Ngành đào tạo

Ngành Công nghệ luyện kim là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường

Ngành Công nghệ luyện kim là gì? Học gì? Ra trường làm gì? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất cả để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này!

Ngành Công nghệ luyện kim là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
Ngành Công nghệ luyện kim là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường

Ngành Công nghệ luyện kim là gì?

  • Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ LUYỆN KIM
  • Tên tiếng Anh: Metallurgical Technology
  • Thuộc khối ngànhCông nghệ
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Công nghệ luyện kim (tiếng Anh là Metallurgical Technology) là ngành công nghiệp liên quan đến khai thác, tinh chế và chế tạo kim loại, hợp kim, trong đó ngành công nghiệp sắt thép là ngành công nghiệp quan trọng nhất.

Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ luyện kim

Có thể chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.


Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ luyện kim (CNLK) trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư công nghệ.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ luyện kim đầu tiên chính là trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành để có thể ứng dụng sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ luyện kim có khả năng:

  • Chỉ đạo, tổ chức sản xuất và áp dụng các quy trình công nghệ vào điều kiện sản xuất thực tế tại các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực Luyện kim
  • Có khả năng tiếp cận, triển khai các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
  • Có kỹ năng thực hành cao trong sử dụng thiết bị và ứng dụng công nghệ

Chú trọng phát triển khả năng ứng dụng các nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để sau khi tốt nghiệp kỹ sư dễ dàng tiếp cận được các công nghệ mới, thích nghi nhanh chóng khi thay đổi đối tượng công nghệ hoặc vật liệu trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế tri thức toàn cầu.


Những tố chất khi học ngành Công nghệ luyện kim

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Công nghệ luyện kim. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Có phẩm chất đạo đức và đủ sức khoẻ tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
  • Giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là hóa học, vật lý
  • Yêu thích ngành luyện kim
  • Có khả năng tư duy và phán đoán tốt.
  • Thích tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo

Cơ sở đào tạo ngành Công nghệ luyện kim

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Công nghệ luyện kim uy tín hiện nay:

  • Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng
  • Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Hà Hoa Tiên (Hà Nam)
  • Trường Cao đẳng Cơ khí luyện kim (Thái Nguyên)
  • Đại học Công nghiệp, Viện Luyện kim đen
  • Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim
  • Viện công nghệ Bộ Quốc phòng

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ luyện kim

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ luyện kim vô cùng phong phú, đa dạng. Mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu một số công việc phổ biến dưới đây:


  • Thiết kế nhà máy và các thiết bị luyện kim
  • Lập các quy trình công nghệ và điều hành các quy trình đó để sản xuất ra các kim loại và hợp kim như: gang, thép, đồng, nhôm, vàng, bạc, các ferrô hợp kim…
  • Nghiên cứu công nghệ luyện kim phi cốc và các công nghệ mới cho tương lại.
  • Tạo hình các vật liệu kim loại: thép tấm, thép hình, thanh, chi tiết máy, tượng đài, các chi tiết lớn liền khối trong chế tạo tàu thủy, máy bay…
  • Làm thay đổi cấu trúc, tính chất theo yêu cầu.
  • Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ và thiết bị luyện kim tiên tiến, hiện đại.
  • Nghiên cứu mô hình hóa các quá trình luyện kim
  • Điều khiển các quá trình luyện kim bằng máy tính theo chương trình.
  • Nghiên cứu tính chất luyện kim và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Nghiên cứu tinh luyện, hợp kim hóa và xử lý nhiệt để sản xuất kim loại siêu sạch, siêu mịn và siêu bền.
  • Nghiên cứu chế tạo các hợp kim đặc biệt và hợp kim chuyên dụng: Bền nóng, bền ăn mòn, chịu mài mòn, chịu va đập, chịu tải lớn, từ tính cao và phi từ, dẫn nhiệt, dẫn đện tốt và các nhiệt, cách điện, lành tính cho y tế, chống rung trước dao động, ghi nhớ hình cho kỹ thuật cao…
Ngành Công nghệ luyện kim là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ luyện kim

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ luyện kim

Có thể chia làm 2 loại: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành


Các môn học đại cương

  1. Những nguyên lý cơ bản của CNMLN
  2. Toán cao cấp 3
  3. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  4. Vật lý đại cương 1 (bao gồm cả thí nghiệm)
  5. Đường lối CM của Đảng CSVN
  6. Hoá học đại cương 1
  7. Nhập môn quản trị học
  8. Nhập môn tin học
  9. Ngoại ngữ
  10. Hoá phân tích
  11. Toán cao cấp 1
  12. Giáo dục thể chất
  13. Toán cao cấp 2
  14. Giáo dục quốc phòng – an ninh

Các môn học chuyên ngành

  1. Kỹ thuật điện
  2. Hình họa Vẽ kỹ thuật
  3. Kỹ thuật điện tử
  4. Chi tiết máy (Trong đó có 1 Bài tập lớn)
  5. Kỹ thuật nhiệt
  6. Hóa vô cơ
  7. Cơ học ứng dụng
  8. An toàn lao động và kỹ thuật môi trường
  9. Hoá lý luyện kim
  10. Kỹ thuật đo và điều khiển tự động
  11. Kim loại học
  12. Công nghệ luyện kim
  13. Vật liệu kim loại
  14. Lý thuyết biến dạng dẻo và gia công áp lực
  15. Lý thuyết luyện kim
  16. Chuyển pha và công nghệ nhiệt luyện
  17. Lò công nghiệp (có BTL)
  18. Lý thuyết đông đặc và công nghệ đúc hàn

Trên đây, là những thông tin về ngành Công nghệ luyện kim là gì, cơ hội việc làm ngành Công nghệ luyện kim sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Công nghệ


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close