Kế Toán Tài Chính

Giá niêm yết là gì? Cách tính giá niêm yết và ví dụ

Gía niêm yết là gì? Trong việc mua bán các loại hàng hóa, sử dụng dịch vụ việc niêm yết giá là một vấn đề quan trọng bởi vì khi không có giá niêm yết sẽ tạo ra nhiều bất cập trong việc kinh doanh, thị trường sẽ không có sự ổn định, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề tồn tại trong việc niêm yết trong hoạt động của các cá nhân, tổ chức. Isinhvien sẽ giúp bạn tìm hiểu về giá niêm yết là gì? Cách tính giá cả niêm yết? Những vấn đề còn tồn tại khi niêm yết giá cả hàng hóa.

Giá niêm yết là gì?

Khái niệm giá niêm yết

Giá niêm yết (List price) là giá hàng hóa hay dịch vụ mà cá nhân hay tổ chức công khai cho khách hàng một cách minh bạch. Thường được gọi là giá theo danh mục, đó là giá của toàn bộ sản phẩm và giá cả được các nhà sản xuất công khai mà không tính bất kỳ chi phí hay chiết khấu nào. Nói cách khác đó là giá mà các nhà sản xuất sẵn sàng bán sản phẩm của họ.


Giá niêm yết là gì
Giá niêm yết là gì?

Giá niêm yết được hiển thị ở đâu?

Giá niêm yết được các cá nhân hay tổ chức cho biết khi được hiển thị dưới dạng bảng giá, được in trên các bao bì sản phẩm, được ghi một cách công khai và minh bạch để không gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Đặc điểm của giá niêm yết 

Trong hầu hết các trường hợp giá niêm yết sẽ được áp dụng trong các loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trừ hàng hóa đặc biệt. 

  • Giá niêm yết sẽ được áp dụng cho những khách hàng mua với số lượng ít, mua số lượng lẻ.
  • Một số cửa hàng trong khi cạnh tranh trong một mặt hàng hoặc muốn giữ khách hàng họ sẽ có xu hướng giảm giá niêm yết. Trường hợp này chỉ xuất hiện ở các cửa hàng quy mô vừa và nhỏ, ở các hộ kinh doanh còn các siêu thị lớn sẽ bán theo đúng giá niêm yết của mặt hàng.

Tại sao giá niêm yết lại quan trọng?

Mục đích chính của giá niêm yết không chỉ là trang trải chi phí sản xuất và phát triển sản phẩm mà còn là tạo ra lợi nhuận – đây cũng là mục đích chính và mục tiêu cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào.


Trong khi tham gia thị trường hoặc giới thiệu một sản phẩm mới, doanh nghiệp muốn bám sát Giá niêm yết nhiều nhất có thể, coi đây là biện pháp đảm bảo chính cho lợi nhuận ổn định từ việc bán hàng.

Cách tính giá niêm yết

Giá niêm yết sẽ bằng giá bán chia cho hiệu của 1 trừ kết quả chiết khấu chia cho 100, cụ thể:

Công thức tính giá niêm yết:
Giá niêm yết là gì? Cách tính giá niêm yết và ví dụ 2
Trong đó:
L: Giá niêm yết
S: Giá bán
D: Chiết khấu

Ví dụ: Nếu giá bán của một mặt hàng là $40 và chiết khấu là 20% thì giá niêm yết được tính như sau:

Giá niêm yết là gì
Giá niêm yết là gì

Vậy giá niêm yết là $50. Số tiền khách hàng tiết kiệm được = $50 – $40 = $10

Cách thức niêm yết giá tại Việt Nam

Nhà nước quy định giá niêm yết theo quy định 18 Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn về luật giá và cách thức  niêm yết giá: 


  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về giá mua, giá bán của hàng hóa, giá bán hàng hóa, dịch vụ, bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng.
  • Đối với hàng hóa do Nhà nước định giá  thì cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước quy định.
  • Đối với các hàng hóa không thuộc các danh mục do Nhà nước niêm yết giá các tổ chức cá nhân không được bán cao hơn hoặc thấp hơn giá thị trường. 
  • Đồng tiền niêm yết là đồng Việt Nam đồng trừ trường hợp pháp luật quy định riêng.
  • Giá niêm yết là giá hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của loại hàng hóa, dịch vụ đó.

Giá cả niêm yết và những vấn đề hiện nay

Để tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh giá cả niêm yết là một vấn đề cần quan tâm tuy nhiên vẫn những vấn đề còn tồn tại trong việc niêm yết giá. Các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh niêm yết giá cao hơn hoặc thấp hơn quá nhiều so với mặt bằng chung tạo ra môi trường thiếu lành mạnh tạo tác động xấu đến thị trường . Một số vấn đề còn tồn tại như:


  • Đầu tiên đó là chưa sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong việc phối hợp kiểm tra trong công tác kiểm tra, xử lý các hộ kinh doanh. Kinh doanh theo hình thức tự phát, không có địa điểm cố định nhất là trong các địa điểm du lịch, việc không có bảng niêm yết giá, đẩy giá lên cao nưng việc xử lý thường chậm và không có dứt khoát  việc lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Tiếp theo có thể nói đến đó là việc các cơ sở kinh doanh, sản xuất không công khai giá bằng các hình thức đúng như trong quy định như: in, dán, ghi giá dịch vụ, giá trên bao bì sản phẩm, gây bất tiện cho khách hàng và cơ quan có thẩm quyền khi kiểm tra.
  • Nhiều cá nhân và tổ chức khi hoạt động kinh doanh không thực hiện việc gửi thông báo mức giá của hàng hóa, hóa đơn khi kinh doanh tạo nên những bất cập khi công tác kiểm tra được tiến hành. Nhất là các cơ sở kinh doanh tự phát  tại, không đăng ký giấy phép kinh doanh, các quán ăn tại các địa điểm nổi tiếng thu hút nhiều người việc quản lý trở nên khó khăn hơ cho các cơ quan.
  • Việc biết được giá niêm giúp khách hàng dễ đưa ra sự lựa chọn khi mua hàng, tránh được việc bán phá giá gây tổn thất cho người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tuy còn nhiều vấn đề trong việc quản lý giá cả niêm yết nhưng những vấn đề đang được khắc phục.

Hẳn bài viết trên đây đã giúp các bạn nắm được giá niêm yết là gì cũng như hiểu rõ ý nghĩa và cách tính giá niêm yết rồi đúng chứ. Đừng quên xem thêm các bài viết hay về Kế Toán Tài Chính trên Isinhvien nhé, cảm ơn bạn đã đọc hết bài!


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close