Ngành đào tạo

Ngành Quản lý thủy sản là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Quản lý thủy sản nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Quản lý thủy sản để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Quản lý thủy sản là gì?

  • Ngành đào tạo: QUẢN LÝ THỦY SẢN
  • Tên tiếng Anh: Fisheries Management
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Nông – Lâm – Ngư
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Quản lý thủy sản là ngành quản lý tài nguyên thủy sinh trong một vùng nước tự nhiên một cách khoa học để có thể phát triển ngành khai thác thủy sản nhưng vẫn giữ được cân bằng sinh thái và nguồn lợi thủy sản.

Ngành Quản lý thủy sản là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
Ngành Quản lý thủy sản là gì?

Mục tiêu đào tạo của ngành Quản lý thủy sản

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.


Mục tiêu chung

Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng quản lý cũng như phát triển hiệu quả nguồn lợi thủy sản, gắn liền nội dung đào tạo với nhu cầu thực tiễn và các hướng nghiên cứu phát triển công nghệ mang tính chiến lược của ngành thủy sản Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Quản lý thủy sản là trang bị cho sinh viên những kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Quản lý Thủy sản. Sinh viên cũng được cung cấp kiến thức về các nhóm sinh vật trong môi trường nước như cá, động, thực vật, tảo vi khuẩn và các loại hình nguồn lợi thủy sản khác nhau. Hiểu biết các kiến thức về môi trường nước, khí hậu, hải dương, đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam.

Đồng thời, sinh viên sẽ được trang bị các phương pháp đánh giá, nghiên cứu và phân tích các đối tượng liên quan đến nghề cá như: phương pháp phân tích động thực vật phù du, thân mềm, nhuyễn thể, thực vật sống chìm trong nước, các thông số lý hóa của môi trường nước, tính toán các chỉ số đánh giá chủng quần nghề cá và nguồn lợi thủy sản. Có khả năng vận dụng để xây dựng và quản lý tổng hợp các chương trình quy hoạch, bảo tồn tài nguyên ven biển, và đất ngập nước; áp dụng được một số kỹ thuật nuôi, quy trình sản xuất giống các đối tượng thuỷ sản: ngọt, lợ, mặn phục vụ cho công tác tái tạo và bảo vệ nguồn lợi.


Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ nắm bắt được các công cụ viễn thám trong phân vùng quản lý về môi trường và dịch bệnh trong lĩnh vực thủy sản và xây dựng các chương trình quan trắc môi trường và dịch bệnh trong lĩnh vực thủy sản.

Các khối thi xét tuyển ngành Quản lý thủy sản

Ngành Quản lý thủy sản xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • B04: Toán – Sinh học – Giáo dục công dân
  • C13: Ngữ văn – Sinh học – Địa lý
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh

Những tố chất khi học ngành Quản lý thủy sản

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Quản lý thủy sản. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Có tư duy logic và khả năng lập kế hoạch;
  • Có khả năng chịu áp lực công việc;
  • Yêu thiên nhiên, môi trường;
  • Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;
  • Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý
  • Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;
  • Có một khả năng tự chủ, hiểu biết rộng về văn hóa, kỹ năng làm việc nhóm tốt, có khả năng phân tích và tính toán để làm báo cáo chuyên môn
  • Có khả năng tự học là một lợi thế, khả năng thích ứng cùng với sự phức tạp của thị trường lao động, không ngừng cập nhật các kiến thức phương pháp hiện đại nhằm nâng cao năng lực của cá nhân
  • Vận dụng được kỹ năng giao tiếp, tư vấn trong lĩnh vực thủy, hải sản
  • Sử dụng được kỹ năng quản lý và lãnh đạo như: điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể, phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác; khả năng đàm phán, thuyết phục khách hàng…

Cơ sở đào tạo ngành Quản lý thủy sản

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Quản lý thủy sản uy tín hiện nay:


  • Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Cần Thơ

Cơ hội việc làm ngành Quản lý thủy sản

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Quản lý thủy sản có thể thực hiện các công việc sau:

  • Có thể thử sức làm nghiên cứu viên trong lĩnh vực quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản cho các công ty tư nhân và công ty nhà nước.
  • Làm cán bộ quản lý và chuyên viên làm việc ở các cơ quan nhà nước chuyên về lĩnh vực quản lý những nguồn lợi thủy sản/chi cục biển, hải đảo, đầm phá (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các cấp, Tổng cục thủy sản, Cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản,…)
  • Làm việc tại những cơ sở nuôi trồng – chế biến thủy, hải sản
  • Cơ sở sản xuất, chuyên dịch vụ giống và thức ăn cho thủy sản
  • Cán bộ phụ trách các dự án thủy sản, các tổ chức bảo tồn biển, thiên nhiên, các hiệp hội quốc tế trong và ngoài nước
  • Làm nhân viên cho các công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản
  • Quản lý và chỉ đạo trong doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản
  • Làm về mảng Marketing trong nuôi trồng
  • Tự bản thân lập dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản
  • Có thể trở thành những cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu có liên quan.

Mức lương ngành Quản lý thủy sản

Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Quản lý thủy sản mà Isinhvien đã tổng hợp được:


  • Đối với sinh viên vừa tốt nghiệp thì mức lương thường rơi vào khoảng từ 5 – 8 triệu đồng/tháng
  • Đối với những người có từ 1 năm kinh nghiệm trở lên thì mức lương sẽ dao động từ 9 – 15 triệu đồng/tháng.

Chương trình đào tạo ngành Quản lý thủy sản

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1
  2. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2
  3. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  4. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản VN
  5. Tin học cơ sở
  6. Anh văn 1
  7. Anh văn 2
  8. Giáo dục thể chất 1: điền kinh (Bắt buộc)
  9. Giáo dục thể chất 2 và 3 (Tự chọn)
  10. Giáo dục Quốc phòng và An ninh 1, 2,3

Các môn học chuyên ngành

  1. Sinh thái học nguồn lợi thủy sản
  2. Ngư trường – Nguồn lợi thủy sản
  3. Quản trị học
  4. Pháp luật về hàng hải và nghề cá
  5. Phương pháp nghiên cứu khoa học
  6. Công nghệ nuôi trồng thủy sản
  7. Công nghệ khai thác thủy sản
  8. Công nghệ sau thu hoạch
  9. Kinh tế học nghề cá
  10. Tàu thuyền nghề cá
  11. Vật liệu nghề cá
  12. Địa lý kinh tế nghề cá
  13. Hàng hải cơ bản cho nghề cá
  14. Máy điện hàng hải trong nghề cá
  15. Hải dương học nghề cá
  16. Quản lý hậu cần nghề cá
  17. Đăng kiểm và quản lý tàu cá
  18. Qui hoạch và chính sách nghề cá
  19. Quản lý khai thác thủy sản
  20. Quản lý nghề cá bền vững
  21. Thanh tra thủy sản và nghiệp vụ kiểm ngư
  22. Quản trị chuỗi cung ứng
  23. ỨD công nghệ thông tin trong quản lý TS
  24. Thực tập chuyên ngành công nghệ (8 tuần)
  25. Quản lý nghề cá nội địa
  26. Khuyến ngư
  27. Giám sát nghề cá
  28. Quản lý khu Bảo tồn và đa dạng sinh học
  29. Quản trị doanh nghiệp thủy sản
  30. Quản lý tổng hợp vùng ven biển
  31. Quản lý chất lượng và an toàn VSTP thủy sản
  32. Ứng phó biến đổi khí hậu trong quản lý TS

Trên đây là những thông tin về ngành Quản lý thủy sản, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Quản lý thủy sản sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Nông – Lâm – Ngư


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close