Ngành đào tạo

Ngành Phát triển nông thôn là gì? Học gì? Ra trường làm gì?

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Phát triển nông thôn nhưng chưa biết rõ về ngành học này, học những gì và cơ hội việc làm sau khi ra trường thế nào?,… Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Phát triển nông thôn để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Phát triển nông thôn là gì?

  • Ngành đào tạo: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
  • Tên tiếng Anh: Rural Development
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Nông – Lâm – Ngư
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành phát triển nông thôn là ngành hoạt động về lĩnh vực môi trường, kinh tế – xã hội, văn hoá đời sống con người và các vấn đề về cộng đồng sống ở nông thôn. Chuyên ngành này mong nhằm tạo ra sự phát triển ở các vùng miền nhất là các vùng núi, vùng xa,.. để làm giảm đi sự phân hoá giàu nghèo và nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Việc phát triển mô hình nông thôn hoá cũng nhằm mục đích khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, hiệu quả. 


Ngành Phát triển nông thôn là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
Ngành Phát triển nông thông là gì?

Mục tiêu đào tạo của ngành Phát triển nông thôn

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Đào tạo cán bộ trình độ đại học về phát triển nông thôn có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; có sức khoẻ; có kiến thức về cơ bản vững vàng, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng tổ chức và phát triển nông thôn, có khả năng làm việc trong các đơn vị, tổ chức Nhà nước và tư nhân, các tổ chức đoàn thể – xã hội và tổ chức phi chính phủ liên quan đến phát triển nông thôn.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Phát triển nông thôn là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xã hội học và phát triển nông thôn, kinh tế nông thôn, phát triển cộng đồng, quản lý và phát triển nông thôn. Đồng thời, người học cũng được trang bị kỹ năng lập chiến lược và kế hoạch phát triển, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát và đánh giá các chương trình, dự án phát triển nông thôn, tư vấn các vấn đề phát triển trong nông thôn.


Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được trang bị kiến thức cơ bản thuộc các ngành kỹ thuật nông nghiệp, có kỹ năng tốt trong phổ biến và đào tạo nguồn lực địa phương và cộng đồng; có năng lực chuyên môn về lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn và kết hợp mục tiêu chiến lược của quốc gia về phát triển kinh tế. 

Các khối thi xét tuyển ngành Phát triển nông thôn

Ngành Phát triển nông thôn xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • B00: Toán – Hóa – Sinh học
  • D07: Toán – Hóa – Tiếng Anh
  • B02: Toán – Sinh học – Địa lý
  • B03: Toán – Sinh học – Ngữ văn
  • C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học

Những tố chất khi học ngành Phát triển nông thôn

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Phát triển nông thôn. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:


  • Có năng lực học tập tốt các môn khoa học tự nhiên như: Toán, hoá,..
  • Là người có sự yêu thích vật nuôi, cây trồng
  • Cần có khả năng tư duy chiến lược.
  • Cần cù, chịu khó, chịu được áp lực trong công việc
  • Có khả năng tư duy và quản lý tốt
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt

Ngành Phát triển nông thôn học trường nào?

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Phát triển nông thôn uy tín hiện nay:

Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Hải Dương

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Nông lâm – Đại học Huế
  • Đại học Quảng Bình

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học An Giang

Học ngành Phát triển nông thôn ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Phát triển nông thôn có thể thực hiện các công việc sau:


  • Bạn có thể làm việc tại các cơ quan thuộc ngành nông nghiệp và PTNT. 
  • Làm việc trong các sở kế hoạch đầu tư, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Trở thành các nghiên cứu viên, giảng viên dạy về ngành PTNT tại các trường đại học.
  • Làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp liên quan đến ngành PTNT. 
  • Thực hiện nghiên cứu các chương trình đại học và sau đại học.
  • Với vốn kiến thức về tiếng anh và tin học trong suốt 4 năm học, bạn có thể xin đi làm chuyên gia tại các nước đang khó khăn về nông nghiệp

Mức lương ngành Phát triển nông thôn

Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Phát triển nông thôn mà Isinhvien đã tổng hợp được:

  • Mức lương của ngành Phát triển nông thôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí làm việc, địa điểm làm việc và kinh nghiệm chuyên môn… Mức lương của ngành dao động trong khoảng 6 – 10 triệu/ tháng.
  • Với những người làm trong lĩnh vực nghiên cứu, mức lương có thể nâng cao hơn tùy năng lực.

Chương trình đào tạo ngành Phát triển nông thôn

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.


Các môn học đại cương

  1. Triết học Mác – Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin
  3. Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
  4. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  5. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  6. Tiếng Anh
  7. Tin học
  8. Giáo dục thể chất 1, 2
  9. Giáo dục quốc phòng – An ninh

Các môn học chuyên ngành

  1. Môi trường và sinh cảnh nông thôn
  2. Bơi lội
  3. Phương pháp nghiên cứu – PTNT
  4. Thống kê ứng dụng PTNT
  5. Xã hội học PTNT
  6. Sinh thái nhân văn
  7. Phân tích định chế trong PTNT
  8. Khoa học cây lúa
  9. Kinh tế vi mô 1
  10. Kinh tế vĩ mô 1
  11. Sinh thái sản xuất và th chứng BDKH
  12. Phân tích an ninh lương thực
  13. Cơ khí nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
  14. Anh văn chuyên môn PTNT
  15. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
  16. Hệ thống canh tác trong PTNT
  17. Phương pháp khuyến nông
  18. Phát triển cộng đồng
  19. Thời sự nông thôn
  20. Chính sách nông nghiệp – PTNT
  21. Xây dựng và quản lý dự án PTNT
  22. Phân tích chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm
  23. Kinh tế tài nguyên và môi trường nông thôn
  24. Kinh tế phát triển nông thôn
  25. Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp
  26. Quy hoạch và Quản trị xã hội nông thôn
  27. Phân tích sinh kế
  28. Hệ thống hỗ trợ ứng dụng trong PTNT
  29. Hoạt động thực tiễn
  30. Thực tập giáo trình – PTNT
  31. Kỹ thuật canh tác cây lương thực
  32. Quản lý dịch hại cây trồng
  33. Quản lý dinh dưỡng cây trồng
  34. Sử dụng nông dược
  35. Hệ thống cây trồng
  36. Hệ thống chăn nuôi
  37. Sinh thái thủy sinh vật
  38. Nông nghiệp trong phát triển nông thôn
  39. Quản trị nông trại
  40. Tham gia và lãnh đạo
  41. Phân tích chi phí – lợi ch
  42. Phân tích hoạt động kinh doanh
  43. Luận văn tốt nghiệp – PTNT
  44. Tiểu luận tốt nghiệp – PTNT
  45. Kiến thức bản địa
  46. Dân số và chất lượng dân số
  47. Quản lý hành chánh nhà nước
  48. Tổ chức Chính trị – Xã hội – Nghề nghiệp
  49. Tài chánh vi mô
  50. Phân tích tài chánh doanh nghiệp
  51. Kế toán doanh nghiệp nông nghiệp

Trên đây, là những thông tin về ngành Phát triển nông thôn, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Phát triển nông thôn sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Nông – Lâm – Ngư


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close