Kế Toán Tài Chính

EPS là gì? Công thức tính EPS và ví dụ cụ thể nhất

EPS là một thước đo có thể đóng vai trò như một đại diện cho tình trạng tài chính của một công ty. EPS thường được các nhà phân tích và thương nhân sử dụng để đánh giá sức mạnh tài chính của một công ty.

Cùng Isinhvien tìm hiểu EPS là gì, công thức tính EPS thế nào và tại sao chỉ số này lai đóng vai trò quan trọng như vậy nhé.

công thức tính EPS
Chỉ số EPS

EPS là gì?

EPS là viết tắt của Thu nhập trên mỗi cổ phiếu, hay phần lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu thường của các cổ đông, sau khi đã trừ đi cổ tức ưu đãi. Chỉ số EPS được các nhà phân tích sử dụng như một chỉ báo về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Các nhà phân tích và thương nhân thường sử dụng công thức tính EPS để đánh giá sức mạnh tài chính của một công ty. Nó thường được coi là một trong những biến số quan trọng nhất trong việc xác định giá trị của một cổ phiếu. Nhiều nhà đầu tư vẫn coi EPS như một thước đo khả năng sinh lời của một công ty. 


EPS cao hơn có nghĩa là một công ty có đủ lợi nhuận để trả nhiều tiền hơn cho các cổ đông của mình. Ví dụ: một công ty có thể tăng cổ tức khi thu nhập tăng theo thời gian.  

Các nhà đầu tư thường so sánh EPS của hai công ty trong cùng một ngành để biết được công ty đó đang hoạt động như thế nào so với các công ty cùng ngành. Các nhà đầu tư cũng có thể chú ý đến các xu hướng tăng trưởng EPS để hiểu rõ hơn về mức lợi nhuận của một công ty trong quá khứ và hiểu được triển vọng tương lai của công ty. Một công ty có EPS tăng đều đặn được coi là khoản đầu tư đáng tin cậy hơn một công ty có EPS đang giảm hoặc thay đổi đáng kể.

Công thức tính EPS

Để tính chỉ số EPS cơ bản của một doanh nghiệp, bạn sẽ cần đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh để thu nhặt các số liệu cần thiết sau:

  • Khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.
  • Chi trả cổ tức ưu đãi (nếu có).
  • Lợi nhuận sau thuế.

Công thức tính EPS cơ bản như sau:


Công thức tính EPS

Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?

Sau khi nắm được công thức tính EPS rồi, lại phát sinh thêm một vấn đề nữa là bạn không biết chỉ số EPS bao nhiêu được xem là tốt? Nếu bạn đã từng tìm hiểu về ROE thì bạn có thể thấy ROE > 15% bền vững ít nhất 3 năm, có xu hướng gia tăng thì sẽ tốt.

Một mệnh giá cổ phiếu là 10000 đồng (lưu ý mệnh giá cổ phiếu khác với giá trị sổ sách và giá cổ phiếu bạn nhé). Tất cả các doanh nghiệp niêm yết ở 3 sàn VN-INDEX, HNX, UPCOM đều có mệnh giá duy nhất là 10000 đồng.

Chính vì vậy, 1 doanh nghiệp được đánh giá là làm ăn tốt khi doanh nghiệp đó có chỉ số EPS > 1500 đồng và duy trì nhiều năm, có xu hướng tăng. Ít nhất thì EPS cũng phải > 1000 đồng.

Ví dụ về cách tính chỉ số EPS

Xét ví dụ về cổ phiếu của CTCP Sữa Việt Nam (VNM) và CTCP Tập đoàn Thép Hòa Phát (HPG)


Trong kỳ, VNM sử dụng 785 tỷ đồng trả cổ tức ưu đãi.

Cổ PhiếuLợi Nhuận Sau ThuếCổ Tức Ưu ĐãiKLCP Bình QuânEPS Cơ Bản
VNM10.2957851.741(10.295 – 785)/1.741 = 5463.4
HPG8.01502.1248.015/2.124 = 3773.5
Bảng ví dụ

Với cổ phiếu VNM, lợi nhuận sau thuế 4 quý gần nhất đạt 10.295 tỷ đồng và khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành là 1.741 tỷ cổ phiếu.

Vậy chỉ số EPS của VNM sẽ là:

EPS (VNM) = (10.295 – 785) tỷ đồng/ 1.741 tỷ cổ phiếu = 5.463 (đồng/ cổ phiếu).

EPS = 5.463 > 1.500 đồng, và nhiều năm bền vững => Vinamilk là công ty tốt

Tương tự với cổ phiếu HPG, lợi nhuận sau thuế 4 quý gần nhất đạt 8.015 tỷ đồng và khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành là 2.124 tỷ cổ phiếu.

Trong kỳ, HPG không trả cổ tức ưu đãi.


Do đó,

EPS (HPG) = 8.015 tỷ đồng/ 2.124 tỷ cổ phiếu = 3.773 (đồng/ cổ phiếu).

EPS = 3.773 > 1.500 đồng, và nhiều năm bền vững => HPG là công ty tốt

Việc tính toán chỉ số EPS khá đơn giản, tuy nhiên điều quan trọng là bạn cần nắm được ý nghĩa cũng như cách sử dụng chỉ số EPS.

Ưu nhược điểm của chỉ số EPS

Ưu điểm

  • Phản ánh với Giá cổ phiếu: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu là một trong những yếu tố có tác động đáng kể đến giá cổ phiếu. Một công ty có EPS cao sẽ có giá cổ phiếu cao hơn.
  • Lợi nhuận thực tế cho nhà đầu tư: EPS phản ánh lợi nhuận cho cổ đông. Công cụ này xác định chính xác số tiền lợi nhuận mà các cổ đông nhận được từ khoản đầu tư của họ để cộng thêm vào lợi nhuận vốn.
  • Dễ dàng tính toán: Việc tính toán EPS rất đơn giản và dễ hiểu, chúng ta chỉ cần lấy tổng lợi nhuận và chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Cả hai số liệu có thể được tìm thấy trong báo cáo tài chính.
  • Đo lường hiệu quả hoạt động của công ty: Nó là một trong những công cụ để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. Tỷ lệ này càng cao, công ty đang hoạt động tốt hơn.

Nhược điểm

  • Dễ bị bóp méo: Ban quản lý có thể điều chỉnh thu nhập bằng cách sử dụng các phương pháp và chính sách kế toán khác nhau.
  • Không tính đến giá cổ phiếu: Khi chúng ta đánh giá hoạt động của công ty bằng cách sử dụng EPS, chúng ta hoàn toàn bỏ qua giá cổ phiếu.
  • EPS âm: Khi công ty làm ăn thua lỗ, sẽ có một mức EPS âm. Rất khó để đo lường công ty có EPS âm.

EPS ngoài việc được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp còn là một trong những chỉ số phân tích nhanh được sử dụng phổ biến khi đánh giá cổ phiếu trên thị trường. Qua nội dung trên, Isinhvien hy vọng bạn đã nẵm rõ công thức tính EPS, nhớ truy cập chuyên mục Kế toán tài chính để cập nhập các bài viết mới nhất nhé.


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close