Ngành Công nghệ kiến trúc là gì? Ra trường làm gì?
Ngành Công nghệ kiến trúc là gì? Học gì? Ra trường làm gì? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất cả để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này!
Ngành Công nghệ kiến trúc là gì?
- Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ KIẾN TRÚC
- Tên tiếng Anh: Architectural Technology
- Thuộc khối ngành: Công nghệ
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Ngành Công nghệ kiến trúc (tiếng Anh là Architectural Technology) là ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật liên quan đến việc tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Công việc của một kiến trúc sư là thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức, cấu trúc của một công trình và cung cấp những giải pháp về kiến trúc ở các lĩnh vực xây dựng khác nhau xuất phát từ nhu cầu thực tế về nơi ở, vui chơi, làm việc, đi lại… của con người.
Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ kiến trúc
Có thể chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kiến trúc (CNKT) trình độ đại học trang bị cho sinh viên của ngành những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, có những kỹ năng cần thiết để đảm đương công việc của người kỹ sư CNKT.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ kiến trúc trang bị cho sinh viên các kỹ năng trong toàn bộ quá trình từ lập dự án đầu tư, thiết kế và xây dựng một công trình kiến trúc, các mối quan hệ kỹ thuật – công nghệ và thiết bị trong ngành xây dựng, có hiểu biết sâu về một số chuyên ngành có liên quan đến quá trình kể trên.
Những tố chất khi học ngành Công nghệ kiến trúc
Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Công nghệ kiến trúc. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Có sự yêu thích nghệ thuật
- Có niềm đam mê với kỹ thuật
- Thích hoạt động trong lĩnh vực thiết kế
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
- Có khả năng chịu áp lực công việc
- Khả năng sử dụng ứng dụng khoa học công nghệ và tin học
- Là người có phẩm chất đạo đức và đủ sức khoẻ để tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Cơ sở đào tạo ngành Công nghệ kiến trúc
Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Công nghệ kiến trúc uy tín hiện nay:
- Đại học kiến trúc Hà Nội
- Đại học Xây Dựng Hà Nội
- Đại học khoa học – Đại học Huế
- Đại học Văn Lang
- Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
- Đại Học FPT
- Đại Học Bách Khoa TP.HCM
- Đại học Duy Tân
- Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
- Đại học kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Lạc Hồng
- Đại học HUTECH
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ kiến trúc
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ kiến trúc vô cùng phong phú, đa dạng. Isinhvien sẽ liệt kê một số công việc phổ biến dưới đây:
- CIO: xây dựng chiến lược, chính sách và kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực kiến trúc xây dựng tại các công ty Kiến trúc xây dựng
- Họa viên kiến trúc triển khai những bản vẽ thiết kế kiến trúc theo chỉ đạo của kiến trúc sư
- Nhân viên thiết kế dự án hay hạng mục xây dựng vừa và nhỏ
- Chuyên viên tại các ban quản lý dự án, sở, phòng quản lý đô thị, kiến trúc, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng…
- Chuyên gia tư vấn và cung cấp giải pháp về kiến trúc, xây dựng
- Thành lập và điều hành hoạt động công ty bản vẽ và thiết kế
- Nghiên cứu và giảng dạy tại những cơ sở đào tạo Đại học, Cao đẳng có chuyên ngành kiến trúc.
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kiến trúc
Có thể chia làm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.
Các môn học đại cương
- Những nguyên lý cơ bản của CNMLN
- Vật lý đại cương 1 (bao gồm cả thí nghiệm)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Hoá học đại cương 1
- Đường lối CM của Đảng CSVN
- Nhập môn tin học
- Ngoại ngữ
- Hình học họa hình 1
- Toán cao cấp 1
- Hình học họa hình 2
- Toán cao cấp 2
- Nhập môn quản trị học
- Toán cao cấp 3
- Giáo dục thể chất
- Toán chuyên đề 1 (xác suất – thống kê)
- Giáo dục quốc phòng – an ninh
Các môn học chuyên ngành
- Cơ sở kiến trúc
- Cơ học công trình
- Pháp luật xây dựng
- Vật liệu xây dựng
- Kinh tế xây dựng
- Vật lý kiến trúc
- Kiến thức ngành
- Nguyên lý thiết kế kiến trúc
- Tổ chức thi công
- Cấu tạo kiến trúc
- Công nghệ xây dựng
- Kết cấu công trình (K/C BTCT, Gỗ, Kim loại, Nền móng…)
- Trang thiết bị kỹ thuật công trình
- Cấp điện
- Quản lý dự án xây dựng
- Cấp, thoát nước
- Quản lý vận hành, khai thác, sử dụng công trình
Trên đây, là những thông tin về ngành Công nghệ kiến trúc là gì, cơ hội việc làm ngành Công nghệ kiến trúc sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!
Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Công nghệ
- Ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ sinh học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ luyện kim là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ chế biến lâm sản là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?