Kế Toán Tài Chính

ROA, ROE là gì? Công thức và ý nghĩa của ROA, ROE

ROA và ROE đang là 2 chỉ số cực kỳ quan trọng để phân tích tài chính, đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp tốt hay không. Nhưng khái niệm ROA, ROE chi tiết là gì thì không phải ai cũng hiểu rõ để vận dụng hiệu quả.

Bài viết này Isinhvien sẽ nêu tất tần tật những khía cạnh của ROA và ROE.

ROA là gì? Công thức tính ROA

ROA (Return on Assets) được hiểu là tỷ số lợi nhuận trên tài sản thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó. Việt tính được chỉ số ROA sẽ cho chúng ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời

chỉ số ROA

Công thức tính ROA

ROA là chỉ số thể hiện hiệu quả đầu tư tài sản của các doanh nghiệp và mức hoạt động tốt hay không. Với chỉ số này thì có công thức tính toán rõ ràng để các đơn vị vận dụng chính xác. 


Cách tính ROA cụ thể: 

Công thức tính ROA

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: Chính là khoản lợi nhuận ròng của công ty dành cho cổ phiếu thường
  • Tài sản: là tổng tài sản của công ty.
  • Tổng tài sản = Nguồn vốn của chủ sở hữu + Nợ
  • ROA đơn vị tính là %

Công thức ROA ra đời để tính chỉ số ROA – chỉ số thể hiện tốt trong việc ứng dụng tài sản từ doanh nghiệp. ROA càng cao thì sẽ cho thấy quá trình dùng tài sản càng hiệu quả.

Ví dụ trong chứng khoán nếu ở đâu có tỷ số ROA lớn sẽ là chứng khoán được ưa chuộng. Và tất nhiên những chứng khoán ấy sẽ có giá thành cao hơn bình thường. Thông qua chỉ số, nhà đầu tư sẽ có được lượng thông tin thiết yếu về những khoản lãi sinh ra từ số vốn ban đầu.

Vậy ROA như thế nào được xem là tốt nhất?

Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.


Ví dụ, nếu công ty A có thu nhập ròng là 10 tỷ đồng, tổng tài sản là 50 tỷ đồng, khi đó tỷ lệ ROA là 20%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 100 tỷ đồng, ROA của B sẽ là 10%. Như vậy, cùng mức lợi nhuận 10 tỷ đồng nhưng công ty A hiệu quả hơn.

ROE là gì? Công thức tính ROE

ROE (Return On Equity) hay lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp.

Chỉ số ROE
ROE – Return On Equity acronym, business concept background

Chỉ số ROE phản ánh cả chỉ tiêu về lợi nhuận, được thể hiện trên Báo cáo Kết quả kinh doanh (KQKD) và chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân, trên Bảng cân đối kế toán.

Công thức tính ROE

Công thức tính ROE

Trong đó:


  • Lợi nhuận sau thuế là số thu nhập, chi phí ròng và thuế mà một công ty tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Vốn chủ sở hữu bình quân là phần chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả của công ty. Đây là số tiền còn lại nếu một công ty quyết định thanh toán các khoản nợ của mình tại một thời điểm nhất định.

Chỉ số ROE được biểu thị bằng %, thể hiện 1 đống vốn chủ mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ hoạt động thu về bao nhiêu lợi nhuận. ROE càng cao càng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Việc tính toán chỉ số ROE mang lại nhiều ý nghĩa như:

  • Phác thảo rõ ràng tỷ lệ phần trăm lợi nhuận thu được của các cổ đông vốn chủ sở hữu.
  • Nó giúp các nhà đầu tư so sánh hiệu suất của các khoản đầu tư cổ phiếu khác nhau. Từ đó ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư trong tương lai của họ.

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?


ROE trung bình trong ngành của công ty đang hoạt động quyết định chỉ số ROE bao nhiêu là tốt hay xấu vì thế so sánh ROE thường có ý nghĩa nhất giữa các công ty trong cùng ngành.

Ví dụ, trong năm 2020, ROE tiêu chuẩn cho các công ty trong ngành công nghiệp ô tô là khoảng 12,5%. Tuy nhiên, ROE của một công ty trong lĩnh vực bán lẻ là hơn 18%. Chỉ số ROE càng cao thì càng cho thấy công ty đó đang quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình.

Lời kết

ROA và ROE không chỉ có ý nghĩa riêng lẻ, mà chúng còn có mối liên hệ mật thiết với nhau thông qua phân tích mô hình Dupont. Để có thể đánh giá khách quan hai chỉ số này, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ nó và tìm hiểu thêm các chỉ số khác. Và còn rất nhiều các chỉ số khác cũng tác động đến ROE và ROA mà các nhà đầu tư cần lưu ý như nhóm chỉ số Thanh khoản, nhóm chỉ số Thanh toán, nhóm chỉ số Thị trường, nhóm chỉ số sinh lời.


Để tìm hiểu thêm các kiến thức mới, mời bạn đọc truy cập chuyên mục Kế toán tài chính của Isinhvien nhé.

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close