Thiên thạch là gì? Khi nào thiên thạch rơi xuống Trái Đất?
Thiên thạch là gì? Thiên thạch là giống hay khác so với đá ở Trái Đất? Thống kê cho thấy một năm có tận 1700 Thiên Thạch rơi xuống bề mặt Trái Đất, vậy Thiên Thạch có nguy hiểm không? Hãy cùng Isinhvien khám phá qua bài viết này nhé!
1. Thiên thạch là gì?
1.1 Định nghĩa Thiên thạch
Thiên Thạch là gì có thể ai cũng dễ dàng hiểu được, chúng đơn giản là những tảng đá lớn nhỏ rơi xuống từ không gian. Thiên Thạch là đá tuy nhiên chúng khác xa so với đá ở Trái Đất, về tuổi thì Thiên Thạch cũ hơn rất nhiều. Chúng cung cấp một số mẫu duy nhất phục vụ cho nghiên cứu về các thế giới khác, hành tinh khác, tiểu hành tinh hay cả sao chổi… trong hệ mặt trời của chúng ta.
1.2 Các loại thiên thạch
Theo thành phần của chúng, có ba lớp:
- Thiên thạch đá: Thiên thạch đá gồm hai loại được cấu tạo từ chondrites hoặc achondrites, Thống kê cho thấy Thiên thạch Chondrites chiếm 85,7% thiên thạch rơi xuống Trái đất, trong khi achondrites chỉ 7,1%
- Thiên thạch kim loại: Chủ yếu là sắt và niken, chúng được cho rằng là phần còn lại của lõi tiểu hành tinh bị phá hủy.
- Hỗn hợp thiên thạch, thiên thạch phụ hoặc thạch anh: Chúng là những thiên thạch được cấu tạo từ kim loại và đá, tức là vật liệu kim loại và đá. Chúng cực kỳ hiếm và chỉ chiếm 2% số vụ rơi .
2. Thiên thạch được hình thành như thế nào?
Thiên thạch được tạo nên từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Một số nằm trong nhóm có nguồn gốc được tạo nên nhờ sự phá huỷ của các thực thể lớn như ngôi sao, hành tinh, vệ tinh sau các vụ va chạm hoặc các vụ nổ lớn. Số còn lại đơn giản chỉ là các mãnh vỡ của hành tinh. Có rất nhiều mảnh vỡ trong vành đai vệ tinh của Mặt trời nằm giữa sao Mộc và sao Hoả. Hoặc cũng có thể là mảnh rơi của sao chổi …
3. Khi nào thiên thạch rơi xuống trái đất
Chúng ta dễ dàng hiểu lầm rằng Thiên thạch và sao băng là giống nhau. Chúng đều là những mảnh vỡ, tàn tích từ các thực thể lớn hơn lơ lửng trong vũ trụ. Trong khi va vào Trái Đất, thiên thạch có kích thước lớn hơn sẽ vượt qua được lực ma sát của bầu khí quyển để đáp xuống mặt đất mặc dù kích thước có bị bào mòn. Trái lại, sao băng thì không, lựa ma sát quá lớn khiến chúng bốc cháy và phát sáng như những vì sao phù du trên bầu trời mà ta vẫn hay nhìn thấy.
Thống kê cho thấy có tận 17000 Thiên thạch rơi xuống Trái đất mỗi năm, tuy nhiên tác động của nó quá bé hoặc chúng chỉ rơi vào những vùng vắng vẻ hoang vu kín tiếng. Phần lớn các sự kiện này là không thể đoán trước và ít nhận được chú ý.
4. Những tác động thiên thạch gây ra
4.1 Những tác động tiêu cực của Thiên thạch là gì
Thiên thạch với kích thước lớn có tác động khôn lường đối với sự sống trên Trái Đất. Sự kiện va chạm lớn gần đây nhất là sự kiện ở kỷ Băng Hà – Đệ tam (Paleogene) xảy ra ~ 66 triệu năm trước. Khiến cho 2/3 số loài trên Trái đất đã tuyệt chủng trong đó có Khủng long.
Vào đầu những năm 1990, người ta tìm thấy cấu trúc Chicxulub có đường kính 200 km bị chôn vùi dưới lớp trầm tích ~ 1 km bên dưới và ngoài khơi Bán đảo Yucatan, Mexico. Vụ va chạm Chicxulub đã tạo ra sóng thần và động đất khổng lồ, gây cháy rừng trên khắp thế giới và giải phóng một lượng lớn các phân tử khí lưu huỳnh vào bầu khí quyển.
ói tóm lại, tác động của thiên thạch lớn với quy mô của Chicxulub gây ra các hiệu ứng hủy diệt toàn cầu và sẽ dẫn đến sự kết thúc của cả một nền văn minh. Điều này hoàn toàn có thể lặp lại trong tương lai, tuy nhiên xác suất được dự đoán là rất thấp.
4.2 Những tác động tích cực của Thiên thạch là gì
Ngoài các sự kiện hủy diệt đại hồng thủy, những nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sự kiện va chạm cũng có tác động có lợi cho đời sống vi sinh vật. Sự va chạm của Thiên thạch có thể đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thích hợp cho sự sống xuất hiện trên Trái đất vào khoảng 4 tỷ năm trước.
Đặc biệt, những va chạm với thiên thạch cũng mang lại lợi ích cho nền kinh tế ngày nay. Chúng có đóng góp to lớn từ vật liệu xây dựng và hồ chứa thủy điện đến quặng kinh tế và mỏ hydrocacbon.
5. Thiên thạch rơi ở Việt Nam
Ngoài những giá trị nghiên cứu và Kinh tế, thiên thạch với kích thướng nhỏ, đa dạng và quý hiếm cũng là món đồ quý giá mà ai cũng muốn săn lùng. Ở Việt Nam cũng không ngoại trừ, đã từng có thiên thạch quý rơi xuống. Bằng chứng là người ta tìm thấy đá tectit ở Cao Bằng, Yên Bái… với rất nhiều kích thướng hình dạng khác nhau.
Từ rất lâu, các nhà khoa học Pháp, sau này là các nhà khoa học người Việt, đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu và sưu tầm các mảnh thiên thạch trên lãnh thổ Việt Nam. Đến nay, có khá nhiều mẫu vật thiên thạch được trưng bày tại Viện bảo tàng Địa chất Việt Nam. Theo tài liệu của viện này, 38 mẩu thiên thạch quý được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Địa chất Việt Nam.
Xoay quanh chủ đề thiên thạch là gì, chúng ta có thể tìm hiểu thêm rất nhiều điều thú vị về thế giới tự nhiên và vũ trụ. Đừng quên theo dõi isinhvien để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.