Học Seo Web

Internal Link là gì? 5 cách giúp tăng thứ hạng website với liên kết nội bộ

Internal Link là gì? Tầm quan trọng của nó trong SEO,...Isinhvien đã tổng hợp đầy đủ kiến thức liên quan đến Liên kết nội bộ trong bài viết bên dưới, nhớ đọc hết nhé!

Là một marketer trong lĩnh vực SEO, hẳn bạn đã nghe qua thuật ngữ Liên kết nội bộ hay còn gọi là Internal link là gì rồi nhỉ. Trước tiên, hãy tìm hiểu khái niệm của nó là gì qua một ví dụ đơn giản.

Ví dụ sơ qua để bạn hiểu Internal Link là gì:

Lấy ví dụ ngay website của Isinhvien, giả sử Isinhvien đang có 2 bài viết trên trang.

Bài viết 1: https://isinhvien.com/cong-cu-kiem-tra-mat-do-tu-khoa/

Bài viết 2: https://isinhvien.com/mat-do-tu-khoa-trong-seo/

Nếu bạn gắn link bài viết 1 bỏ vị trí nào đó trong bài viết 2 thì điều đó được coi là liên kết nội bộ.

Vậy, chúng ta kết luận gì từ điều này?

Liên kết nội bộ chính là liên kết giữa hai trang của cùng một tên miền.

Hãy để Isinhvien đi sâu và giải thích khái niệm về Internal Link là gì một cách toàn diện hơn, và từ đó bạn có thể sử dụng chúng thành thạo để tăng xếp hạng SEO cho website và webpage của bạn.


Internal Link là gì?

Internal link là gì
Internal Link là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong SEO

Nói một cách dễ hiểu, bạn có thể coi Liên kết nội bộ (Internal Link) là liên kết hỗ trợ, rất quan trọng đối với trang web và giúp cải thiện Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm (SEO).

Với ví dụ Internal Link là gì ở đầu bài, chiến lược liên kết như vậy được sử dụng để kết nối trang này với trang khác trên cùng một website. Nếu bạn làm tốt, điều đó sẽ giúp tăng hiệu suất và thứ hạng cho site của bạn.

Theo một nghiên cứu, người ta đã giải thích rằng khoảng 40% lưu lượng truy cập tăng lên nhờ sự trợ giúp của các liên kết nội bộ, điều này cũng giúp cải thiện quá trình tạo ra khách hàng tiềm năng cho công ty. Hôm nay chúng ta sẽ nói về cách liên kết nội bộ giúp cải thiện SEO của trang web.

Tầm quan trọng của liên kết nội bộ đối với SEO

Nếu bạn muốn Công cụ tìm kiếm khám phá các dạng nội dung mới và sáng tạo trên trang web của mình, thì bạn phải nắm giữ các liên kết nội bộ và kết nối trang này với trang kia, để Google có thể biết rằng các trang đó tồn tại.


Vậy vai trò của Internal Link là gì? Các liên kết nội bộ sẽ giúp vận hành đúng chức năng của trang web và cũng theo dõi xếp hạng trên trang. Nó cũng giúp bạn hiểu rằng chất lượng của liên kết là rất quan trọng, chứ không chỉ riêng về số lượng bài trong website.

Việc bạn sử dụng 1 hay nhiều liên kết nội bộ là tùy thuộc vào bạn. Để tìm ra bản chất của liên kết nội bộ, bạn cần hiểu cấu trúc trang web ban đầu.

Để hiểu rõ hơn, hãy để Isinhvien nói sơ qua cách thức hoạt động của Google

Liên kết nội bộ giúp ích cho Google như thế nào?

Hiểu Internal Link là gì rồi, giờ cùng Isinhvien tìm hiểu nó giúp ích cho Google thế nào nhé. Google hiện đang làm việc dựa trên việc tìm kiếm liên tục các trang mới. Khi Google tìm thấy một trang mới, nó sẽ thêm trang đó vào danh sách các trang đã biết.

Có nghĩa là, các trang mà Google đã thu thập thông tin là các trang đã biết đối với Google. Sau đó, bạn thêm một số trang khác vào website của mình mà Google chưa thu thập dữ liệu. Google sẽ tiếp cận các trang đó thông qua các liên kết nội bộ của các trang đã biết.


Mối quan hệ giữa các nội dung trong cùng 1 website

Google thu thập dữ liệu các trang web bằng cách đi theo các liên kết, cả link nội bộ và bên ngoài, sử dụng một con bot có tên là Googlebot. Bot này đến trang chủ của một trang web, bắt đầu hiển thị trang và theo liên kết đầu tiên. Bằng cách truy cập các liên kết, Google có thể tìm ra mối quan hệ giữa các trang, bài đăng và nội dung khác. Bằng cách này, Google sẽ tìm ra những trang nào trên trang web của bạn có chủ đề tương tự nhau.

Internal link là gì
Số lượng liên kết nội bộ đến một trang sẽ cung cấp tín hiệu cho Googlebot về tầm quan trọng của trang đó.

Có nên chọn bất kì trang nào để làm liên kết nội bộ không?

Câu trả lời là “KHÔNG”

Lưu ý khi lựa chọn các Internal Link là gì? Các trang được chọn làm liên kết nội bộ phải có liên quan chặt chẽ với nhau. Khái niệm này được gọi là silo (sẽ đề cập rõ hơn bên dưới).


Các cách tối ưu hóa liên kết nội bộ giúp tăng thứ hạng trong SEO

1. Xây dựng cấu trúc sillo

Cấu trúc Silo trong SEO dùng để tổ chức thông tin theo các nhóm trang cùng chủ đề, thể loại nội dung, có liên quan chặt chẽ với nhau một cách hợp lý được cấu trúc hoặc thông qua liên kết dựa trên từ khóa (silo ảo). Các nội dung có liên quan với nhau được nằm trong một silo và nó giúp Google hiểu rõ website hơn.

Internal link là gì

Một trong những lợi thế của silo chính là nó sẽ khiến người dùng có thể tìm thấy mức độ liên quan giữa trang này với trang khác.

Do đó, họ sẽ dành nhiều thời gian hơn trên trang web của bạn. Tỷ lệ thoát trang sẽ ít hơn và tương tác sẽ nhiều hơn. Tất cả điều này sẽ báo hiệu cho Công cụ tìm kiếm rằng các trang trên trang web của bạn là quan trọng, nhiều thông tin và hấp dẫn đối với người dùng, điều này sẽ đảm bảo tăng xếp hạng tìm kiếm cho bạn.


2. Tập trung vào nội dung

Theo logic, bạn càng nhận tạo ra nhiều nội dung thì càng có nhiều liên kết nội bộ mà bạn có thể thiết lập.

Thành công liên kết nội bộ của bạn sẽ dựa vào chiến lược tiếp thị nội dung tổng thể của bạn. Sau đó, bạn sẽ có thể liên kết đến nội dung của mình từ các trang và bài viết khác nhau để giữ người dùng ở lâu hơn trên website.

Nhớ rằng liên kết đến nội dung hữu ích và có liên quan sẽ cung cấp thêm giá trị cho người đọc của bạn theo cách tự nhiên.

3. Viết anchor text tự nhiên

Anchor Text là một đoạn văn bản có thể nhìn thấy được mà khi bạn nhấp vào siêu liên kết (hyperlink) sẽ chuyển hướng đến một trang web/URL mới. Bình thường Anchor Text còn có tên gọi khác là linklabel, link text, hoặc link title.

Anchor text trong Internal Link là gì? Đó là một phần rất quan trọng đối với SEO, giúp cho cấu trúc trang web của bạn trông rõ ràng với các công cụ tìm kiếm như Google. Khi các công cụ tìm kiếm hiểu được liên kết nội bộ thông qua Anchor Text, sẽ dễ dàng đưa bạn lên top hơn vì nó cung cấp toàn bộ ngữ cảnh về trang web của bạn.


Internal link là gì
Một số kiểu anchor text

4. Loại bỏ những liên kết không quan trọng

Tránh việc nhồi nhét quá nhiều liên kết nội bộ trong bài viết có thể sẽ bị Google cho là spam. Bạn nên loại bỏ các liên kết không cần thiết và chỉ giữ lại những liên kết quan trọng và chất lượng thôi.

5. Tạo liên kết sâu hơn

Các liên kết của bạn càng đi sâu, chuỗi liên kết nội bộ của bạn càng tốt. Trên thực tế, một trong những lỗi chính là liên kết đến trang chủ của bạn hoặc đến trang “liên hệ với chúng tôi”. Vấn đề là, bạn không nên liên kết đến các trang cấp cao nhất vì chúng đã có liên kết nhờ menu điều hướng chính. Về trang chủ, nó đã có đủ các liên kết trỏ đến nó.

Mục đích là liên kết đến các trang sâu hơn để xây dựng một chuỗi bài liên quan một cách tự nhiên và cung cấp điều hướng dễ dàng hơn cho khách truy cập.


Đọc đến đây chắc bạn đã hiểu Liên kết nội bộ – Internal Link là gì rồi nhỉ? Nhớ share bài viết này nếu thấy hữu ích và đừng quên nhấn follow Isinhvien để học thêm nhiều kiến thức mới nhé!

Back to top button
Close