Ngành Khoa học cây trồng là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Khoa học cây trồng nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Khoa học cây trồng để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!
Ngành Khoa học cây trồng là gì?
- Ngành đào tạo: KHOA HỌC CÂY TRÔNG
- Tên tiếng Anh: Crop Science
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thuộc khối ngành: Nông – Lâm – Ngư
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Ngành Khoa học cây trồng là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các loại cây trồng cùng với tất cả những yếu tố có thể làm gia tăng sự phát triển của chúng như ánh sáng, nước, nhiệt độ và dưỡng chất, cũng như là những điều kiện ngăn cản sự phát triển của cây trồng như cỏ dại, bệnh, côn trùng….
Mục tiêu đào tạo của ngành Khoa học cây trông
Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu chung
Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có lập trường chính trị – tư tưởng vững vàng, có kiến thức và kỹ năng về Khoa học cây trồng; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ Khoa học cây trồng.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu đào tạo ngành Khoa học cây trồng là trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về sinh học, hóa học và sinh hóa giúp hiểu rõ các nguyên lý của các quá trình sinh học liên quan đến cây trồng. Ngành học này đào tạo ra những kỹ sư Khoa học cây trồng có kiến thức chuyên sâu về quản lý cây trồng để đạt được năng suất và hiệu quả cao bao gồm kỹ thuật trồng; chăm sóc; biết nhận diện, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại hại cây trồng; quản lý dinh dưỡng; điều khiển ra hoa và bảo quản sau thu hoạch.
Ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp các kiến thức đại cương và các kiến thức chuyên ngành như: Hình thái và giải phẫu thực vật; thổ nhưỡng và phì nhiêu đất; côn trùng nông nghiệp đại cương; nông học đại cương; di truyền – giống cây trồng; sinh lý thực vật; bệnh cây nông nghiệp đại cương… Có khả năng làm việc theo nhóm, tính tự chủ trong phương pháp làm việc và nghiên cứu khoa học, biết phân tích các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành Khoa học cây trồng, đúc kết và hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo.
Các khối thi xét tuyển ngành Khoa học cây trồng
Ngành Khoa học cây trồng xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán – Lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- A02: Toán – Vật lý – Sinh học
- B00: Toán – Hóa – Sinh học
- B02: Toán – Sinh – Địa lý
- B03: Toán – Sinh – Ngữ văn
- C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa – Tiếng Anh
Những tố chất khi học ngành Khoa học cây trồng
Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Khoa học cây trồng. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Yêu thiên nhiên, môi trường;
- Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên;
- Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng;
- Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;
- Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển);
- Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên;
- Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;
- Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý.
Cơ sở đào tạo ngành Khoa học cây trồng
Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Khoa học cây trồng uy tín hiện nay:
Khu vực miền Bắc:
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Nông lâm Bắc Giang
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Hùng Vương
- Đại học Tân Trào
Khu vực miền Trung:
- Đại học Kinh tế Nghệ An
- Đại học Hà Tĩnh
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế
- Đại học Tây Nguyên
Khu vực miền Nam:
- Đại học Kiên Giang
- Đại học Cần Thơ
- Đại học An Giang
- Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
- Đại học Tiền Giang
Cơ hội việc làm ngành Khoa học cây trồng
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Khoa học cây trồng có thể thực hiện các công việc sau:
- Làm việc tại các cơ quan quản lý nông nghiệp, bộ nông nghiệp, sở nông nghiệp hay các trung tâm nghiên cứu về giống cây trồng,…
- Làm việc trong các trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp,…
- Làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Làm việc về nghiên cứu trong các trung tâm nghiên cứu hay các tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu về giống cây trồng.
- Làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng.
- Tự tạo cơ sở kinh doanh, sản xuất cây trồng
Mức lương ngành Khoa học cây trồng
Đây là một trong những ngành được đánh giá là ngành có mức thu nhập “hấp dẫn” trong các ngành thuộc nhóm nông nghiệp. Tuỳ từng vị trí đảm nhiệm và nơi làm việc sẽ có những mức lương khác nhau. Mức lương dao động trong khoảng từ 6 – 17 triệu đồng mỗi tháng.
Chương trình đào tạo ngành Khoa học cây trồng
Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.
Các môn học đại cương
- Giáo dục quốc phòng và An ninh
- Giáo dục thể chất
- Anh văn căn bản
- Anh văn tăng cường
- Pháp văn căn bản
- Pháp văn tăng cường
- Tin học căn bản
- TT.Tin học căn bản
- Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Pháp luật đại cương
- Sinh học đại cương A1
- TT. Sinh học đại cương A1
- Hóa học đại cương
- TT. Hóa học đại cương
- Toán cao cấp B
- Logic học đại cương
- Cơ sở văn hóa Việt Nam
- Tiếng Việt thực hành
- Văn bản và lưu trữ học đại cương
- Xã hội học đại cương
- Kỹ năng mềm
Các môn học chuyên ngành
- Sinh hóa B
- TT. Sinh hóa
- Vi sinh học đại cương B
- Sinh lý thực vật B
- TT. Sinh lý thực vật
- Phương pháp nghiên cứu khoa học – Nông nghiệp
- Xác xuất thống kê và phép thí nghiệm – KHCT
- Di truyền học đại cương
- TT. Di truyền học đại cương
- Cơ khí nông nghiệp đại cương
- Thủy nông đại cương
- Thổ nhưỡng B
- Phì nhiêu đất B
- Hệ sinh thái nông nghiệp
- Anh văn chuyên môn – KHCT
- Pháp văn chuyên môn KH&CN
- Khuyến nông
- Dinh dưỡng cây trồng
- Khí tượng thủy văn
- Hóa bảo vệ thực vật B
- Phân loại thực vật B
- Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Quản trị doanh nghiệp nông thôn
- Chọn giống cây trồng
- Côn trùng nông nghiệp
- Bệnh cây trồng
- Cây lúa
- Cây rau
- Cây công nghiệp dài ngày
- Cây công nghiệp ngắn ngày
- Cây ăn trái
- Cây màu
- Thực tập cơ sở – KHCT
- Thực tập giáo trình – KHCT
- Hệ thống canh tác
- Bảo quản sau thu hoạch
- Xử lý ra hoa
- Nấm ăn
- Cỏ dại
- Kỹ thuật sản xuất rau sạch
- Rèn nghề
- Sản xuất cây trồng qui mô trang trại
- Nuôi cấy mô thực vật
- Thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
- Bệnh sau thu hoạch
- Côn trùng trong kho vựa
- Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh
- Nhân giống vô tính
- Sản xuất cây trồng sạch
- Luận văn tốt nghiệp – KHCT
- Tiểu luận tốt nghiệp – KHCT
- Cây dài ngày
Trên đây, là những thông tin về ngành Khoa học cây trồng, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Khoa học cây trồng sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!
Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Nông – Lâm – Ngư
- Ngành Bảo vệ thực vật là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Thú y là gì? Học trường nào? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Chăn nuôi là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Công nghệ chế biến thủy sản là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Bệnh học thủy sản là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Phát triển nông thôn là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Khuyến nông là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Khoa học đất là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
- Ngành Kiến trúc cảnh quan là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Nuôi trồng thủy sản là gì? Ra trường làm gì? Dễ xin việc không?
- Ngành Quản lý thủy sản là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ sau thu hoạch là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường