Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông là gì? Ra trường làm gì?
Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông là gì? Học gì? Ra trường làm gì? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất cả để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này!
Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông là gì?
- Ngành đào tạo: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
- Tên tiếng Anh: Telecommunication – Electronic Engineering
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thuộc khối ngành: Công nghệ
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông (còn được gọi là ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử – Viễn thông) là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: Máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp cho việc trao đổi và lưu trữ thông tin giữa con người với con người diễn ra thuận lợi, nhanh chóng dù có xa nhau về thời gian, không gian.
Kiến thức ngành học này bao gồm: cơ sở về phân tích, thiết kế mạch điện tử, thiết kế vi mạch, kiến thức về cải tiến, nâng cấp các hệ thống viễn thông, đài truyền hình, thông tin vệ tinh, lập trình tự động giải quyết vấn đề cụ thể trong vận hành hệ thống và khả năng nghiên cứu, chế tạo nâng cấp các mạng truyền thông.
Mục tiêu đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông
Có thể chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu chung
Đào tạo kỹ sư có trình độ chuyên môn về lĩnh vực điện tử và viễn thông, người học có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và nắm bắt được hoạt động của các mạng truyền thông hiện đại. Qua đó, sinh viên có thể làm chủ được các trang thiết bị điện tử, thiết bị truyền dẫn được ứng dụng rộng rãi trong mạng thông tin di động thế hệ mới, mạng thông tin quang, mạng thông tin vệ tinh
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu đào tạo ngành kỹ thuật điện tử viễn thông đầu tiên chính là trang bị cho sinh viên khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về: Giải tích mạch điện; trường điện tử; kỹ thuật lập trình; điện tử số; nguyên lý truyền thông; vi xử lý; điện tử thông tin; kỹ thuật truyền số liệu và mạng; xử lý tín hiệu; thiết kế số dùng ngôn ngữ mô tả phần cứng; hệ thống viễn thông; kỹ thuật siêu cao tần và anten,…
Bên cạnh đó, ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông cung cấp cho sinh viên các kỹ năng vận hành bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử, viễn thông, tìm hiểu, nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông trong công nghiệp và trong đời sống dân dụng.
Những tố chất khi học ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông
Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất khi học sau:
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin
- Khả năng phân tích, tổng hợp và giải quyết các bài toán kỹ thuật
- Tư duy độc lập, làm việc nhóm hiệu quả
- Khả năng trình bày và báo cáo kết quả
- Kỹ năng thiết kế, lắp đặt, vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử – viễn thông
- Tinh thần ham học hỏi, thái độ học tập nghiêm túc
- Có tính kiên trì, nhẫn nại, có trách nhiệm
- Có kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian một cách hiệu quả.
Cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông
Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông uy tín hiện nay:
- Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM)
- Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM)
- Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM)
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
- Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế)
- Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng)
- Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội)
- Trường Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông
- Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
- Trường ĐH Điện lực – Hà Nội
- Trường ĐH Vinh
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông vô cùng phong phú, đa dạng. Bạn có thể tham khảo một số công việc sau đây:
- Kỹ sư thiết kế tối ưu mạng, quản lý mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp.
- Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho máy tính, thiết kế và viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô.
- Kỹ sư thiết kế vi mạch kiểm thử vi mạch, kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn cũng như các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác.
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ, hệ thống đa phương tiện.
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế sản xuất vi mạch.
- Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông, doanh nghiệp tư nhân về điện tử – viễn thông.
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, công ty sản xuất phần mềm thế giới di động.
Mức lương của ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông
Một kỹ sư điện tử viễn thông mới ra trường cũng có thể nhận được mức lương từ 7 – 8 triệu đồng/tháng. Đối với những người có vài năm kinh nghiệm thì số tiền có thể rơi vào khoảng 12 – 15 triệu đồng/tháng. Thậm chí không ít người còn nhận được mức thu nhập “khủng” 2000 USD, tương đương 45 – 46 triệu đồng/tháng.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông
Chương trình đào tạo của ngành này có thể chia làm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.
Các môn học đại cương
- Những NLCB của CN Mác-Lênin I
- Những NLCB của CN Mác-Lênin II
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối CM của Đảng CSVN
- Pháp luật đại cương
- Lý luận thể dục thể thao (bắt buộc)
- Bơi lội (bắt buộc)
- Công tác quốc phòng, an ninh
- Tiếng Anh I
- Tiếng Anh II
- Giải tích I
- Giải tích II
- Giải tích III
- Đại số
- Xác suất thống kê
- Phương pháp tính
- Vật lý đại cương I
- Vật lý đại cương II
- Vật lý điện tử
- Tin học đại cương
Các môn học chuyên ngành
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
- Nhập môn kỹ thuật Điện tử Viễn thông
- Thực tập cơ bản
- Kỹ thuật lập trình C/C++
- Cấu kiện điện tử
- Lý thuyết mạch
- Tín hiệu và hệ thống
- Trường điện từ
- Cơ sở truyền tin
- Điện tử số
- Điện tử tương tự I
- Kỹ thuật phần mềm
- Anten và truyền sóng
- Cơ sở kỹ thuật đo lường
- Thông tin số
- Điện tử tương tự II
- Kỹ thuật vi xử lý
- Đồ án thiết kế I
- Đồ án thiết kế II
- Xử lý tín hiệu số
- Lý thuyết mật mã
- Mạng máy tính
- Hệ thống viễn thông
- Cơ sở truyền số liệu
- Hệ điều hành
Trên đâ là thông tin chi tiết về ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông là gì, học gì và cơ hội việc làm sau khi ra trường ra sao. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp ích đến bạn. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!
Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Công nghệ
- Ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ sinh học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ luyện kim là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành Công nghệ kiến trúc là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ chế biến lâm sản là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?