Ngành đào tạo

Ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ là gì? Ra trường làm gì?

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
Ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường

Ngành công nghệ chế biến dầu mỏ là gì?

  • Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN DẦU MỎ
  • Tên tiếng Anh: Petroleum Processing Technology
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Công nghệ
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành công nghệ chế biến dầu mỏ là ngành được thiết kế để cung cấp hiểu biết rộng hơn về các kỹ thuật vận hành của quá trình chế biến dầu mỏ, chức năng và cấu tạo của nhà máy và thiết bị được sử dụng trong quá trình xử lý chất lỏng chứa dầu mỏ.


Mục tiêu đào tạo của ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư công nghệ.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ (CNCBDM) là trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành, có khả năng hiểu biết toàn bộ quá trình sản xuất chính và các mối quan hệ kỹ thuật – công nghệ và thiết bị trong ngành, đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và xã hội.

Sinh viên tốt nghiệp ngành CNCBDM có kỹ năng thực hành thuần thục về CNCBDM, có khả năng tham gia điều hành toàn bộ quá trình sản xuất chính và các thiết bị trong ngành, có khả năng tổ chức sản xuất và áp dụng các quy trình công nghệ vào điều kiện sản xuất thực tế tại các cơ sở sản xuất ngành CNCBDM. Đảm trách công tác tại các nhà máy, xí nghiệp, kho hoặc làm việc tại các Viện, Trường, Trung tâm ứng dụng và triển khai công nghệ chuyên ngành Chế biến dầu mỏ và các đơn vị hoạt động liên quan tới lĩnh vực dầu khí. Có khả năng tiếp cận, triển khai các công nghệ mới thuộc lĩnh vực CNCBDM nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.


Những tố chất khi học ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất khi học sau:

  • Đam mê ngành dầu khí
  • Có chuyên môn giỏi
  • Có sức khỏe, thể lực tốt
  • Có năng lực phân tích, đánh giá
  • Năng lực giao tiếp một cách hiệu qủa
  • Có kỹ năng nghe, đọc, tra cứu tài liệu
  • Kỹ năng ghi chép, viết, thuyết trình, báo cáo
  • Khả năng sử dụng các kỹ thuật công nghệ, các công cụ hiện đại cần thiết trong thực tế vào trong ngành nghề
  • Kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin
  • Kỹ năng tiếng Anh tốt

Cơ sở đào tạo ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ uy tín hiện nay:

  • Trường Đại học Mỏ – Địa chất, Phân hiệu Đại học kỹ thuật Dầu khí tại Vũng Tàu (trực thuộc trường Đại học Mỏ – Địa chất)
  • Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh)
  • Trường Cao đẳng kỹ thuật Dầu khí tại Vũng Tàu (trực thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam)
  • Trường đào tạo kỹ thuật dầu khí tại Vũng Tàu (trực thuộc Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt – Xô)

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ

Cũng như nhiều ngành khoa học ứng dụng khác, ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ mở ra cho bạn nhiều cơ hội lựa chọn phong phú từ nghiên cứu tới hoạt động thực tiễn tại các quy trình sản xuất.


  • Là nhà khoa học, bạn sẽ làm việc trong các viện nghiên cứu như Viện Hóa học công nghiệp (thuộc Bộ Công nghiệp), Viện Công nghệ hóa học (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) v.v… Bạn cũng có thể tìm thấy vị trí của mình trong các Trường đại học hoặc các phòng nghiên cứu phòng thí nghiệm của các hãng, các công ty dầu khí.
  • Là nhà quản lý, bạn sẽ làm việc với tư cách chuyên viên về lĩnh vực lọc hóa dầu trong các cơ quan thuộc các Bộ của Nhà nước như Bộ khoa học và Công nghệ, Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường v.v…
  • Là kỹ sư, bạn sẽ làm việc tại các nhà máy lọc hóa dầu, các công ty dầu khí như Tổng công ty Dầu khí Petro Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam Petrolimex, Công ty Phụ gia dầu mỏ (APP) v.v…
Ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ – Ảnh minh họa

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành


Môn học đại cương

  1. Những nguyên lý cơ bản của CNMLN
  2. Xác suất – Thống kê
  3. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  4. Vật lý đại cương 1 (bao gồm cả thí nghiệm)
  5. Đường lối CM của Đảng CSVN
  6. Hoá học đại cương 1
  7. Ngoại ngữ
  8. Nhập môn tin học
  9. Toán cao cấp 1
  10. Giáo dục thể chất
  11. Toán cao cấp 2
  12. Giáo dục Quốc phòng – An ninh

Môn học chuyên ngành

  1. Vẽ kỹ thuật
  2. Hoá kỹ thuật
  3. Hoá phân tích
  4. Hoá lý 1
  5. Thí nghiệm Hoá phân tích
  6. Hoá lý 2
  7. Hoá hữu cơ
  8. Quá trình thiết bị 1
  9. Thí nghiệm Hoá hữu cơ
  10. Quá trình thiết bị 2
  11. Hoá học dầu mỏ
  12. Thiết bị phản ứng trong chế biến dầu mỏ
  13. Công nghệ Chế biến dầu mỏ
  14. Động học xúc tác
  15. Sản phẩm dầu mỏ
  16. Nhiên liệu sạch
  17. Công nghệ Chế biến khí tự nhiên và khí đồng hành
  18. Công nghệ Tổng hợp các hợp chất trung gian
  19. Công nghệ Tổng hợp hoá dầu
  20. An toàn lao động trong công nghiệp lọc hoá dầu

Trên đây, là những thông tin về ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ, cơ hội việc làm ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Công nghệ


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close