Ngành đào tạo

Ngành Địa chất học là gì? – Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm

Ngành Địa chất học hiện đang được rất nhiều sĩ tử quan tâm, các bán đang không biết địa chất học gồm những chuyên ngành nào? Cơ hội việc làm ra sao? hãy cùng Isinhvien tìm hiểu về ngành Địa chất học này nhé!

Ngành Địa chất học là gì?

  • Ngành đào tạo: ĐỊA CHẤT (Geology)
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Địa chất học (tiếng Anh là Geology) là môn khoa học nghiên cứu về Trái đất, các vật liệu hình thành Trái đất, cấu trúc của những vật liệu đó, và các quá trình hoạt động của chúng. Nó bao gồm các nghiên cứu về nguồn gốc các sinh vật trên hành tinh của chúng ta. Một phần quan trọng của Địa chất học là nghiên cứu về thành phần, nguồn gốc, các quá trình, cấu trúc của Trái đất đã thay đổi như thế nào theo thời gian.
  • Ngành Địa chất học tập trung nghiên cứu về cấu trúc, đặc điểm vật lý, động lực, và lịch sử của các vật liệu trên Trái đất, kể cả các quá trình hình thành, vận chuyển và biến đổi của các vật liệu này. Giải quyết các vấn đề của địa chất liên quan đến rất nhiều chuyên ngành khác nhau. Lĩnh vực này cũng rất quan trọng trong việc khai thác khoáng sản và dầu khí. Ngoài ra, nó cũng nghiên cứu giảm nhẹ các tai biến tự nhiên và cổ khí hậu cùng các lĩnh vực kỹ thuật khác.

Mục tiêu đào tạo của ngành Địa chất học

Mục tiêu chung: Đào tạo cử nhân Địa chất có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt.


Mục tiêu cụ thể: Trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học xã hội, nhân văn và những kiến thức cơ bản về toán, lý, hoá và sinh học để tạo cho sinh viên  có một nền học vấn toàn diện ở trình độ đại học. Trên nền kiến thức chung đó chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hiện đại về lý luận, kỹ năng và phương pháp nghiên cứu thuộc ngành Địa chất nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân Địa chất có khả năng giảng dạy ở các nhà trường, có khả năng nghiên cứu, làm việc ở các trung tâm và viện nghiên cứu, các đơn vị tìm kiếm và thăm dò địa chất, cũng như các cơ quan quản lý, sản xuất kinh doanh thuộc trung ương hoặc địa phương.

Kỹ sư địa chất
Ảnh minh họa Kỹ sư địa chất

Những tố chất cần có để học ngành Địa chất học

Để có thể theo ngành Địa chất học thì sinh viên cần một số tố chất sau:


  • Nhanh nhẹn, tư duy nhạy bén, bình tĩnh.
  • Có tư duy logic, phân tích, tổng hợp, có sự sáng tạo, tìm tòi.
  • Cần cù, chịu khó, tỉ mỉ, tính tự giác và trung thực trong công việc.
  • Ngoài ra còn cần trau dồi các kiến thức chuyên ngành, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng làm việc nhóm.
  • Yêu thích các môn khoa học tự nhiên như toán, vật lý, hóa học, sinh vật, địa lý.
  • Yêu thích sự tìm tòi, khám phá, biết phân tích tư duy tổng hợp, có tính logic cao.
  • Cần cù, chịu khó, tính tự giác và trung thực cao trong công việc.
  • Trình độ ngoại ngữ và tin học tốt.

Học ngành Địa chất học ra trường làm nghề gì?

Khoa học môi trường là ngành học sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí trong ngành như:

  • Địa chất học: Nghiên cứu địa chất phục vụ việc tìm kiếm các khoáng sản có ích.
  • Địa chất thủy văn: Nghiên cứu địa chất để tìm kiếm, khai thác, xử lý các nguồn nước dưới lòng đất phục vụ cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp v.v…
  • Địa chất công trình – địa kỹ thuật: Nghiên cứu địa chất phục vụ cho xây dựng các dạng công trình khác nhau, đề xuất và thiết kế giải pháp xử lý nền móng công trình.
  • Nguyên liệu khoáng: Nghiên cứu địa chất phục vụ tìm kiếm khoáng sản và các công nghệ tiên tiến chế biến khoáng sản.
  • Địa sinh thái và công nghệ môi trường: Nghiên cứu địa chất ở góc độ khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường địa chất.
  • Nhà khoa học địa chất: Xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học góp phần giải quyết những nhiệm vụ của đất nước như: nghiên cứu cấu trúc của vỏ Trái Đất tại một lãnh thổ rộng lớn hay một vùng cụ thể, quy luật hình thành và phân bố các loại khoáng sản rắn và lỏng, nguồn nước dưới đất phục vụ cho việc khai thác hợp lý kinh tế lãnh thổ trong nhiều lĩnh vực khác nhau và bảo vệ môi trường địa chất nơi con người đang sống. Nhà khoa học địa chất có thể làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước của nhiều Bộ, ngành khác nhau, các viện nghiên cứu, các trường đại học.
  • Kỹ sư địa chất: Trực tiếp tham gia và điều hành công việc ở các chuyến đi lộ trình để thu thập thông tin, vẽ các loại bản đồ địa chất. Họ cũng điều khiển những giàn khoan lớn, những máy đo từ, địa chấn, điện trở suất của đất đá… gắn trên máy bay hoặc tàu biển hiện đại. Kỹ sư địa chất làm việc ở các Bộ, ngành khác nhau như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở tương ứng thuộc các tỉnh thành, các tổng công ty, công ty liên đoàn và đoàn địa chất – dầu khí…

Chương trình đào tạo của ngành Địa chất học

Môn học đại cương

  1. Triết học Mác-Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  3. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  4. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
  5. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  6. Ngoại ngữ
  7. Giáo dục Thể chất
  8. Giáo dục Quốc phòng
  9. Tin học cơ sở
  10. Đại số tuyến tính và hình học giải tích
  11. Giải tích 1
  12. Giải tích 2
  13. Xác suất – Thống kê
  14. Vật lý đại cương 1
  15. Vật lý đại cương 2
  16. Thực tập Vật lý đại cương
  17. Hóa học đại cương

Môn học chuyên ngành

  1. Hóa học phân tích: Nội dung chính của học phần gồm: dung dịch chất điện li và cân bằng hoá học, phản ứng axit-bazơ, phản ứng tạo phức, phản ứng kết tủa, phản ứng oxi hóa khử, phương pháp phân tích khối lượng và phương pháp phân tích thể tích, phương pháp chuẩn độ axit-bazơ, phương pháp chuẩn độ phức chất, phương pháp chuẩn độ kết tủa, phương pháp chuẩn độ  oxi hóa khử, sai số trong phân tích và cách đánh giá.
    Một số khái niệm cơ bản ban đầu về phương pháp phân tích công cụ: phương pháp phân tích quang học, điện hoá, phương pháp phân tích sắc ký, sắc ký khí, sắc ký lỏng độ phân giải cao, sắc ký điện di mao quản, phương pháp tách chiết lỏng, chất pha rắn.
  2. Thực tập hóa học phân tích: Phương pháp chuẩn bị dung dịch có nồng độ xác định; Phương pháo chuẩn độ axit-bazơ, chuẩn độ đơn axit- đơn bazơ, chuẩn độ đơn bazơ, đa ba zơ;
    Phương pháp chuẩn độ Complexon xác định các ion kim loại trong dung dịch; Phương pháp đo bạc xác định các ion halogenua; Phương pháp chuẩn độ oxi hóa khử: phương pháp permanganat, phương pháp đicromat, phương pháp iot- thiosunfat, phương pháp bromat.
  3. Hóa học hữu cơ: Những kiến thức đại cương về hoá hữu cơ (hoá học hữu cơ và chất hữu cơ, cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ, bản chất liên kết hoá học, đồng phân không gian,  các hiệu ứng  và phản ứng hữu cơ, v.v.); hidrocacbon (hidrocacbon no, hidrocacbon không no ); dẫn xuất của hidrocacbon (dẫn xuất halogen, hợp chất cơ magie, Ancol- Phenol, Andehit – Xeton, Axit cacboxylic và dẫn xuất, Lipit, Amin.).
  4. Hóa học chất keo: Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về hoá lý các hệ phân tán cao. Nội dung chủ yếu của học phần gồm: khái quát về đối tượng nghiên cứu của hoá keo, dung dịch keo và phân loại, điều chế dung dịch keo, các hiện tượng bề mặt, tính chất của các hệ keo, các hệ keo trong môi trường tự nhiên.
  5. Sinh học đại cương: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sinh học để học tập các học phần về thiên nhiên. Nội dung chủ yếu của học phần gồm: các kiến thức về tế bào và cơ sở di truyền học, sinh học thực vật, sinh học động vật, nguồn gốc sự sống và các giới sinh vật, quan hệ sinh vật với môi trường.
  6. Địa chất đại cương: Đại cương về Trái đất và vỏ Trái đất: vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời, hình dạng, cấu trúc, thành phần vật chất và tuổi của Trái đất;
    Các quá trình Địa chất, bao gồm các quá trình địa chất ngoại sinh, quá trình phong hoá, tác dụng địa chất của khí quyển, sinh quyển, thuỷ quyển và các quá trình nội sinh (hoạt động magma, động đất, vận động kiến tạo);
    Địa chất ứng dụng: những kiến thức cơ bản và khái quát về tai biến địa chất, vai trò của môi trường địa chất và về các loại bản đồ địa chất.
  7. Tinh thể học đại cương: Khái niệm cơ bản về hình học cấu trúc tinh thể, xác định mạng không gian và ô mạng cơ sở, các yếu tố đối xứng trong mạng, hệ điểm quy tắc và số bội của nó, những khái niệm cơ bản của hoá học tinh thể, các yếu tố xác định cấu trúc tinh thể, phân loại cấu trúc tinh thể.
  8. Quang học Tinh thể: Bản chất ánh sáng, nguyên lý Huyghen, lượng khúc xạ trong tinh thể, phân cực ánh sáng trong tinh thể, mặt sóng, mặt chiết suất và mặt quang suất. Giới thiệu cấu tạo kính hiển vi và nghiên cứu tinh thể bằng kính hiển vi phân cực dưới 1 nicol và dưới 2 nicol. Ngoài ra còn trang bị kiến thức nghiên cứu tinh thể bằng ánh sáng hình nón.
  9. Khoáng vật học: Kiến thức cơ bản về trạng thái, mối liên kết của nguyên tử và phân tử, cấu trúc và tính không hoàn chỉnh cấu trúc trong khoáng vật; về đặc tính hoá học của khoáng vật, sự thay thế đồng hình và vai trò H2O và OH trong khoáng vật, về hình thái và tính chất vật lý của khoáng vật. Học phần còn đề cập đến quá trình địa chất tạo khoáng và các tổ hợp cộng sinh khoáng vật, nguyên tắc phân loại và mô tả khoáng vật, phương pháp nghiên cứu khoáng vật ở ngoài thực địa và trong phòng bằng các thiết bị máy móc hiện đại.
  10. Cổ sinh vật học: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu, những vấn đề lý luận về tiến hoá sinh vật và phân loại cổ sinh vật học.
    Sinh vật nhân nguyên thuỷ các giới vi khuẩn và sinh thể lam, thực vật bậc thấp và bậc cao, giới động vật, ngành Trùng roi, ngành Trùng thịt, ngành Trùng gai, ngành Bọt biển, ngành Chén cổ, ngành động vật Trích tế bào, ngành Giun, ngành Chân khớp, ngành Thân mềm, ngành động vật Dạng rêu, ngành Tay cuộn, ngành Da gai, ngành động vật Nửa dây sống và ngành động vật Có dây sống;
    Lịch sử phát triển của sinh vật trong Kriptozoi và trong Phanerozoi.
  11. Địa chất cấu tạo và vẽ bản đồ địa chất: Phần 1: Đề cập đến đối tượng, phương pháp nghiên cứu, khái niệm về lớp và cấu trúc tầng phân lớp, chỉnh hợp và bất chỉnh hợp, đặc điểm biến dạng của đá, các thế nằm của đá trầm tích, macma và biến chất, cách phá hủy kiến tạo.
    Phần 2: Chủ yếu trang bị toàn bộ kiến thức về cách biểu diễn trên bình đồ và mặt cắt các dạng cấu tạo như thế nằm ngang, thế nằm nghiêng, uốn nếp, các phá huỷ kiến tạo. Cách tổ chức khảo sát thực địa thu thập tài liệu, tổng kết và viết báo cáo.
    Phần 3: Hướng dẫn thực tập trong phòng thực hiện vẽ mặt cắt địa chất qua các vùng đá có thế nằm khác nhau và thực hiện một số bài tập chuyên môn.
  12. Thạch học đá magma: Phần 1: Những vấn đề về thạch học magma: khái niệm đá và khoáng vật, phân loại magma, quá trình kết tinh từ dung thể lỏng, bản chất hoá tinh thể của các khoáng vật tạo đá, các thể đá magma trong vỏ Trái đất, thành phần hoá học, kiến trúc và danh pháp các đá magma.
    Phần 2: Chủ yếu trình bày nguyên tắc mô tả đá magma và thực hành nhận dạng các loại đá magma.
  13. Thạch học đá trầm tích: Những nguyên lý cơ bản về thạch học đá trầm tích, mối quan hệ của nó với các khoa học khác, quá trình thành tạo vật liệu trầm tích, quá trình vận chuyển, phân dị và lắng đọng trầm tích, quá trình tạo thành đá và biến đổi đá trầm tích, kiến trúc và cấu tạo đá trầm tích, thành phần vật chất và nguyên tắc phân loại; Khái niệm, kiến trúc, cấu tạo, điều kiện thành tạo và vai trò của một số đá tiêu biểu như đá vụn cơ học, đá sét, nhóm đá sinh hóa: đá cacbonat, nhôm, sắt, mangan, silic, photphorit,  nhóm đá muối (Evaporit) và đá sinh vật cháy; Tướng đá – cổ địa lý và tiến hoá trầm tích trong lịch sử phát triển vỏ Trái đất.
  14. Thạch học đá biến chất: Các thông số biến chất (nhiệt độ, áp suất, thành phần hóa học và thời gian), các cấu trúc nhiệt, các gradient P – T trong vỏ Trái đất và các dạng mô hình của quá trình biến chất. Giới thiệu quy tắc Gibbs trong hóa lý và trong các hệ biến chất, khái niệm tướng biến chất và biểu đồ P – T của các tướng biến chất, khoáng vật biến chất, kiến trúc và cấu tạo đá biến chất.
  15. Địa hóa học: Địa hoá Trái đất, thành phần hoá học của vỏ Trái đất, quy luật về độ phổ biến, địa hoá thuỷ quyển, địa hoá khí quyển và địa hoá sinh quyển.
  16. Khoáng sản học: Kiến thức về mỏ khoáng và các tiêu chuẩn xác định giá trị công nghiệp của chúng, thành phần hóa học của vỏ trái đất trong mối quan hệ với mỏ khoáng, tổ hợp cộng sinh khoáng vật, các giai đoạn tạo khoáng và các tiêu chuẩn phân loại mỏ khoáng. Trên cơ sở đó học phần đề cập đến các mỏ có nguồn gốc khác nhau như các mỏ magma thực sự, mỏ pegmatit, mỏ skarn, mỏ khí hóa nhiệt dịch, mỏ phong hóa, mỏ trầm tích và các mỏ biến chất.

Vậy là các bạn đã cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành Địa chất học, hy vọng các bạn sẽ có quyết định phù hợp với mình, nếu cảm thấy bài viết bổ ích nhớ like và share để mọi cùng cùng biết nhé!


Để xem thêm các ngành nghề của các trường đại học các bạn kích vào đường link Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. 

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close