Ngành Quản trị khách sạn là gì? Học trường nào? Có dễ xin việc không?
Ngành quản trị khách sạn là gì? Học trường nào, thi khối nào? Ra trường có dễ xin việc không? Mức lương ra sao?,… Đây chắc hẳn là những câu hỏi khiến các bạn đang rất đau đầu đúng không nào? Hiểu được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày tất tần tật những thông tin chi tiết về ngành quản trị khách sạn để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn nhé!
Ngành Quản trị khách sạn là gì?
- Ngành đào tạo: QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Mã ngành: 7810201
Quản trị khách sạn là một ngành thuộc tổ chức và quản lý các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý, bao gồm việc lập các báo cáo kết quả tài chính, các bản thu – chi, lập ra các quy tắc trong quá trình quản lý từng bộ phận của khách sạn từ lễ tân, ẩm thực, sự kiện,…
Người học quản trị khách sạn phải nắm vững về kiến thức chung, nắm vững kiến thức chuyên ngành, thành thạo kỹ năng nghiệp vụ và biết cách quản lý, điều phối công việc, chỉ đạo và giám sát nhân viên thực hiện công việc để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra trước. Gồm việc lập báo cáo tài chính, quy tắc quản lí nhân sự, quản lí tỉ lệ phòng, có kiến thức và kỹ năng chuẩn bị sự kiện, kiến thức về các loại rượu và thực phẩm, kỹ năng ứng xử – giao tiếp, giải quyết rủi ro và các công việc có liên quan khác.
Những tố chất phù hợp để theo học ngành Quản trị khách sạn
Một số đặc điểm, tố chất mà một sinh viên quản trị khách sạn cần phải có như sau:
- Phù hợp với những bạn năng động, nhạy bén trong công việc, có khả năng quan sát nắm bắt tâm lí khách hàng, xử lí tình huống tốt trong những trường hợp khẩn cấp và đặc biệt phải có đam mê, nhiệt huyết trong công việc. Bên cạnh đó còn phù hợp với những bạn thích được làm việc trong môi trường sang trọng, hiện đại, lịch thiệp của các khách sạn 5 sao và được tiếp xúc với nhiều khách du lịch từ nhiều nền văn hóa trên thế giới.
- Kỹ năng ngoại ngữ vững vàng: ngoại ngữ giúp ích rất nhiều trong công việc các bạn sau này, đặc biệt là khi làm việc với những khách nước ngoài trong tương lai.
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục đám đông: làm việc với nhiều người, nhiều tính cách khác nhau, việc giao tiếp tốt giúp các bạn bản lĩnh hơn và giải quyết được những mẫu thuẫn phát sinh trong công việc.
- Làm chủ cảm xúc, quan sát tốt và linh hoạt ứng biến: đây cũng là một trong yếu tố quan trọng để phát triển trong nghề nghiệp này.
Ngành Quản trị khách sạn thi khối nào? Học trường nào?
Sau đây sẽ là một vài gợi ý về các trường đại học có xét tuyển ngành Quản trị khách sạn ở cả hai khu vực Bắc và Nam để các bạn tham khảo nhé!
STT | Khu vực Miền Bắc | Khu vực Miền Nam |
---|---|---|
1 | Trường Đại Học KHXH&NV (ĐHQG) – Hà Nội Ngành đào tạo: Quản trị khách sạn Khối xét tuyển: A01, D01, D78 | Trường Đại Học Kinh Tế (UEH) – TP.HCM Ngành đào tạo: Quản trị khách sạn Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D07 |
2 | Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (NEU) Ngành đào tạo: Quản trị khách sạn Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D07 | Trường Đại Học Tài Chính – Marketing (UFM) Ngành đào tạo: Quản trị khách sạn Khối xét tuyển: D01, D72, D78, D96 |
3 | Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Ngành đào tạo: Quản trị khách sạn Khối xét tuyển: A00, A01, C00, D01 | Trường Đại Học Công Nghệ (HUTECH) – TP.HCM Ngành đào tạo: Quản trị khách sạn Khối xét tuyển: A00, A01, C00, D01 |
4 | Trường Đại Học Thương Mại Ngành đào tạo: Quản trị khách sạn Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D07 | Trường Đại Học Ngoại Ngữ – Tin Học – (TP.HCM) Ngành đào tạo: Quản trị khách sạn Khối xét tuyển: A01, D01, D14, D15 |
5 | Trường Đại Học Thành Đô Hà Nội Ngành đào tạo: Quản trị khách sạn Khối xét tuyển: A01, C00, D01, D96 | Trường Đại Học Trà Vinh Ngành đào tạo: Quản trị khách sạn Khối xét tuyển: C00, C04, D01, D15 |
Chương trình đào tạo của ngành Quản trị khách sạn
Chương trình đào tạo của ngành quản trị khách sạn cũng giống như các ngành khác sẽ gồm hai phần: Các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.
Kiến thức đại cương
- Cơ sở văn hóa Việt Nam
- Đại số tuyến tính
- Quản trị học
- Tâm lý học
- Nhập môn IT
- Triết Học Mác – Lê
- Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tiếng Anh chuyên ngành.
Kiến thức chuyên ngành
- Thực hành chế biến món ăn
- Kiến tập nhà hàng – khách sạn
- Kinh tế vi mô, vĩ mô
- Luật du lịch
- Marketing căn bản
- Marketing du lịch
- Nghiệp vụ lễ tân
- Nguyên lí kế toán
- Nguyên lí thống kê kinh tế
- Phát triển bền vững du lịch
- Quản trị ẩm thực
- Quản trị buồng
- Quản trị chiến lược trong du lịch
- Quản trị khách sạn
- Quản trị khu du lịch
- Quản trị nguồn nhân lực trong du lịch
- Quản trị nhà hàng
- Quản trị tài chính – du lịch
- Quản trị tiền sảnh
- Tâm lý và kỹ năng giao tiếp trong du lịch
- Tổng quan du lịch
- Thực hành pha chế cocktail
- Thực hành phục vụ buồng
- Thực hành phục vụ nhà hàng
- Thực hành showmanship
- Thực phẩm và chế biến thực phẩm
- Thương mại điện tử trong du lịch
- Văn hóa các nước Đông Nam Á
- Thực tập tốt nghiệp ngành
Học ngành Quản trị khách sạn ra trường làm gì?
Cơ hôi việc làm của sinh viên học ngành quản trị khách sạn cũng khá rộng mở như khi sinh viên tốt nghiệp hệ cử nhân ngành quản trị khách sạn có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc khác nhau, tại nhiều bộ phận khác nhau, làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch là khách sạn, khu nghỉ dưỡng như: tiền sảnh, ẩm thực, buồng, nhân sự, chăm sóc khách hàng, hội nghị yến tiệc, vui chơi giải trí,…
Tuy nhiên, cần hiểu rõ rằng, bất kỳ một sinh viên mới ra trường – chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế nào đều phải bắt đầu từ vị trí nhân viên cấp thấp (dù học ngành/ chuyên ngành quản lý) để học hỏi kiến thức nghề thực tế, rèn luyện kỹ năng và nghiệp vụ nghề, tích lũy kinh nghiệm làm việc, thiết lập mối quan hệ… tạo điều kiện thăng tiến lên những vị trí cao hơn, khi phù hợp.
Một số công việc phổ biến và tuyển dụng khá nhiều hằng năm, có mức đãi ngộ tốt trong khách sạn như: nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ, nhân viên bếp/ phụ bếp, nhân viên quầy bar, nhân viên buồng phòng, bellman… Khi đáp ứng được yêu cầu công việc cho các vị trí cao hơn, nhân viên khách sạn sẽ được tiến cử lên vị trí Tổ trưởng – Trưởng ca – Giám sát – Quản lý/ Trưởng bộ phận – Giám đốc,… tùy vào khả năng của mỗi người, được hưởng mức lương và chế độ đãi ngộ tốt hơn tương xứng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm việc tại các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu liên quan đến du lịch; làm chuyên viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục ở lĩnh vực du lịch…Đặc biệt, khi đã tích lũy đủ kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ, có mối quan hệ rộng, thêm nguồn vốn dồi dào và kế hoạch kinh doanh khả thi, bạn hoàn toàn có thể tự mở cơ sở riêng, khởi nghiệp kinh doanh độc lập.
Mức lương hấp dẫn của ngành quản trị khách sạn
Tùy thuộc vào kinh nghiệm và vị trí làm việc của bạn thì bạn sẽ sở hữu những mức lương khác nhau như:
- Cấp nhân viên: 4-6 triệu đồng/tháng
- Cấp quản lý: 10-20 triệu đồng/tháng
Với những vị trí càng cao như trưởng phòng, giám đốc thì bạn có mức lương cao nhưng bạn cũng có nhiều trách nhiệm hơn. Mức lương trung bình ngành quản trị khách sạn theo một số vị trí như sau:
- Tổng giám đốc khách sạn từ 25-50 triệu đồng/tháng.
- Giám đốc các phòng ban, bộ phận khoảng từ 15 – 20 triệu đồng/tháng
- Trưởng bộ phận bạn sẽ có mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
- Vị trí nhân viên thì bạn có mức thu nhập hàng tháng dao động từ 7-10 triệu/tháng,…
Ngoài ra, một số công việc thuộc ngành quản trị khách sạn có mức lương khá hấp dẫn mà bạn có thể tham khảo tại đây:
- Lương trưởng bộ phận khách sạn: Dao động từ 12-16 triệu đồng
- Lương giám đốc bộ phận khách sạn: Dao động từ 18-20 triệu đồng
- Lương giám sát bộ phận khách sạn: Dao động từ 10-12 triệu đồng
- Lương lễ tân khách sạn 5 sao: Dao động từ 10-20 triệu đồng
- Lương lễ tân khách sạn 4 sao: Dao động từ 8-15 triệu đồng
- Lương lễ tân khách sạn 3 sao: Dao động từ 6-10 triệu đồng
Trên đây, là những thông tin chi tiết về ngành quản trị khách sạn là gì, chương trình đào tạo, học trường gì, thi khối nào, cơ hội việc làm ra sao,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể giải đáp được những thắc mắc của các bạn khi tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề đại học đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Hãy nhớ luôn theo dõi và cập nhật những bài viết mới nhất từ Isinhvien, bạn nhé!