Ngành đào tạo

Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì? Ra trường làm gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì? Học gì? Ra trường làm gì? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất cả để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này!

Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường

Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì?

  • Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC
  • Tên tiếng Anh: Chemical engineering and technology
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngànhCông nghệ
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học (thường gọi là ngành Kỹ thuật Hóa học) là một lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên nghiên cứu và ứng dụng những kiến thức hóa học và kỹ thuật vào quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm hóa học phục vụ công nghiệp và đời sống xã hội.


Ngành này đóng vai trò chủ chốt trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như:

  • Trong sản xuất các mặt hàng tiêu dùng (cao su, nhựa, chất tẩy rửa, sơn, mực in, giấy, thuốc nhuộm, gốm sứ, thủy tinh, mỹ phẩm, dược phẩm…)
  • Trong nông nghiệp (thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chế biến nông – lâm – thủy – hải sản)
  • Trong sản xuất vật liệu (xi măng, bê tông, gạch, vật liệu hàng không..)
  • Trong các ngành công nghiệp lương thực – thực phẩm- đồ uống
  • Trong công nghiệp dệt – da
  • Trong công nghiệp điện hóa (pin, chống ăn mòn, mạ điện, bảo vệ kim loại..),
  •  Trong công nghiệp hóa chất (hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu, dược – mỹ phẩm…)
  • Trong công nghiệp cơ khí (khai khoáng, luyện kim, cao su, polymer…),
  • Trong công nghiệp điện lực – nhiên liệu – năng lượng (khai khoáng, khai thác và chế biến dầu mỏ, nhiên liệu sinh học, pin, acquy)…

Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học

Có thể chia làm làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể


Mục tiêu chung

Đào tạo kiến thức chuyên ngành vững chắc cho sinh viên, đáp ứng tốt vai trò về quản lý, giảng dạy, nghiên cứu, phân tích, tính toán, chế tạo, vận hành, tổ chức triển khai và áp dụng hệ thống thiết bị, các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học

Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
Ảnh minh họa

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học đầu tiên chính là trang bị cho sinh viên các kiến thức Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, xúc tác và điện hóa, quy trình và thiết bị Công nghệ hóa học.

Ngành học cung cấp kiến thức về lĩnh vực chuyên ngành hẹp: vật liệu polymer & composite; công nghệ trích ly, chiết tách chất; hoá hương liệu mỹ phẩm; kỹ thuật nhuộm in; chất kích thích và bảo vệ thực vật; kỹ thuật gốm sứ và vật liệu ceramic; công nghệ điện hoá và chống ăn mòn kim loại; phân tích hóa học; kỹ thuật môi trường, cũng như các quá trình và thiết bị công nghệ hóa học: cơ học lưu chất và vật liệu rời, truyền nhiệt, truyền khối, kỹ thuật phản ứng.


Sinh viên tốt nghiệp có năng lực thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì các thiết bị công nghệ hoá học; ứng dụng các kỹ thuật hóa học trong thực tế. Năng lực quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng tại các cơ sở sản xuất liên quan đến lĩnh vực hóa học. Có khả năng tự học và nghiên cứu để nâng cao kiến thức, học sau đại học trong và ngoài nước.

Những tố chất khi học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Đam mê với ngành Kỹ thuật Hóa học
  • Có khả năng về thiết kế, sản xuất và vận hành máy móc
  • Tư duy sáng tạo
  • Luôn có những ý tưởng mới
  • Khả năng phân tích, tổng hợp
  • Kỹ năng phát hiện xử lý vấn đề
  • Kỹ năng thực hành
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng quản lý điều hành
  • Có khả năng nghiên cứu đánh giá về sản phẩm Kỹ thuật Hóa học
  • Nghiêm túc trong công việc
  • Có tính tỉ mỉ, cẩn thận

Cơ sở đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học uy tín hiện nay:


Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Mỏ địa chất
  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  • Đại học Công nghiệp Việt Trì

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Vinh
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Công nghiệp Vinh

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Bách khoa TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học An Giang
  • Đại học Lạc Hồng
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Công nghệ Đồng Nai
  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Đại học Nam Cần Thơ

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học

Cơ hội việc làm Công nghệ kỹ thuật hóa học phong phú, đa dạng. Vậy học ngành này ra trường làm gì? Isinhvien sẽ giới thiệu một số công việc để bạn tham khảo:


  • Kỹ sư thiết kế thuộc các tập đoàn kinh tế, công nghiệp quốc gia, tư nhân, đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực Hóa chất, xăng dầu, hàng không, dược phẩm,.
  • Kỹ sư vận hành tại nhà máy, khu công nghiệp, tập đoàn về dầu khí, môi trường…
  • Kỹ sư công nghệ tại các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, hay công nghệ vật liệu mới như: Polymer, vật liệu siêu bền, điện tử, năng lượng…
  • Kỹ thuật viên phân tích, chuyên viên nghiên cứu tại các Viện hóa học, Viện vật liệu, mỹ phẩm…
  • Kỹ sư điều hành trong các công ty, nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, xi-măng.
  • Kỹ sư công nghệ hóa dầu chuyên vận hành, thiết kế nhà máy lọc dầu, hóa chất, nhựa, thảo dược, bào chế thuốc, thiết bị sản xuất thuốc…
  • Nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, Viện, trung tâm nghiên cứu…
Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học

Mức lương ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học

Tại Việt Nam, kỹ sư hóa học đứng thứ 5 trong top 10 ngành nghề có mức lương cao nhất. Đây là ngành nghề có mức thu nhập khá cao ngay từ khi mới ra trường và có cơ hội tăng lương hàng đầu. Tùy vào địa phương làm việc, trình độ và năng lực cá nhân, nhà tuyển dụng có thể đưa ra những mức lương khác biệt. Tuy vậy, trung bình con số cho các việc làm hóa học đều là trên 9-10 triệu đồng/tháng.


Một kỹ sư hóa học có tay nghề cao có thể nhận mức lương dao động trong khoảng 30 triệu đồng/tháng.

Thậm chí, nếu có đủ vốn liếng ngoại ngữ, người lao động có thể ứng tuyển các doanh nghiệp nước ngoài với thu nhập có thể lên tới 70.000 – 100.000 USD/năm.

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học

Chương trình đào tạo của ngành này có thể chia làm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành

Các môn học đại cương

  1. Triết học Mác-Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  3. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  4. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
  5. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  6. Ngoại ngữ
  7. Giáo dục Thể chất
  8. Giáo dục Quốc phòng
  9. Tin học cơ sở
  10. Đại số tuyến tính và hình học giải tích
  11. Giải tích 1
  12. Giải tích 2
  13. Xác suất – Thống kê
  14. Vật lý đại cương 1
  15. Vật lý đại cương 2
  16. Hóa học đại cương

Các môn học chuyên ngành

  1. Nhập môn Kỹ thuật Hóa học
  2. Hóa vô cơ
  3. Thí nghiệm Hóa vô cơ
  4. Hóa hữu cơ
  5. Thí nghiệm Hóa hữu cơ
  6. Hóa lý I
  7. Thí nghiệm Hóa lý I
  8. Hóa lý II
  9. Thí nghiệm Hóa lý II
  10. Hóa phân tích
  11. Thí nghiệm Hóa phân tích
  12. Phương pháp phân tích bằng công cụ
  13. Thực hành phân tích bằng công cụ
  14. Quá trình và Thiết bị CN Hóa học 1 (Các quá trình thủy lực và thủy cơ)
  15. Quá trình và Thiết bị CN Hóa học 2 (Các quá trình nhiệt)
  16. Quá trình và Thiết bị CN Hóa học 3 (Các quá trình chuyển khối)
  17. Thí nghiệm QTTB I
  18. Thí nghiệm QTTB II
  19. Đồ án QTTB
  20. Kỹ thuật Điện và Điều khiển quá trình
  21. Mô phỏng trong Công nghệ hóa học
  22. Cơ khí ứng dụng trong kỹ thuật hóa học
  23. Xây dựng công nghiệp

Trên đây, là những thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì?, cơ hội việc làm ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Công nghệ


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close