Kế Toán Tài Chính

Nguyên tắc cơ sở dồn tích là gì? Các ví dụ liên quan

Nguyên tắc kế toán là các nguyên tắc được thừa nhận và được sử dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó nguyên tắc cơ sở dồn tích đặc biệt quan trọng giúp các doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực và chế độ kế toán.Cùng Isinhvien tìm hiểu chi tiết nguyên tắc cơ sở dồn tích là gì và các ví dụ liên quan trong bài viết dưới đây.

Nguyên tắc cơ sở dồn tích là gì?

Nguyên tắc cơ sở dồn tích được hiểu như sau: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền tương đương tiền.

nguyên tắc cơ sở dồn tích là gì
Nguyên tắc cơ sở dồn tích là gì?

Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, ở hiện tại hoặc tương lai.


Lưu ý: Giữa nguyên tắc cơ sở dồn tích và định đề thước đo tiền tệ có mối quan hệ mật thiết. Nếu không chấp nhận định đề thước đo tiền tệ thì không thực hiện được nguyên tắc cơ sở dồn tích, bởi vì đơn giản là sẽ không thể cộng dồn các tài sản khác nhau vào với nhau được. 

Vận dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích trong chế độ kế toán

Cơ sở dồn tích vận dụng trong chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:

  • Ghi nhận tài sản trong khâu mua: khi doanh nghiệp nắm được quyền quản lý, kiểm soát tài sản và người mua đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

          Nợ TK152, 153,156,211,…

          Nợ TK133 (nếu có)

                   Có TK111,112,331,…

  • Khi bán tài sản: thì doanh thu được ghi nhận khi thỏa mãn 5 điều kiện trong VAS 14: chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích cho người mua; doanh nghiêp không còn nắm giữ hàng hóa, quyền kiểm soát hàng hóa; doanh thu được ghi nhận tương đối chắc chắn; thu nhận được lợi ích kinh tế trong tương lai (bổ sung). Vì vậy khi bán hàng hóa dù chưa thu được tiền nhưng nếu thỏa mãn 5 tiêu chuẩn trên thì doanh nghiệp vẫn ghi nhận doanh thu bình thường:

           Nợ TK111,112,131,…


                      Có TK511

                      Có TK33311( nếu có)

Ví dụ về nguyên tắc cơ sở dồn tích trong chế độ kế toán

Công ty Bảo Quyên kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong kì công ty có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

NV1: Ngày 1/7/N Kế toán xuất hóa đơn đầu ra bán 1 lô hàng tổng tiền hàng là 100 tr chưa bao gồm thuế GTGT. Thuế suất thuế GTGT 10%. Khách hàng  đã trả 60 tr bằng chuyển khoản

Theo cơ sở dồn tích tại ngày 1/7/N, kế toán ghi nhận doanh thu là 100tr. Kế toán hạch toán:

Nợ TK112: 60 tr

Nợ TK131: 50 tr

          Có TK511: 100 tr

          Có TK33311:10 tr

NV2: Ngày 1/7/N công ty chuyển khoản thanh toán tiền thuê văn phòng quý 3 năm N là 60tr. Theo cơ sở dồn tích thì mỗi tháng chỉ phản ánh vào chi phí là 10tr.


Tức là tại ngày 1/7/N kế toán định khoản:

Nợ TK242: 60tr

         Có TK112: 60tr

Và định kì cuối mỗi tháng 7,8,9, kế toán phản ánh vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng:

 Nợ TK642: 20tr

           Có TK242: 20tr

Vận dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích ở thực tế doanh nghiệp

Ở doanh nghiệp về cơ bản đa số doanh nghiệp tuân thủ nguyên tắc kế toán cơ sở dồn tích, tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp vi phạm nguyên tắc.

Nguyên tắc cơ sở dồn tích là gì?

Ví dụ về nguyên tắc cơ sở dồn tích ở thực tế doanh nghiệp

Ví dụ 1:

Một lô hàng hóa được mua nhập kho ngày 01/12/N với giá 100 triệu đồng và chưa xuất kho trong năm N. Tại ngày 31/12/N giá thị trường của lô hàng hóa này là 90 triệu đồng.


60% lô hàng hóa được xuất ra để bán trong năm N 1 với tổng giá bán thực tế là 150 triệu đồng, trong đó khách hàng trả ngay bằng tiền mặt 100 triệu đồng, còn 50 triệu đồng sẽ trả vào năm N 2.

Theo nguyên tắc kế toán dồn tích, kế toán ghi nhận doanh thu năm N 1 của lô hàng hóa đã bán là 150 triệu đồng.

Ví dụ 2:

Công ty A bán một lô hàng cho công ty B vào ngày 20/11/2020 trị giá 500.000.000 VND.

Công ty B đã nhận hàng và thanh toán cho công ty A vào ngày 25/11/2020 số tiền là 250.000.000 VND số tiền còn lại thanh toán vào ngày 29/11/2020

Vậy theo nguyên tắc cơ sở dồn tích thì kế toán phải hoạch toán vào thời điểm công ty A bán hàng cho công ty B vào ngày20/11/2020

Ví dụ 3:

Mặc dù pháp luật Việt Nam càng ngày càng quy định chặt chẽ và khắt khe, đặc biệt là việc đưa hóa đơn điện tử vào áp dụng đã giảm thiểu được rất nhiều gian lận về thuế và kế toán trong doanh nghiệp nhưng cá biệt một số công ty vẫn có hiện tượng vi phạm nguyên tắc kế toán cơ sở dồn tích như sau:


  • Kế toán công ty A muốn tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp nên liên hệ với các công ty B (đang thừa hóa đơn) để mua hóa đơn đầu vào.
  • Công ty A thực tế không phái sinh chi phí nhưng căn cứ vào hóa đơn vừa mua của B để ghi nhận chi phí như vậy là đã vi phạm nguyên tắc kế toán cơ sở dồn tích về việc ghi nhận chi phí.
  • Công ty B trước đó thực tế có bán hàng cho khách lẻ nhưng không xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu . Bây giờ thực tế không bán hàng cho A nhưng lại xuất đơn, ghi nhận doanh thu. Như vậy công ty A đã vi phạm nguyên tắc cơ sở dồn tích về thời điểm ghi nhận doanh thu.
  • Ngoài ra trong tình huống này công ty A và B còn vi phạm cả luật thuế GTGT và luật thuế TNDN.

Vậy là trên đây Isinhvien đã giới thiệu đến bạn nguyên tắc cơ sở dồn tích là gì? Và các ví dụ liên quan. Hy vọng sẽ ít nhiều giúp ích đến bạn, truy cập chuyên mục kế toán tài chính để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích hơn bạn nhé!


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close