Kế Toán Tài Chính

Doanh thu là gì? Công thức tính doanh thu chuẩn nhất

Doanh thu là một chỉ số tài chính đặc biệt quan trọng khi đánh giá hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nào đó. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ doanh thu là gì, công thức tính doanh thu như thế nào và có ý nghĩa ra sao, vì vậy bài viết dưới đây Isinhvien sẽ làm rõ điều này.

công thức tính doanh thu

Định nghĩa doanh thu là gì?

Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay cá nhân nào đó bao gồm: bán hàng, cung cấp dịch vụ và các hoạt động khác. Nói cách khác doanh thu chính là thu nhập của cá nhân hay tổ chức đó, căn cứ vào doanh thu thực tế để đưa ra báo cáo doanh thu.

Các loại doanh thu thường gặp:

  • Doanh thu từ hoạt động tài chính
  • Doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản
  • Tiền thu từ tiền lãi gửi ngân hàng, đầu tư trái phiếu, cho vay,..
  • Tiền thu từ nguồn tính chênh lệch lãi khi bán ngoại tệ, chuyển nhượng cửa hàng, quán,…
  • Lãi thu từ việc giao dịch chứng khoán
  • Doanh thu bất thường (khoản thu không thường xuyên và chỉ thu khoản này ở một thời gian nhất định nào đó)

Công thức tính doanh thu và ví dụ

Doanh thu của các công ty kinh doanh sản xuất được tính theo công thức sau:


Doanh thu = Giá trung bình của sản phẩm  x  Số đơn vị đã bán

Doanh thu của các công ty kinh doanh dịch vụ được tính như sau:

Doanh thu = Số lượng khách hàng x Giá dịch vụ trung bình

Ví dụ công thức tính doanh thu

Năm 2020, công ty A đã bán được 1.000 bảng điều khiển trò chơi với giá 350 đô la một chiếc.

Doanh thu bán hàng = 1.000 x 350 = 350.000 đô la

Phân biệt doanh thu, doanh thu ròng và doanh thu thuần

Tiêu chíDoanh thuDoanh thu ròngDoanh thu thuần
Khái niệmDoanh thu là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay cá nhân nào đó bao gồm: bán hàng, cung cấp dịch vụ và các hoạt động khác. Nói cách khác doanh thu chính là thu nhập của cá nhân hay tổ chức đó, căn cứ vào doanh thu thực tế để đưa ra báo cáo doanh thu.Là khoản lợi nhuận sau khi đã hoàn tất việc chi trả các chi phí thuế, bảo trì, khấu hao, …Doanh thu thuần là khoản lợi nhuận thực của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí liên quan về thuế : thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm giá bán hàng, lợi nhuận thu được nhưng bị hoàn trả lại, chiết khấu, thuế xuất khẩu.
Công thức tính doanh thuCông thức tính doanh thu của các công ty kinh doanh sản xuất như sau:
Doanh thu = Giá trung bình của sản phẩm x Số đơn vị đã bán
Doanh thu của các công ty kinh doanh dịch vụ được tính như sau:
Doanh thu = Số lượng khách hàng x Giá dịch vụ trung bình
Công thức tính doanh thu ròng như sau:
Doanh thu ròng = tổng doanh thu – các chi phí về thuế, chi phí để sản xuất kinh doanh, chi phí trả nợ
Công thức tính doanh thu thuần như sau:
Doanh thu thuần = tổng doanh thu – ( thuế gián thu + chiết khấu bán hàng + giảm giá + khoản hàng bị trả )
Bảng so sánh doanh thu, doanh thu ròng, doanh thu thuần

Ý nghĩa của doanh thu

Doanh thu là mạch máu của một công ty, vì nó là thứ cho phép công ty trả lương cho nhân viên, mua hàng tồn kho, trả tiền cho nhà cung cấp, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, xây dựng bất động sản, nhà máy và thiết bị mới (PP&E) và tự duy trì.


Nếu một công ty không có đủ doanh thu để trang trải các khoản trên, thì công ty đó sẽ cần sử dụng số dư tiền mặt hiện có trên bảng cân đối kế toán của mình. Tiền có thể đến từ hoạt động tài trợ, nghĩa là công ty đã vay tiền (trong trường hợp nợ), hoặc huy động nó (trong trường hợp vốn chủ sở hữu).

Để thực hiện phân tích toàn diện về một doanh nghiệp, điều quan trọng là phải biết ba báo cáo tài chính được liên kết như thế nào và xem cách một công ty sử dụng doanh thu bán hàng của mình để tài trợ cho doanh nghiệp hoặc phải chuyển sang các lựa chọn tài chính thay thế để tài trợ cho doanh nghiệp.

Trên đây, Isinhvien đã giúp bạn giải đáp các vấn đề về công thức tính doanh thu cũng như ý nghĩa của nó. Hi vọng thông tin này sẽ hữu ích đối với độc giả, nếu có câu hỏi nào giành cho Isinhvien về nội dung trên có thể để dưới phần comment của bài viết. Bạn đọc có thể truy cập chuyên mục Kế toán tài chính để cập nhật các bài viết mới nhất của Isinhvien nhé.


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close