Ngành đào tạo

Ngành kỹ thuật hệ thống truyền thông là gì? – Học gì? – Làm gì?

Nhu cầu về tuyển dụng đối với các kỹ sư hệ thống truyền thống ở một số lĩnh vực nhất định là vô cùng lớn. Sự tăng trưởng ổn định và nhu cầu thị trường lớn làm cho nó trở thành một sự lựa chọn nghề nghiệp có thể đem lại một tương lai vững chắc. Hãy cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành học này nhé.

Ngành kỹ thuât hệ thống truyền thông là gì?

  • Ngành đào tạo: KỸ THUẬT HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG (Communication System Engineering)
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 5 năm
  • Ngành kỹ thuật hệ thống truyền thông hiểu đơn giản truyền thông chính là quá trình chia sẻ dữ liệu, chương trình và thông tin giữa hai hoặc nhiều thiết bị truyền thông. Hiện nay với sự tiến bộ không ngừng nghỉ của công nghệ thì đã có rất nhiều các thiết thiết bị hỗ trợ cho quá trình truyền thông, truyền tải dữ liệu.
Ảnh minh họa kỹ thuật hệ thống truyền thông
Ảnh minh họa kỹ thuật hệ thống truyền thông

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung

– Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hệ thống Truyền thông nhằm trang bị cho người tốt nghiệp kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức kỹ thuật chuyên ngành vững chắc, năng lực thực hành nghề nghiệp thành thạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế – xã hội, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành Hệ thống Truyền thông, có chuẩn mực đạo đức cao trong nghề nghiệp, trung thành với Tổ quốc, phục vụ tốt đất nước và xã hội.


– Người tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hệ thống Truyền thông có đủ kiến thức về lý thuyết và thực hành để có thể tham gia xây dựng dự án, thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành các hệ thống truyền thông trong vị trí công việc của kỹ sư thiết kế, kỹ sư vận hành và quản lý sản xuất. Có khả năng tự nghiên cứu, tự đào tạo, hoàn thiện và phát triển năng lực chuyên môn.

Mục tiêu cụ thể

Người tốt nghiệp chương trình đại học ngành Kỹ thuật Hệ thống Truyền thông cần có những kiến thức, kỹ năng, thái độ và phẩm chất như sau:

– Khả năng áp dụng kiến thức cơ bản về khoa học và kỹ thuật để nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo và hiệu quả những vấn đề trong lĩnh vực truyền thông, đặc biệt là truyền thông đa phương tiện.

– Khả năng xây dựng và tiến hành thực nghiệm, đo lường, thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu trong các hệ thống truyền thông hiện đại.


– Khả năng thiết kế và triển khai các hệ thống hoặc các phần khác nhau của hệ thống cho quá trình trao đổi thông tin đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế ràng buộc như kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo lý, sức khỏe và an toàn lao động, khả năng chế tạo và phát triển bền vững. Có đủ kiến thức nghề nghiệp và hiểu biết về xã hội để có những ứng xử đúng mực theo đạo lý và pháp luật trong quá trình hành nghề.

– Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế. Có khả năng tổng hợp các kiến thức về các nguyên lý trong các ngành kỹ thuật khác để bổ trợ cho Kỹ thuật Hệ thống thông tin.

– Có đủ năng lực để trở thành giảng viên giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng nếu được đào tạo nâng cao hoặc trở thành những nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu. Có khả năng trao đổi, bàn bạc, thảo luận ở cả hai dạng nói và viết một cách có hiệu quả với các nhà khoa học, các kỹ sư, .v.v. về các vấn đề chuyên môn cùng các giải pháp giải quyết chúng. Hơn nữa, cần phải nói và viết tiếng Anh thành thạo để có thể cập nhật những thành tựu khoa học mới nhất liên quan.


– Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, xã hội, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.

– Ý thức được giới hạn về kiến thức của bản thân và để từ đó thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng tự học và nâng cao trình độ suốt đời.

– Năng lực tìm tòi, tiếp cận, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế của kỹ thuật truyền thông.

– Ý thức cao được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp xây dựng nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến và sự phồn vinh của đất nước.

Học ngành kỹ thuật hệ thống truyền thông cần có tố chất gì?

Để có thể học tập và làm việc hiệu quả ngành kỹ thuật truyền thông thì sinh viên cần có những tố chất sau:


  • Đam mê với công nghệ, phần mềm;
  • Nhanh nhẹn, nhạy bén và có khả năng tư duy tốt;
  • Chính xác và thận trọng trong công việc;
  • Chịu được áp lực công việc tốt;
  • Có trí thông minh và khả năng sáng tạo;
  • Ham học hỏi và cập nhật kiến thức mới;
  • Có khả năng ngoại ngữ tốt;
  • Có khả năng làm việc nhóm.

Học ngành kỹ thuật hệ thống truyền thông ra trường làm gì?

Các kỹ sư hệ thống có thể tìm được việc làm trong bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào và họ cũng có khả năng quản lý các hệ thống khác nhau, có thể kể đến như:

  • Các chương trình quốc phòng quân sự.
  • Hệ thống quản lý nước.
  • Hệ thống điện thoại.
  • Hệ thống điện lực.
  • Hệ thống công nghệ thông tin.

Chương trình trình đào tạo ngành kỹ thuật hệ thống truyền thông

Môn học đại cương

  1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-lenin
  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  3. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
  4. Ngoại ngữ cơ bản
  5. Giáo dục thể chất
  6. Giáo dục quốc phòng – an ninh
  7. Đại số
  8. Giải tích 1
  9. Giải tích 2
  10. Vật lý 1
  11. Vật lý 2
  12. Hóa học đại cương
  13. Tin học đại cương

Môn học chuyên ngành

  1. Lý thuyết mạch 
  2. Cấu kiện điện tử
  3. Điện tử số
  4. Xử lí số liệu 
  5. Điện tử tương tự
  6. Kỹ thuật vi sử lý
  7. Thông tin số
  8. Mạng thông tin 
  9. Thông tin vô tuyến
  10. Lý thuyết thông tin 
  11. Trường điện từ
  12. Truyền thông đa phương tiện
  13. Angten, truyền sóng và siêu cao tần
  14. Hệ thống viễn thông
  15. Đo lường và đánh giá hiệu năng mạng truyền thông
  16. Đồ án môn học

Vậy là các bạn đã cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành kỹ thuật hệ thống truyền thông. Hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành học này. Nhớ like và share để mọi người cùng biết đến nhé.


Vẫn còn rất nhiều ngành nghề khác để các bạn có thể tham khảo Danh sách các ngành nghề hệ đại học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Chúc các bạn có thể chọn được ngành nghề mình mong ước!

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close