Ngành đào tạo

Ngành Công nghệ sinh học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?

Bạn đang thắc mắc ngành Công nghệ sinh học là gì? Học những môn gì? Ra trường làm gì?,…bạn đã đến đúng nơi rồi đấy. Trong bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất tần tật thông tin về ngành học này để bạn có cái nhìn tổng quan hơn nhé!

Ngành Công nghệ sinh học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
Ngành Công nghệ sinh học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường

Ngành Công nghệ sinh học là gì?

  • Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ SINH HỌC 
  • Tên tiếng Anh: Biotechnology
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Công nghệ
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Công nghệ sinh học (tiếng Anh là Biotechnology) là ngành học có sự kết hợp giữa sinh học và công nghệ. Diễn giải một cách chi tiết hơn, ngành học này sẽ giúp bạn nghiên cứu và sử dụng những thực thể sống dựa trên nguyên lý sinh học để chế tạo nên các sản phẩm có ích cho loài người. Công nghệ Sinh học được ứng dụng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống nhưng chủ yếu tập trung vào 4 mảng chính là y dược, nông nghiệp, năng lượng và môi trường.


Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ sinh học

Có thể chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể

Mục tiêu chung

  • Trang bị cho sinh viên kiến thức toàn diện về CNSH từ sinh học phân tử, kỹ thuật gen đến ứng dụng vào sản xuất trong các ngành y dược, nông nghiệp và công nghiệp.
  • Trang bị thêm các kỹ năng mềm như khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc, thuyết  trình, giải quyết tình huống, làm việc nhóm,..
  • Giúp sinh viên có đủ khả năng tham gia các hoạt động xã hội, phát triển cộng đồng và bảo vệ tài nguyên môi trường. 
Ngành Công nghệ sinh học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ sinh học

Mục tiêu cụ thể

  • Trang bị cho người học kiến thức hiện đại về công nghệ sinh học và các kỹ năng chuyên môn cần thiết thuộc các lĩnh vực: CNSH phân tử, CNSH Y sinh, CNSH Công nghiệp, CNSH Biển và Môi trường
  • Trang bị cho người học các kỹ năng có tính hỗ trợ công việc bao gồm ngoại ngữ, giao tiếp – trình bày, ứng dụng công nghệ thông tin, làm việc nhóm, tiếp cận và giải quyết các vấn đề phát sinh 
  • Tạo điều kiện thuận lợi để người học có thể tham gia các hoạt động xã hội, phát triển cộng đồng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên – môi trường 
  • Phẩm chất chính trị và sức khỏe và kỹ năng phần mềm: Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết đúng đắn về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, có sức khỏe tốt và có những kỹ năng làm việc tốt trong môi trường quốc tế

Những tố chất khi học ngành Công nghê sinh học

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Công nghệ sinh học. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất khi học sau:


  • Bạn cần giỏi các môn học quan trọng gồm Toán, Sinh học và Hóa học thì mới có thể tiến xa trong ngành này.
  • Không ngại làm việc trong phòng thí nghiệm vì ngành học này đòi hỏi thời lượng đầu tư cho nghiên cứu khá nhiều.
  • Sự cẩn thận và tỉ mỉ là yêu cầu bất thành văn khi chọn học lĩnh vực này đòi hỏi sự chính xác cao này. Sản phẩm bạn làm ra sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống nên không thể hời hợt và qua loa.

Cơ sở đào tạo ngành Công nghệ sinh học

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Công nghệ sinh học uy tín hiện nay:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Bách khoa TP. HCM
  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Bách khoa Đà Nẵng
  • Đại học Nông Lâm TP. HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Mở TP. HCM

Ngành Công nghệ sinh học ra trường làm gì?

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ sinh học vô cùng phong phú, đa dạng. Isinhvien sẽ liệt kê một số công việc phổ biến, bạn có thể tham khảo dưới đây:


  • Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm;
  • Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật;
  • Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.
  • Giảng viên tại các trường Cao đẳng, Đại học
  • Nhân viên Phát triển sản phẩm tại phòng R&D của các công ty
  • Giáo viên dạy môn Sinh học
  • Chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ
  • Kinh doanh hóa chất và thiết bị vật tư Công nghệ sinh học
Ngành Công nghệ sinh học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ sinh học

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học

Có thể chia làm 2 loại: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Triết học Mác-Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  3. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  4. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
  5. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  6. Ngoại ngữ
  7. Giáo dục Thể chất
  8. Giáo dục Quốc phòng
  9. Tin học cơ sở
  10. Đại số tuyến tính và hình học giải tích
  11. Giải tích 1
  12. Giải tích 2
  13. Xác suất – Thống kê
  14. Vật lý đại cương 1
  15. Vật lý đại cương 2
  16. Thực tập Vật lý đại cương
  17. Hóa học đại cương

Các môn học chuyên ngành

  1. Nhập môn CNSH
  2. Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp
  3. Hoá hữu cơ
  4. Kỹ thuật lâm sinh chuyên đề
  5. Hoá học phân tích
  6. Hoá sinh đại cương
  7. Các học phần bổ sung (thay thế cho làm khóa luận tốt nghiệp)
  8. Hóa sinh trao đổi chất
  9. Cây dược liệu
  10. Sinh học phân tử
  11. Công nghệ Omics
  12. Sinh lý thực vật
  13. Chẩn đoán bệnh phân tử
  14. Sinh lý động vật
  15. Phân bón sinh học
  16. Di truyền học

Trên đây, là những thông tin về ngành Công nghệ sinh học là gì, học những môn gì và ngành Công nghệ sinh học ra trường làm gì,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Công nghệ


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close