Ngành đào tạo

Ngành Chăn nuôi là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Chăn nuôi nhưng vẫn chưa thực sự hiểu rõ về học ngành này học gì cũng như cơ hội việc làm sao khi ra trường ra sao,… Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Chăn nuôi để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Chăn nuôi là gì?

  • Ngành đào tạo: CHĂN NUÔI
  • Tên tiếng Anh: Animal Husbandry
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Nông – Lâm – Ngư
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người.

Ngành Chăn nuôi là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
Ngành Chăn nuôi là gì?

Mục tiêu đào tạo của ngành Chăn nuôi

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.


Mục tiêu chung

Đào tạo Cử nhân ngành Chăn nuôi có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp về chăn nuôi, có kỹ năng về chọn, nhân giống vật nuôi, nuôi dưỡng chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh và kinh doanh chăn nuôi; Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm; Có khả năng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Chăn nuôi là trang bị cho sinh viên:

  • Có kiến thức cơ bản và chuyên môn ngành chăn nuôi;
  • Có kỹ năng nghề nghiệp về chọn, nhân giống vật nuôi, nuôi dưỡng chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh và kinh doanh chăn nuôi;
  • Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm;
  • Có khả năng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi.

Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được trang bị khả năng: tổ chức sản xuất; nghiên cứu ứng dụng khoa học chăn nuôi vào sản xuất; hiểu biết về phòng bệnh gia súc, gia cầm; nghiên cứu cải tiến các giống gia súc bản địa; khảo sát khả năng thích nghi của các giống gia súc nhập nội (heo, gia cầm, trâu bò sữa…); nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới trong nuôi dưỡng động vật (trâu, bò, heo, gia cầm, động vật giá trị kinh tế cao); nghiên cứu sử dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nâng cao năng suất vật nuôi.


Các khối thi xét tuyển ngành Chăn nuôi

Các khối xét tuyển ngành Chăn nuôi bao gồm:

  • Khối A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • Khối A16: Toán – Khoa học tự nhiên – Ngữ văn
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối A00 (Toán, Lí, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lí, Anh)
  • Khối A02 (Toán, Lí, Sinh)
  • Khối A18 (Toán, KHXH, Hóa)
  • Khối B02 (Toán, Sinh, Địa)
  • Khối B03 (Toán, Sinh, Văn)
  • Khối B04 (Toán, Sinh, GDCD)
  • Khối B08 (Toán, Sinh, Anh)
  • Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D08 ( Toán, Sinh, Anh)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)

Những tố chất khi học ngành Chăn nuôi

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Chăn nuôi. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Bạn là người yêu thích động vật, tiếp xúc với chúng hằng ngày là niềm vui, là động lực để bạn cố gắng.
  • Bạn là người luôn muốn tìm hiểu nắm vững những thói quen sinh hoạt, lối sống của các loài động vật, gia súc, gia cầm khác nhau như thế nào.
  • Có năng lực làm việc tốt, có khả năng tư duy sáng tạo, làm việc nhóm hiệu quả.
  • Lập kế hoạch cụ thể trong quá trình chăn nuôi để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Yêu thích các chương trình, thông tin truyền thông về thế giới tự nhiên.
  • Có trách nhiệm và tinh thần tự giác cao trong công việc. 

Cơ sở đào tạo ngành Chăn nuôi

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Chăn nuôi uy tín hiện nay:


Khu vực miền Bắc:

  1. Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  2. Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai
  3. Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
  4. Đại học Nông lâm Bắc Giang
  5. Đại học Lâm nghiệp
  6. Đại học Hải Dương
  7. Đại học Hùng Vương
  8. Đại học Tân Trào
  9. Đại học Tây Bắc

Khu vực miền Trung:

  1. Đại học Vinh
  2. Đại học Nông lâm – Đại học Huế
  3. Đại học Tây Nguyên
  4. Đại học Hồng Đức

Khu vực miền Nam:

  1. Đại học Nông lâm TP.HCM
  2. Phân hiệu Đại học Nông lâm TP.HCM tại Ninh Thuận
  3. Đại học Bạc Liêu
  4. Đại học Cần Thơ
  5. Đại học An Giang
  6. Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
  7. Đại học Trà Vinh

Cơ hội việc làm ngành Chăn nuôi

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Chăn nuôi có thể thực hiện các công việc sau:

  • Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng.
  • Kỹ sư di truyền giống, vật nuôi làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước liên quan về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi.
  • Nghiên cứu, sản xuất ra những con giống, vật nuôi chất lượng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Tham gia nghiên cứu về chăn nuôi – thú y tại các học viện, các trường đại học.
  • Sản xuất, kinh doanh, quản lý thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.
  • Làm kỹ sư tại các trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp của địa phương.
  • Tự quy mô, làm chủ trang trại chăn nuôi.
  • Làm tiếp thị về thức ăn chăn nuôi.
Ngành Chăn nuôi là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
Ảnh minh họa

Mức lương ngành Chăn nuôi

Dưới đây là mức thu nhập của ngành Chăn nuôi mà Isinhvien đã tổng hợp được:


  • Mức lương của ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, địa điểm làm việc, năng lực chuyên môn… Mức lương phổ biến của ngành dao đông từ 6 – 15 triệu/ tháng.
  • Với những người tham gia hoạt động kinh doanh về Chăn nuôi, mức lương có thể lên tới 20 – 25 triệu/ tháng.

Chương trình đào tạo ngành Chăn nuôi

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2
  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  4. Toán cao cấp
  5. Toán thống kê
  6. Hóa học
  7. Vật lí
  8. Tin học
  9. Sinh học
  10. Sinh thái và môi trường
  11. Nhà nước và pháp luật
  12. Xã hội học đại cương

Các môn học chuyên ngành

  1. Tổ chức và phôi thai học
  2. Giải phẫu động vật
  3. Sinh lý động vật
  4. Di truyền học
  5. Hóa sinh động vật
  6. Dinh dưỡng động vật
  7. Vi sinh vật trong chăn nuôi
  8. Phúc lợi động vật
  9. Công nghệ sinh học ứng dụng trong chăn nuôi – thú y
  10. An toàn thực phẩm
  11. Chọn và nhân giống vật nuôi
  12. Thức ăn chăn nuôi
  13. Thú y cơ bản
  14. Chăn nuôi lợn
  15. Chăn nuôi trâu bò
  16. Chăn nuôi gia cầm
  17. Phương pháp thí nghiệm chăn nuôi – thú y
  18. Sản khoa và thụ tinh nhân tạo
  19. Bệnh truyền nhiễm thú y
  20. Kỹ năng viết tài liệu khoa học
  21. Thao tác cơ bản trong phòng thí nghiệm
  22. Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y
  23. Quản lý môi trường và chất thải chăn nuôi
  24. Chăn nuôi dê cừu
  25. Bệnh dinh dưỡng
  26. Bệnh chung giữa người và động vật
  27. Kiểm nghiệm thú sản
  28. Dịch tễ học thú y
  29. Kỹ năng mềm
  30. Xây dựng và quản lý dự án
  31. Phương pháp tiếp cận khoa học
  32. Kỹ năng kinh doanh sản phẩm chăn nuôi
  33. Tiếp cận nghề
  34. Thực tế nghề chăn nuôi 1
  35. Thực tế nghề chăn nuôi 2
  36. Thao tác nghề cơ bản trong chăn nuôi

Trên đây là những thông tin về ngành Chăn nuôi, học những môn nào, cơ hội việc làm sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Nông – Lâm – Ngư


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close