách bạn đã xử lý thành công căng thẳng tại nơi làm việc và giải thích cách bạn vượt qua nó; hoặc thậm chí sử dụng nó để làm lợi thế cho bạn.

Kỳ vọng về mức lương của bạn như thế nào?

Bạn được lợi thế khi người phỏng vấn tìm việc làm yêu cầu đưa ra mức lương trước. Nếu bạn đã nắm chắc được mức lương tương đương ở vị trí này thì hãy thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình.


Còn nếu bạn không chắc chắn mức lương được hưởng thì cũng không nên đưa ra một con số cụ thể. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình.

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Câu hỏi này được thiết kế để tìm hiểu xem bạn sẽ gắn bó lâu dài với công ty hay sẽ nhảy việc ngay sau khi bạn tìm thấy một cơ hội tốt hơn. Vì vậy câu trả lời của bạn nên tập trung vào mục tiêu nghề nghiệp trước mắt là công việc và công ty.

Đồng thời nhắc lại với người phỏng vấn rằng vị trí tuyển dụng đó phù hợp với mục tiêu dài hạn của bạn.

Bài viết trên đây về chủ đề bài phỏng vấn mẫu đã liệt kê những câu hỏi thường gặp nhất và cách trả lời ấn tượng để bạn tham khảo. Isinhvien hy vọng chúng sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và đạt được vị trí công việc mà bạn mơ ước.


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close