Ngành đào tạo

Ngành Công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?

Ngành Công nghệ thông tin là gì? Học môn gì? Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm ra sao?,… Chắc hẳn đây là những câu hỏi mà các bạn học sinh cuối cấp 3 hay “tân sinh viên” đang rất thắc mắc. Nắm bắt được tâm lý đó, hôm nay Isinhvien sẽ nêu những thông tin chi tiết về ngành học này để các bạn có thể tham khảo nhé!

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

  • Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (IT)
  • Tên tiếng anh: Information Technology
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Mã ngành: 7480201

Ngành công nghệ thông tin (IT) được hiểu theo nghĩa rộng là việc sử dụng máy tính và các phần mềm – ứng dụng trên máy tính vào việc tạo ra, lưu trữ, xử lí và truyền dẫn thông tin. Theo học ngành công nghệ thông tin, các bạn sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên sâu theo chuyên ngành mà mình lựa chọn như: khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính và truyền thông, kỹ thuật phần mềm,…


Ngành công nghệ thông tin còn là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.

Ngành công nghệ thông tin là gì
Ngành công nghệ thông tin là gì?

Ngành công nghệ thông tin học trường nào? Thi khối nào?

Sau đây, sẽ là một số trường đại học có xét tuyển ngành công nghệ thông tin để các bạn cùng tham khảo nhé!

STTKhu vực Miền BắcKhu vực Miền Nam
1Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (NEU)
Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin
Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D10.
Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin TP-HCM (ĐHQG)
Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin
2Trường Đại Học Hà Nội
Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin
Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D10.
Trường Đại Học Công Nghiệp (TP-HCM)
Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D10.
3Trường Đại Học Điện Lực
Ngành đào tạo: Công nghệ phần mềm
Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D10.
Trường Đại Học Ngoại Ngữ Tin Học (HUFLIT)
Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D10.
4Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin
Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D10.
Trường Đại Học Công Nghệ (HUTECH)
Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D10.
5Trường Đại Học FPT Hà Nội
Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin
Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D10.
Trường Đại Học Văn Lang (VLU)
Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D10.
Bảng mô tả chi tiết

Những tố chất cần có khi học ngành Công nghệ thông tin

Để kiểm tra mình có phù hợp với ngành IT hay không? Sau đây bạn hãy tự đánh giá bản thân mình với những tố chất sau nhé!


  • Thông minh, tu duy logic tốt
  • Khả năng phân tích, suy luận, xâu chuỗi các sự việc
  • Khả năng sáng tạo va tìm ra những cách giải mới
  • Yêu thích và có khả năng làm việc với máy tính thường xuyên
  • Yêu thích lập trình web và các môn toán đại cương
  • Kiên trì, cẩn thận, chịu được áp lực cao
  • Giao tiếp tốt về ngoại ngữ, tốt nhất là biết và thông dụng ít nhất 2 thứ tiếng nước ngoài.

Học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, các bạn sinh viên có thể phụ trách các công việc sau:

  • Kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT, chủ yếu trong lĩnh vực dữ liệu không gian-thời gian (địa lý, tài nguyên, môi trường, viễn thám. . .). Tập trung vào những ứng dụng về GIS trên thiết bị di động và trao đổi dữ liệu với máy chủ.
  • Kỹ sư vận hành, quản lý, giám sát; phân tích và phát triển các ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp.
  • Kỹ sư chuyên khai thác dữ liệu và thông tin ứng dụng cho các doanh nghiệp trong vấn đề phân tích định lượng, nâng cao hiệu suất kinh doanh và ra quyết định.
  • Kỹ sư xây dựng, phát triển các ứng dụng về lãnh vực truyền thông xã hội và công nghệ Web, một trong những lĩnh vực nóng của CNTT.

Mức lương hấp dẫn của ngành Công nghệ thông tin

Với nhu cầu tuyển dụng đông đảo trong thời đợi công nghệ 4.0 hiện nay, lương thưởng của các vị trí IT luôn nằm ở mức khá cao so với các ngành khác.


  • Mức lương khởi điểm đối với sinh viên thực tập mới ra trường, chưa có kinh nghiệm trong khoảng 4 – 6 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương trung bình đối với nhân viên IT 10 – 25 triệu đồng/tháng và có xu hướng tăng dần theo thời gian, kinh nghiệm, năng lực.
  • Mức lương Với các vị trí Manager hoặc Director thường được tính bằng đô – la Mỹ (USD)  dao động khoảng 30 – 66 triệu đồng/tháng tương đương khoảng 1500USD/tháng ->3000USD/tháng

Ngoài ra, mức lương ngành IT còn được thống kê như sau:

  • Lương IT Support: 7-14 triệu
  • Lương IT Helpdesk: 7-12 triệu
  • Lương IT: Dao động từ 3-23 triệu
  • Lương Manager IT: Dao động từ 13,5-113 triệu
  • Lương IT Sales Executive: Dao động từ 600-1,500$
  • Lương IT Sales Manager: Dao động từ 1,500-3,000$
  • Lương Data Scientist: Dao động từ 1,500-5,000$
  • Lương Data Engineer: Dao động từ 800-1,500$
  • Lương Technical Architect: Dao động từ 4,000-5,000$
  • Lương Solution Architect: Dao động từ 600-2,000$
  • Lương Lập trình viên: Dao động từ 600-2,000$
  • Lương Project Manager: Dao động từ 1,500-3,500$
  • Lương Program Manager: Dao động từ 2,000-4,500$
  • Lương Technical Director/Head of Engineering: Dao động từ 6,000-12,000$

Chương trình đào tạo của ngành Công nghệ thông tin

Chương trình đào tạo của ngành công nghệ thông tin cũng giống như các ngành khác sẽ gồm hai phần: Các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành như sau:


Môn học đại cương

  1. Đại số tuyến tích
  2. Giải tích
  3. Môi trường
  4. Quản trị học
  5. Tâm lý học
  6. Nhập môn công nghệ thông tin
  7. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin
  8. Đường lối lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
  9. Tư Tưởng Hồ Chí Minh
  10. Tiếng anh chuyên ngành bắt buộc
  11. Công tác kỹ sư ngành công nghệ thông tin.

Môn học chuyên ngành

  1. Xác suất thông kê
  2. Toán rời rạc
  3. Ngôn ngữ lập trình C
  4. Kỹ thuật lập trình
  5. Lập trình hướng đối tượng
  6. Cơ sở dữ liệu và quản trị cơ sở dữ liệu
  7. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  8. Cơ sở dữ liệu nâng cao
  9. Lập trình ứng dụng với Java
  10. Kiến trúc và hệ điều hành máy tính
  11. Bảo mật thông tin
  12. Công nghệ phần mềm
  13. Lập trình mạng máy tính
  14. Lập trình trên môi trường Windows
  15. Lập trình trên thiết bị di động
  16. Lập trình Web
  17. Mạng máy tính
  18. Phân tích thiết kế hệ thống
  19. Quản lí dự án CNTT
  20. Trí tuệ nhân tạo
  21. Thực hành an toàn máy chủ Windows
  22. Thực hành bảo mật thông tin
  23. Thực hành cấu trúc dữ liệu giải thuật
  24. Thực hành cơ sở dữ liệu
  25. Thực hành hệ điều hành
  26. Thực hành kiến trúc trên máy tính
  27. Thực hành ngôn ngữ lập trình C
  28. Thực hành kỹ thuật lập trình
  29. Thực hành lập trình hướng đối tượng
  30. Thực hành lập trình trên mạng máy tính
  31. Thực hành lập trình Web
  32. Thực hành lý thuyết đồ thị
  33. Thực hành mạng máy tính
  34. Thực hành phân tích thiết kế hệ thống
  35. Thực hành phân tích thiết kế theo hướng đối tượng
  36. Thực hành lập trình ứng dụng với Java
  37. Thực hành quản trị cơ sở dữ liệu
  38. Đồ án cơ sở ngành và chuyên ngành CNTT

Trên đây, là những thông tin chi tiết về ngành công nghệ thông tin là gì, học gì và cơ hội việc làm, mức lương như thế nào,…Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành Đại học ở Việt Nam. Hãy nhớ, luôn theo dõi và cập nhật những bài viết về ngành đào tạo của Isinhvien, bạn nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Công nghệ


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close