Ngành đào tạo

Ngành Toán Học – chương trình đào tạo và cơ hội việc làm

Ngành học này có vẽ hơi lạ và cao siêu nhưng trong những năm gần đây, ngành Toán học được rất nhiều bạn thí sinh quan tâm và chọn lựa. Bài viết này Isinhvien giới thiệu tổng quan về ngành Toán Học để các bạn có thể hiểu rõ hơn và dễ dàng định hướng cho công việc tương lai của mình.

Ngành Toán Học là gì?

  • Tên tiếng Anh: Mathematics
  • Chương trình đạo tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Thuộc nhóm ngành: Khoa học tự nhiên
  • Ngành Toán học sử dụng những học thuyết toán, kỹ thuật tính toán, thuật toán, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để giải quyết mọi vấn đề từ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, vật lý thậm chí đến cả những vấn đề thuộc về khoa học xã hội và nhân văn. Ví dụ dùng toán học để tính toán thiết lập đường bay hiệu quả nhất, hoặc phân tích những đặc trưng của khí động học của một chiếc ô tô thử nghiệm.
  • Ở hệ thống đại học Việt Nam hiện nay, các chuyên ngành Toán học chủ yếu bao gồm: đào tạo cử nhân Toán họcSư phạm Toán học. Trong thời gian trở lại đây, khi nhu cầu xã hội phát triển thì hình thành thêm các chuyên ngành Toán – CơToán – Tin ứng dụng.
nganh-toan-hoc
Ảnh minh họa ngành Toán Học

Mục tiêu đào tạo của ngành Toán Học

  • Đào tạo cử nhân Toán học có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt.
  • Trang bị những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, về khoa học tự nhiên, cũng như những kiến thức cơ bản về toán học cho sinh viên nhằm đào tạo họ thành những nhà khoa học chuyên sâu về toán hoặc có khả năng ứng dụng toán vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.
  • Chương trình hướng tới việc rèn luyện cho sinh viên tư duy chính xác của toán học, tư duy thuật toán, phương pháp tiếp cận khoa học tới các vấn đề thực tế.
  • Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông, hoặc làm việc tại các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất và kinh doanh có sử dụng kiến thức toán học, hoặc nếu có đủ điều kiện có thể được đào tạo tiếp ở các trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Những tố chất cần có để học ngành Toán Học

  • Thông minh, tư duy logic tốt;
  • Khả năng phân tích, suy luận, xâu chuỗi các sự kiện;
  • Khả năng sáng tạo và tìm ra các giả thuyết mới;
  • Có khả năng làm việc lâu với máy tính;
  • Yêu thích khoa học, thích các trò chơi trí tuệ;
  • Học tốt môn toán, đặc biệt là môn đại số;
  • Vốn ngoại ngữ là cần thiết cho công việc;
  • Có khả năng chịu áp lực công việc và hoạt động nhóm.

Học ngành Toán Học ra trường làm nghề gì?

Sau khi hoàn thành  chương trình đào tạo ngành Toán học, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc tại những vị trí sau:

  • Làm việc tại các công ty, khu công nghiệp, ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm, kiểm toán, các doanh nghiệp công nghiệp, phục vụ nhu cầu kinh doanh, dự đoán rủi ro.
  • Phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu, lập trình viên, nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu trên cả nước.
  • Giảng dạy Toán học, tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, các trung tâm tin học và các trường trung học phổ thông.
  • Có khả năng tiếp tục học thêm hoặc tìm kiếm học bổng về các chương trình đào tạo nghiên cứu  chuyên sâu như Thạc sĩ, Tiến sĩ các chuyên ngành của ngành Toán học, Quản trị, Kinh tế và Khoa học máy tính tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Chương trình đào tạo của ngành toàn học

Môn học đai cương

  1. Triết học Mác-Lênin
  2. Tin học đại cương: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về máy tính (thông tin và xử lý thông tin, đại cương về máy tính điện tử, ngôn ngữ của máy tính và hệ điều hành, thuật toán, ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch, tổng quan về mạng máy tính và Internet); kỹ năng sử dụng máy tính (hệ điều hành MS DOS, hệ điều hành Windows); ngôn ngữ lập trình Pascal.
  3. Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  4. Đại số và Hình học Giải tích 1 : Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phép biểu diễn các đại lượng, các đường, mặt và mối liên hệ giữa chúng bằng các kí hiệu, ma trận, vectơ, phương trình. Nội dung bao gồm: tập hợp, quan hệ, trường số thực, đa thức, phân thức, không gian vectơ, ánh xạ tuyến tính và ma trận, định thức và hệ phương trình đại số tuyến tính.
  5. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  6. Đại số và Hình học Giải tích 2: Trang bị kiến thức về giá trị riêng, vectơ riêng của các đồng cấu, dạng song tuyến tính và dạng toàn phương, không gian vectơ Euclid, tenxơ, hình học giải tích (không gian afin, đường bậc hai, mặt bậc hai). Kiến thức hình giải tích được trình bày dưới dạng trực quan (không nhất thiết xếp riêng thành phần tiếp sau đại số tuyến tính).
  7. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  8. Giải tích 1: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về số thực, giới hạn, tính liên tục của hàm một biến,  phép tính vi phân và tích phân của hàm một biến.
  9. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  10. Giải tích 2: Trang bị những kiến thức về giới hạn, tính liên tục và phép tính vi phân của hàm nhiều biến cũng như chuỗi số, dãy hàm, chuỗi hàm.
  11. Ngoại ngữ
  12. Cơ học lý thuyết: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của Cơ học lý thuyết: Động học và động lực học của chất điểm; Hệ chất điểm và vật rắn; Nhập môn Cơ học giải tích: các nguyên lý độ dời khả dĩ, D’Alembert-Euler-Lagrange, Hamilton; Phép biến đổi chính tắc và phép biến đổi Legendre; Phương trình Hamilton-Jacobi.
  13. Giáo dục Thể chất
  14. Vật lí đại cương: Trang bị cho sinh viên các kiến thức về nhiệt học, điện học, quang học: các nguyên lý trong nhiệt động lực học; các khái niệm cơ bản như nhiệt độ, nội năng, công, năng lượng; điện trường trong chân không; vật dẫn trong điện trường; năng lượng của điện trường; dòng điện không đổi; dòng điện trong môi trường; từ trường trong chân không; chuyển động của hạt tích điện trong điện trường; từ trường; cảm ứng điện từ; cơ sở của lý thuyết Maxwell với trường điện từ.
  15. Giáo dục Quốc phòng

Môn học chuyên ngành

  1. Giải tích 3: Cung cấp kiến thức về tích phân phụ thuộc tham số, tích phân bội, tích phân đường, tích phân mặt cũng như mối liên hệ giữa tích phân đường, tích phân mặt với tích phân bội.
  2. Đại số đại cương: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các cấu trúc quan trọng của đại số trừu tượng: nhóm, vành, trường, đa thức, môđun và đại số, đại số Bool.
  3. Giải tích số: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý thuyết xấp xỉ hàm và giải gần đúng các phương trình, bao gồm các nội dung sau: phép nội suy, xấp xỉ đều, xấp xỉ trung bình phương, ứng dụng của lý thuyết xấp xỉ để tính gần đúng đạo hàm và tích phân, giải gần đúng phương trình siêu việt, giải hệ phương trình đại số tuyến tính, tìm giá trị riêng, vectơ riêng của ma trận, giải gần đúng bài toán giá trị ban đầu và bài toán biên hai điểm cho phương trình vi phân thường.
  4. Giải tích hàm: Cung cấp những kiến thức cơ bản về không gian và toán tử, bao gồm: không gian metric, không gian tuyến tính định chuẩn, không gian có tích vô hướng, toán tử tuyến tính, định lý ánh xạ mở, đồ thị đóng, nguyên lý bị chặn đều, phổ của toán tử compact tự liên hợp, định lý Fredholm. Sơ lược về phép tính vi phân trong không gian tuyến tính định chuẩn.
  5. Phương trình vi phân: Cung cấp kiến thức về các phương pháp giải tích để tìm nghiệm cũng như các tính chất và dáng điệu nghiệm: Phương trình vi phân cấp 1, cấp 2, và cấp cao; Định thức Vronski, hệ nghiệm cơ bản, công thức Ostrogradski-Liouville, phương pháp biến thiên hằng số; Lý thuyết tổng quát về hệ phương trình tuyến tính; Sự ổn định nghiệm của hệ phương trình vi phân tuyến tính; Sự ổn định theo xấp xỉ thứ nhất.
  6. Lý thuyết độ đo và tích phân: Trình bày lý thuyết độ đo Lebesgue, tích phân Lebesgue, độ đo tích và định lý Fubini, độ đo suy rộng, định lý Radon-Nykodim, định lý phân tích Lebesgue.
  7. Xác suất: Cung cấp các kiến thức cơ bản về xác suất: biến cố, xác suất của biến cố, các tính chất của xác suất; đại lượng ngẫu nhiên rời rạc và đại lượng ngẫu nhiên liên tục; các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên: kỳ vọng, phương sai; các loại phân phối cơ bản: phân phối nhị thức, Poisson, mũ, chuẩn, đều, …; vectơ ngẫu nhiên và phân phối của vectơ ngẫu nhiên; luật số lớn và các định lý giới hạn.
  8. Hàm biến phức: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về: Hàm chỉnh hình và ánh xạ bảo giác (mặt phẳng phức và hàm biến phức, hàm chỉnh hình, ánh xạ bảo giác); Hàm chỉnh hình và thặng dư (các tính chất cơ bản của hàm chỉnh hình, thặng dư và ứng dụng).
  9. Thống kê toán học: Trình bày mô hình thống kê, khái niệm và các ví dụ; lý thuyết ước lượng: ước lượng điểm, ước lượng khoảng không chệch cho các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên; các phương pháp ước lượng cơ bản (phương pháp bình phương tối thiểu, phương pháp mômen, phương pháp hợp lý cực đại, phương pháp Bayes, lý thuyết kiểm định giả thiết).

Trên đây là tóm lượt một số kiến thức cơ bản về ngành Toán học  hy vọng sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này. Nhớ Like và chia sẽ nếu bài viết này hữu ích bạn nhé.



Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close