Kỹ năng tìm việc

Áp lực là gì? Cách giải tỏa áp lực cuộc sống, gia đình và công việc

Áp lực là gì?

Với câu hỏi ” Áp lực là gì?” ta có thể hiểu đơn giản rằng: áp lực là trạng thái sức khỏe và tinh thần ở thời điểm thấp nhất khiến con người cảm thấy lúc nào cũng khó khăn, mệt mỏi tột độ như thể bạn bị dồn vào chân tường trong một cuộc chiến quyết liệt.

Áp lực ở mỗi người có thể là rất khác nhau, tùy quan niệm sống, sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng người. Vì vậy áp lực sẽ dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau, có thể là tiêu cực gây nguy hiểm hoặc tích cực giúp trưởng thành lớn lên.

Những nguyên nhân gây ra áp lực

Áp lực có thể do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm các yếu tố tâm lý, căng thẳng phát sinh trong đời sống hàng ngày về khả năng giải quyết tâm trạng. Những nguyên nhân gây ra áp lực là gì? Cùng Isinhvien nhìn nhận từ nhiều khía cạnh đời sống khác nhau:

Áp lực cuộc sống

Trong cuộc sống hiện đại tấp nập, bộn bề, chúng ta phải thường xuyên đối mặt với hàng loạt áp lực cuộc sống. Những sự kiện bất ngờ, không như ý có thể dẫn đến tình trạng sa sút nghiêm trọng kéo dài cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.


Thay đổi cuộc sống

Các sự kiện chuyển nhà, sự ra đi của một người thân thương là những nguyên nhân hàng đầu gây ra áp lực cuộc sống. Ngay cả những chuyển biến tích cực như kết hôn hay nghỉ hưu cũng có thể khiến chúng ta cảm thấy vô cùng lo lắng và căng thẳng.

áp lực là gì

Gặp tình huống nguy hiểm

Việc bạn gặp các tình huống nguy hiểm như hỏa hoạn, tai nạn ô tô hoặc là nạn nhân của tội phạm cũng có thể khiến bạn bị áp lực. Bất kỳ chuyện nguy hiểm nào đều có khả năng trở thành nguyên nhân gây ra lực cuộc sống trong thời gian ngắn hoặc dài.

Tài chính

Nỗi lo tiền bạc, đặc biệt là tiền vay mua nhà, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng áp lực cuộc sống. Những người sống trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo túng và phải đối mặt với nợ nần hoặc phá sản có thể gặp căng thẳng trầm trọng.


Sức khỏe

Các vấn đề sức khỏe là những nguyên nhân gây nên áp lực cuộc sống. Những nỗi lo lắng làm sao để khỏe mạnh lại, để trang trải chi phí y tế hoặc phải đối mặt với một căn bệnh nghiêm trọng hoặc bệnh mạn tính đều có thể gây ra áp lực cuộc sống.

Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng nếu bạn càng căng thẳng, bệnh của bạn càng không có tiến triển tốt. Do vậy, nếu đã bị bệnh, bạn phải càng giữ tinh thần lạc quan và thoải mái để vượt qua được áp lực cuộc sống.

Áp lực gia đình

Mâu thuẫn, tranh chấp, cãi vã với con cái, vợ chồng hay các thành viên trong gia đình có thể khiến chúng ta bị áp lực gia đình kéo dài.

Trục trặc trong các mối quan hệ

Nếu không thể tìm thấy sự kết nối tinh thần sâu sắc hoặc không thể bộc lộ trọn vẹn cảm xúc với gia đình bạn cũng rất dễ rơi vào tình trạng bị áp lực gia đình. Những dạng rối loạn sức khỏe tâm thần, bao gồm lo âu và trầm cảm, có thể tăng cường mức độ áp lực gia đình về mặt cảm xúc.


Ly hôn

Ly hôn cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng áp lực gia đình Ngoài việc phải đối mặt với những cung bậc cảm xúc buồn giận khác nhau, khi ly dị, một trong hai người vợ hoặc chồng phải rời khỏi nhà. Nhiều vấn đề lúc này sẽ nảy sinh bao gồm phân chia tài sản, tài chính, chăm sóc và nuôi dưỡng con cái.

Mất đi người thân

Cái chết của người thân, vợ hoặc chồng có thể là một trong những nguyên nhân gây áp lực gia đình nặng nhất mà một người có thể gặp phải. Tình trạng áp lực gia đình có thể trở nên trầm trọng hơn khi bạn còn con nhỏ thì sự căng thẳng này sẽ chồng chất khiến cuộc sống ngày càng khó chịu hơn.

Con cái bị bệnh

Cha mẹ có con cái gặp vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hoặc bị thương tích thường xuyên sẽ gặp nhiều áp lực gia đình. Họ lo lắng về việc hồi phục của con và có thể khó chịu khi thấy trẻ đau đớn hoặc buồn bã.


Ngoài ra, những lo lắng về tài chính liên quan đến chữa trị bệnh cho trẻ cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn gặp nhiều áp lực gia đình.

Áp lực công việc

Tình trạng áp lực công việc xuất hiện khi những yêu cầu của công việc vượt ngoài khả năng thực hiện hoặc chịu đựng của bạn. Nói một cách ngắn gọn áp lực công việc do công việc là tình trạng mất cân bằng trong việc đảm bảo hoàn thành yêu cầu công việc và chăm lo, chu toàn cuộc sống cá nhân.

Căng thẳng tìm cách ứng xử trong công việc

Áp lực công việc rất thường xuyên xảy ra, nhất là với nhân sự mới vào làm. Bạn lo lắng không biết nên cư xử như thế nào mới đúng mực với từng vị trí trong công ty, đặc biệt là cách phản hồi ý kiến với cấp trên, đồng nghiệp.

Quá quan trọng vấn đề kinh nghiệm

Một nguyên nhân gây ra áp lực công việc là khi bạn lo lắng việc mình thiếu kinh nghiệm nên khó lòng hòa nhập cùng những nhân sự lâu năm. Thậm chí, có nhân viên vì nghĩ rằng mình trẻ nhất công ty nên thường xuyên tự ti về khả năng tiếp nhận công việc.


Không nắm rõ về nhiệm vụ trong công việc

Nếu bạn không chắc chắn về những nhiệm vụ được giao, công việc của bạn có thể thay đổi ra sao hoặc không biết về những mục tiêu mà phòng bạn hoặc công ty của bạn đang hướng tới, bạn sẽ bị áp lực công việc.

Nếu công việc đòi hỏi bạn phải báo cáo với nhiều người, bạn cũng sẽ trở nên bị áp lực khi phải cố gắng hoàn thành yêu cầu của tất cả cấp trên ấy.

Mất cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân

Cuộc sống hiện đại gắn với sự năng động và bận rộn vô hình tạo ra những áp lực công việc. Đặc biệt khi bạn là người mải mê công việc và hậu quả làm mất cân bằng cuộc sống của bản thân.

Việc mất cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân thật là một trong những nguyên nhân dẫn đến áp lực công việc. Công việc rất quan trọng, nhưng bạn cũng phải chăm lo đến đời sống cá nhân của chính mình.


Áp lực học tập

Áp lực học tập chính là nguyên nhân hàng đầu gây stress, trầm cảm và rất nhiều vấn đề tâm lý khác cho học sinh, sinh viên hiện nay. Áp lực học tập luôn đè nặng trên vai bất cứ học sinh, sinh viên nào.

Chương trình học nặng về lý thuyết

Một trong những yếu tố đẩy tới tình trạng áp lực học tập hiện nay tăng cao đó chính là hệ thống chương trình học đang nặng về mặt lý thuyết. Mà thông thường những kiến thức lý thuyết thường khô khan, khó tiếp thu và khó nhớ do không được áp dụng thực tế nhiều.

Giáo dục quan trọng điểm số thành tích

Việc các bạn đi học không đạt điểm cao, khiến lớp có thành tích kém rồi bị thầy cô đánh giá không cao … Từ đó bản thân mỗi bạn học sinh tự mang trong mình những áp lực học tập cực kỳ lớn.

Áp lực phải thi trường chuyên, lớp chọn

Hiện nay, học sinh phải học ngày học đêm với hy vọng đỗ vào trường điểm, trường chuyên có tiếng. Tuy nhiên, khi trẻ thi trượt, từ hy vọng thành thất vọng, bị cha mẹ than phiền, trẻ cũng tự mình cảm thấy chán nản mất công học mà không thu được kết quả mong muốn. Từ đó vô tình tạp ra những áp lực học tập cho các em.


Áp lực về học phí

Những áp lực về học phí đối với những sinh viên tỉnh lẻ là một trong những nguyên nhân gây ra áp lực học tập cho sinh viên. Với tình trạng học phí tăng dần theo từng năm thì điều này có lẽ sẽ là nguyên nhân gây ra áp lực kéo dài của sinh viên.

áp lực là gì

Một số cách giải tỏa áp lực hiệu quả

Sau khi hiểu được áp lực là gì? Những nguyên nhân gây ra áp lực. Thì cách tốt nhất là mỗi người chúng ta học cách giải tỏa áp lực và xử lý áp lực đúng cách. 

Vận động cơ thể

Tác hại của lối sống ít vận động hầu như ai cũng biết. Vận động cơ thể nhẹ nhàng vào những khoảng nghỉ ngắn trong ngày sẽ giúp bạn chống lại những ảnh hưởng do bị áp lực gây ra.

Chia sẽ áp lực của bạn

Hãy chia sẽ cảm xúc và mối lo âu mà bạn đang gặp phải với người bạn đời, thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý, có thể với bất kì ai mà bạn muốn, chỉ cần bạn cảm thấy thoải mái khi tâm sự với họ.


Khi áp lực, căng thẳng dồn dập đè lên đầu bạn, việc nói chuyện, chia sẻ với một ai đó sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Tưởng tượng những cảnh yên bình

Dành ra ít nhất 5 phút mỗi ngày để hình dung ra những cảnh tượng yên bình, ví dụ như một bãi biển tràn đầy nắng ấm hay một khu rừng xanh yên tĩnh. Tập trung vào những gì bạn thấy, nghe, ngửi để cảm nhận sự yên bình trong bó, đồng thời loại bỏ áp lực ở thực tại.

Không làm quá nhiều việc cùng một lúc

Tính đa nhiệm trong công việc thường luôn được đánh giá cao. Tuy nhiên, hiệu suất công việc có thể không được đảm bảo. Hơn nữa, làm quá nhiều việc cùng một lúc sẽ dễ khiến bạn bị áp lực khi phải phân tán sự tập trung của mình. Do đó, nếu được, bạn nên chia mốc thời gian cho từng đầu việc cụ thể nhé!

Dành thời gian cho bạn bè và gia đình

Khi bản thân bị áp lực bạn đừng tự mình gồng gánh mọi thứ, lúc này bạn cần một chỗ dựa để chia sẻ. Bạn nên tìm đến những người bạn, những người thân thương mà bạn tin tưởng nhất để trải lòng và nhận những lời khuyên từ họ.


Dưới cái nhìn khách quan của người ngoài cuộc sẽ giúp bạn định hướng và suy nghĩ đúng đắn hơn, từ đó dễ dàng giúp bản thân giải tỏa áp lực mệt mỏi.

Qua bài viết trên ắt hẳn bạn đã phần nào hiểu được áp lực là gì? Nguyên nhân và cách giải tỏa áp lực từ cuộc sống, gia đình, công việc và học tập. Hy vọng những chia sẻ từ Isinhvien sẽ giúp bạn tìm ra cách giảm áp lực hiệu quả, từ đó có thể nâng cao chất lượng cuộc sống hơn. Truy cập chuyên mục kỹ năng tìm việc để đọc nhiều bài viết hơn nhé.

Bài viết khác liên quan đến Áp lực

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close