Kế Toán Tài Chính

Giá trị tài sản ròng là gì? Ý nghĩa và cách tính giá trị tài sản ròng

Bạn đã nghe rất nhiều đến thuật ngữ giá trị tài sản ròng trong các báo cáo tài tình, báo cáo kế toán. Tuy nhiên có thể bạn vẫn chưa hiểu rõ giá trị tài sản ròng là gì? Ý nghĩa và cách tính giá trị tài sản ròng như thế nào? Hãy cùng Isinhvien tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng là tổng tài sản có của một cá nhân hay một công ty trừ đi tài sản nợ. Tài sản ròng là công cụ đánh giá chính xác nhất so với tất cả các mức thang đánh giá về tiền bạc mà bạn sở hữu. Nó là thước đo quan trọng nhất đối với tài sản của cá nhân hoặc tổ chức vì nó giúp bạn gia tăng tài chính mà không chỉ phụ thuộc vào làm công ăn lương.

giá trị tài sản ròng là gì
Tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng cũng là tiêu chí đánh giá hồ sơ vay của các ngân hàng khi bạn muốn vay tiền. Tài sản ròng có thể áp dụng cho cá nhân, công ty, chính phủ hoặc toàn bộ quốc gia. Giá trị tài sản ròng có thể bị âm, tuy nhiên không cần quá lo lắng. Bằng cách gia tăng việc tích lũy tài sản, kiểm soát các khoản nợ và tốt nhất là thanh toán dứt điểm các khoản nợ để giá trị tài sản ròng lên mức dương.


Giá trị tài sản ròng là gì?

Giá trị tài sản ròng là giá trị của tất cả tài sản tài chính và phi tài chính đang sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ chưa thanh toán. Trong đó tài sản bao gồm tiền mặt và các khoản đầu tư, bất động sản, xe ô tô hoặc bất kỳ thứ gì khác có giá trị mà bạn sở hữu. Nợ chưa thanh toán hay nợ phải trả là những gì cá nhân nợ trên các tài sản đó – bao gồm các khoản vay mua xe, thế chấp của cá nhân và nợ vay bạn bè, người thân.

Ý nghĩa của giá trị tài sản ròng

Tài sản ròng với những đối tượng khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau và bạn có thể hiểu về giá trị này qua:

Giá trị tài sản ròng đối với cá nhân

Đối với cá nhân, giá trị tài sản ròng hay của cải chính là giá trị tài sản của cá nhân trừ đi những khoản nợ. Có thể lấy ví dụ về những tài sản ròng của cá nhân sẽ được tính vào giá trị ròng của họ bao gồm những khoản tiền hưu trí, những khoản tiền được đầu tư, nhà đất hay xe cộ, tiền mặt, trang sức, vàng bạc…tiền tiết kiệm.


Nợ của cá nhân phải trả sẽ bao gồm nợ đảm bảo là nợ được thế chấp tài sản và nợ không có đảm bảo như vay tiêu dùng hay nợ cá nhân. Thông thường các tài sản vô hình như bằng cấp giáo dục, các chứng chỉ sẽ không được tính vào tài sản ròng mặc dù những tài sản vô hình đó lại góp phần tích cực vào tình hình tài chính của một cá nhân nào đó.

Giá trị tài sản ròng đối với công ty

Giá trị tài sản ròng trong kinh doanh với công ty, doanh nghiệp nào đó sẽ được gọi là giá trị sổ sách hoặc vốn của chủ sở hữu riêng. Giá trị này dựa trên giá trị của tất cả những tài sản và nợ mà doanh nghiệp đó sẽ phải trả và con số đó sẽ được thể hiện trên báo cáo tài chính mà họ thực hiện.

Ngoài ra các khoản lỗ lũy kế trong bảng cân đối kế toán nếu vượt quá đối với số vốn của chủ sở hữu của các cổ đông thì đồng nghĩa với việc giá trị tài sản đó sẽ bị âm, cổ đông đầu tư nói riêng bị lỗ.


Giá trị tài sản ròng với Chính phủ

Tất cả tài sản và nợ trong bảng cân đối kế toán cũng có thể được xây dựng cho các Chính Phủ. So với nợ Chính Phủ thì giá trị tài sản ròng sẽ là thước đo thể hiện sức mạnh tài chính của Chính phủ đó.

Giá trị đối với quốc gia

Giá trị tài sản ròng của 1 quốc gia sẽ là tổng giá trị ròng của tất cả các công ty + cá nhân cư trú tại một quốc gia + tài sản ròng của chính phủ. Giá trị này sẽ cho thấy sức mạnh về tài chính của quốc gia đó như thế nào.

Cách tính giá trị tài sản ròng

Công thức tính giá trị tài sản ròng:

Công thức tính giá trị tài sản ròng
Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – nợ phải trả
Trong đó:
– Tổng tài sản: Tổng giá trị chứng khoán của quĩ tính theo thị giá + tiền mặt.
– Nợ phải trả: Nợ ngân hàng ( gốc + lãi) hoặc là nợ nhà đầu tư

Tính tổng tất cả những tài sản

Tổng tất cả những tài sản sẽ bao gồm:


  • Tài sản lưu động: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc các khoản tiền tương đương khác.
  • Những khoản đầu tư hưu trí: Gồm những chương trình đầu tư hưu trí hay bảo hiểm xã hội.
  • Những tài sản đầu tư khác: Là các khoản đầu tư không có mục đích hưu trí.
  • Tài sản hoặc là cổ phần kinh doanh: Nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp nào đó. Vậy bạn hãy cộng tất cả những giá trị ròng của công ty cùng tài sản kinh doanh quan trọng mình đang có. Nhưng, không phải lúc nào các khoản này cũng dễ dàng chuyển sang thành tiền mặt. Cho nên bạn cần phải cân nhắc thận trọng.
  • Bất động sản: Là những bất động sản cho việc nghỉ dưỡng hay đầu tư…. Bạn có thể tham khảo một số trang web định giá bất động sản ở Việt Nam như: dinhgianhadat.vn, gachvang.com,…
  • Tài sản của cá nhân: Đồ trang sức, ô tô hay các đồ đạc khác…. Có nhiều người vì không muốn bán hay bán cũng không có giá trị nhiều, vì vậy họ sẽ không đưa vào. 
  • Những khoản cho vay cá nhân: Đó là các khoản mà bạn đã cho bạn bè, gia đình hoặc những cộng sự kinh doanh mượn. Bạn chỉ nên tính số mà mình cho vay có khả năng thu hồi được.
  • Các tài sản khác: Là những tài sản không có trong bất kỳ một nhóm nào kẻ trên. Chẳng hạn như là số tiền hoàn lại của bảo hiểm nhân thọ.

Tính tổng tất cả những khoản nợ phải trả

Những khoản nợ phải trả như:


  • Vay thế chấp: Là khoản mà bạn vay để mua nhà, mua xe…. Hoặc là khoản mà bạn đã thế chấp để mua tài sản giá trị nào đó hoặc để đầu tư.
  • Nợ thẻ tín dụng
  • Vay trả góp: Là các khoản vay mua nhà, mua xe ô tô, xe máy hay các món đồ điện tử, đồ gia dụng với hình thức trả góp.
  • Vay cá nhân: Khoản vay mượn từ người thân, bạn bè hoặc là cộng sự kinh doanh.
  • Vay để kinh doanh: Nếu vay tiền với tư cách cá nhân thì nó cũng sẽ được tính vào giá trị ròng. Bởi vì chính bạn cũng sẽ phải trả khoản vay này.
  • Các khoản nợ khác: Gồm bất kỳ các khoản nợ nào khác mà chúng không nằm trong nhóm kể trên. Hay nó có thể là nghĩa vụ thuế bạn sẽ phải nộp.
giá trị tài sản ròng là gì
Ảnh minh họa

Ví dụ tính giá trị tài sản ròng

Một công ty A có khoản nợ cần trả là 45 triệu USD và tài sản ròng Net Worth là 65 triệu USD thì giá trị tài sản ròng của cổ đông công ty sẽ là:


65 triệu USD – 45 triệu USD = 20 triệu USD

Cách tính giá trị ròng không hề khó nên bạn hoàn toàn có thể tính được nếu tính ra tổng tài sản và số nợ mà cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ có.

Vì sao cần phải xác định giá trị tài sản ròng?

Giá trị tài sản ròng có ý nghĩa quan trọng vì khi xác định được giá trị trị tài sản ròng thì đây sẽ là thước đo trong việc theo dõi các biến động tài chính của cá nhân hoặc doanh nghiệp.

  • Sau khi tính được ra một con số cụ thể thì bạn có thể xác định được tài chính đang ở mức nào. Nếu giá trị ròng của bạn hoặc doanh nghiệp tăng lên thì chứng tỏ đây đang là dấu hiệu tốt. Còn nếu nhận thấy chúng đang giảm sút thì bạn nên xem xét để có thể điều chỉnh ngay lập tức.
  • Bên cạnh đó, việc thống kế giá trị tài sản ròng còn giúp cân bằng được các khoản thu và chi. Nếu chỉ biết chú trọng vào thu nhập mà không để ý đến những khoản chi thì rất có thể giá trị tài sản ròng có thể bị âm. Chính bởi vậy, sự giàu có không chỉ thể hiện ở số tài sản bạn đang sở hữu mà nó sẽ phụ thuộc vào cả 2 yếu tố là số tài sản và số nợ cần phải thanh toán.
  • Ngoài ra, khi xác định được giá trị tài sản ròng thì bạn cũng biết được khoảng nợ của bản thân đang là bao nhiêu. Nếu khoản nợ quá lớn chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng và nhanh chóng tìm giải pháp để có thể giảm nợ. bên cạnh đó, bạn còn biết cách để tăng giá trị tài sản ròng lên bằng cách trả hết nợ, tiết kiệm và đầu tư tiền,…
  • Cân nhắc đầu tư hợp lý để thu lợi nhuận trong tương lai. Tuy nhiên, mức đầu tư không nên vượt quá giá trị tài sản ròng đang có bởi nếu có gì bất trắc xảy ra thì có khả năng bạn sẽ không thể đảm bảo khả năng chi trả được và khiến giá trị tài sản ròng rơi vào tình trạng âm.
  • Đặc biệt, giá trị tài sản ròng còn là một tiêu chí quan trọng quyết định bạn có được ngân hàng đồng ý duyệt khoản vay hay không

Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu được bản chất của giá trị tài sản ròng là gì, cách tính và ý nghĩa giá trị của nó rồi có đúng không. Isinhvien hy vọng rằng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc kiểm soát tình hình tài chính cá nhân. Đừng quên theo dõi chuyên trang kế toán – tài chính để có thể thường xuyên cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!


Bài viết khác liên quan đến Tài sản ròng

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close