Ngành đào tạo

Ngành Bảo vệ thực vật là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?

Bạn đang muốn tìm hiểu ngành Bảo vệ thực vật là gì? Học ngành ra ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?,… Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Bảo vệ thực vật để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Bảo vệ thực vật là gì?

  • Ngành đào tạo: BẢO VỆ THỰC VẬT
  • Tên tiếng Anh: Plant Protection
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Nông – Lâm – Ngư
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Bảo vệ thực vật là ngành đào tạo các kiến thức về cây trồng: đất, môi trường sống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, đặc biệt đi sâu vào các kiến thức về sâu, bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng… 

Những người làm việc trong ngành Bảo vệ thực vật chuyên nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại tài nguyên thực vật, để bảo vệ cây trồng (cả trước và sau thu hoạch) nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường đồng thời góp phần phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới hiện đại, bền vững của Việt Nam.


Ngành Bảo vệ thực vật là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
Ngành Bảo vệ thực vật là gì?

Mục tiêu đào tạo của ngành Bảo vệ thực vật

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có lập trường chính trị – tư tưởng vững vàng, có kiến thức và kỹ năng về Bảo vệ thực vật; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ Bảo vệ thực vật.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Bảo vệ thực vật là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên môn về khoa học và kỹ thuật cây trồng, đặc biệt là kiến thức phòng trừ sâu, bệnh, dịch hại để bảo vệ cây trồng và chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.


Một số môn học tiêu biểu của ngành có thể kể đến như: Sinh học, Trồng trọt, Bệnh cây, Côn trùng, Hóa sinh, Vi sinh, Cây lúa, Cây lương thực và Rau màu, Cây trồng dài ngày, Hóa bảo vệ Thực vật, Dịch tể học Bảo vệ thực vật, Kiểm dịch Thực vật, Dịch hại Nông sản Sau thu hoạch, Phương pháp giám định côn trùng, Phương pháp Giám định Bệnh hại cây trồng, IPM trong Bảo vệ Thực vật, Nông nghiệp sạch và Bền vững, Phương pháp Nghiên cứu Khoa học…

Ngành Bảo vệ thực vật thi khối nào?

Các khối xét tuyển ngành Bảo vệ thực vật bao gồm:

  • A00: Toán – Lý – Hóa học
  • A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
  • B00: Toán – Hóa – Sinh học
  • A16: Toán – Khoa học tự nhiên – Ngữ văn
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • D09: Toán – Lịch sử – Tiếng Anh
  • B02: Toán – Sinh học – Địa lý
  • D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh

Những tố chất khi học ngành Bảo vệ thực vật

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Bảo vệ thực vật. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:


  • Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển);
  • Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên;
  • Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;
  • Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý;
  • Yêu thiên nhiên, môi trường;
  • Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên;
  • Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng;
  • Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật.

Các trường đào tạo ngành Bảo vệ thực vật

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Bảo vệ thực vật uy tín hiện nay:

Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Nông lâm Bắc Giang
  • Đại học Tây Bắc
  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Nông lâm – Đại học Huế
  • Đại học Quảng Nam
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Hồng Đức

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học An Giang
  • Đại học Bạc Liêu
  • Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
  • Đại học Dân lập Cửu Long

Học ngành Bảo vệ thực vật ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Bảo vệ thực vật có thể thực hiện các công việc sau:


  • Kỹ sư phụ trách kỹ thuật tại các cơ quan quản lý nông nghiệp và doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.
  • Kỹ sư phụ trách kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp.
  • Nghiên cứu viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu nông nghiệp.
  • Giảng viên tại các Trường Trung cấp và Cao đẳng Nông nghiệp.
  • Học viên cao học (trình độ thạc sĩ) hoặc nghiên cứu sinh (trình độ tiến sĩ) thuộc chuyên ngành Bảo vệ Thực vật.
  • Bạn cũng có thể làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động về lĩnh vực Bảo vệ thực vật. Sự phát triển như vũ bão của các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ cũng tạo rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên trong ngành.
Ngành Bảo vệ thực vật là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
Cơ hội việc làm ngành Bảo vệ thực vật

Mức lương ngành Bảo vệ thực vật

Dưới đây là mức thu nhập tại các vị trí cụ thể trong ngành Bảo vệ thực vật mà Isinhvien đã tổng hợp được:


Kỹ sư thực nghiệm cây trồng:

  • Mức lương: 9,000,000đ – 10,000,000đ/tháng.
  • Yêu cầu: 1 năm kinh nghiệm.

Kỹ sư nông nghiệp:

  • Mức lương: 7,000,000đ – 15,000,000đ/tháng.
  • Yêu cầu: 2 năm kinh nghiệm.

Nhân viên canh tác:

  • Mức lương: 9,000,000đ – 12,000,000đ/tháng.
  • Yêu cầu: 1 – 2 năm kinh nghiệm.

Nhân viên nghiên cứu:

  • Mức lương: 7,000,000đ – 10,000,000đ/tháng.
  • Yêu cầu: 1 năm kinh nghiệm.

Chương trình đào tạo ngành Bảo vệ thực vật

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Triết học Mác-Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác Lênin
  3. Chủ nghĩa Xã hội khoa học
  4. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  5. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
  6. Tiếng Anh 1, 2
  7. Tin học đại cương – Lý thuyết
  8. Tin học đại cương – thực tập
  9. Giáo dục thể chất 1, 2, 3

Các môn học chuyên ngành

  1. Phương pháp tiếp cận khoa học
  2. Sinh lý thực vật
  3. Khoa học đất cơ bản
  4. Khí tượng nông nghiệp
  5. Sinh hóa thực vật
  6. Di truyền thực vật
  7. Độ phì và phân bón
  8. Phương pháp thí nghiệm
  9. Quản lý nước trong sản xuất cây trồng
  10. Chọn giống cây trồng
  11. Vi sinh vật nông nghiệp
  12. Sinh học phân tử trong nông nghiệp
  13. Nông học đại cương
  14. Thực tập cơ sở BVTV 1
  15. Rèn nghề BVTV 1
  16. Thực tập cơ sở BVTV 2
  17. Côn trùng đại cương
  18. Bệnh cây đại cương
  19. Cỏ dại và quản lý cỏ dại
  20. Công nghệ sinh học trong BVTV
  21. Thuốc bảo vệ thực vật
  22. Thực tập giáo trình BVTV 1
  23. Bệnh cây chuyên khoa
  24. Côn trùng chuyên khoa
  25. Thực tập giáo trình BVTV 2
  26. Quản lý dịch hại tổng hợp
  27. Anh văn chuyên ngành nông nghiệp
  28. Cây rau
  29. Hoa và cây kiểng
  30. Cây dược liệu
  31. Dịch hại trong kho
  32. Bệnh sau thu hoạch
  33. Kiểm dịch thực vật
  34. Động vật hại nông nghiệp
  35. Bảo vệ môi trường nông nghiệp
  36. GAP và nông nghiệp hữu cơ
  37. Khuyến nông
  38. Hệ thống canh tác
  39. Sản xuất nấm ăn và dược liệu
  40. Cây lương thực
  41. Cây công nghiệp ngắn ngày

Trên đây là những thông tin chi tiết về ngành Bảo vệ thực vật, học những môn nào, cơ hội việc làm sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Nông – Lâm – Ngư


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close