Sức khỏe - Gym

Huyết tương là gì? 3 Chức năng của huyết tương

Bên cạnh hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, chức năng của huyết tương trong cơ thể người đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy huyết tương là gì? Hãy cùng Isinhvien tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Huyết tương là gì?

Ta được biết máu của con người có 3 thành phần chính là các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Tuy nhiên, huyết tương có thể chiếm đến hơn 55% thể tích máu trong cơ thể.

Ta có thể nhìn thấy huyết tương của mình rõ nhất là khi da đang bị thương, cơ thể sẽ phát tín hiệu để cử huyết tương cầm máu và giúp vết thương phục hồi nhanh chóng.

Vai của huyết tương khá đặc biệt và vô cùng quan trọng, ngay trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về chức năng của huyết tương nhé.

Thành phần của huyết tương

Huyết tương có tới 92% là nước, vì tính chất lỏng của nó, huyết tương hỗ trợ đắc lực cho quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và máu đến tim và đi khắp cơ thể. Khoảng 2% còn lại bao gồm các dưỡng chất như Protein, Globulin miễn dịch và chất điện giải. Ba dưỡng chất trong huyết tương lại mang những vai trò khác nhau mà chúng ta sẽ làm rõ chúng hơn khi tìm hiểu về chức năng của huyết tương.


chức năng của huyết tương
Thành phần chức năng của huyết tương

Chức năng của huyết tương

Một trong những chức năng chính của huyết tương là loại bỏ chất thả từ quá trình sản xuất năng lượng của tế bào. Trong đó, huyết tương hoạt động theo cơ chế vận chuyển chất thải đến các bộ phận để xử lý, bài tiết, ví dụ như gan và thận.

Khi cần thiết, huyết tương cũng đóng vai trò hấp thụ và giải phóng nhiệt, để duy trì nhiệt độ trong cơ thể.

Ngoài ra, mỗi thành phần khác nhau của huyết tương đều mang một chức năng đặc biệt của nó:

Protein

Hai loại protein quan trọng có trong huyết tương là albumin và fibrinogen, Albumin là thành tố tạo ra áp suất oncotic trong máu để duy trì sự cân bằng của chất lỏng. Nhờ đó có thể ngăn chặn sự rò rỉ đến các vùng ít chất lỏng hơn ví dụ như trên da, bụng… Thiếu Albumin thường sẽ bị sưng ở bàn tay, bàn chân và cả vùng bụng.


Fibrinogen lại có chức năng cầm máu rất tốt. Đây cũng chính là lý do chúng ta có thể thấy được huyết tương khi vô tình cơ thể có vết thương hở. Khi xảy ra tình trạng mất máu nhiều, tức là người đó cũng mất cả huyết tương và lượng Fibrinogen trong huyết tương. Điều này làm máu trở nên khó đông hơn và mất máu một lượng đáng kể.

Immunoglobulin

Ngoài protein, huyết tương còn có chức năng thải độc nhờ vào thành phần Immunoglobulin trong nó. Từ đó, huyết tương có thêm chức năng chống nhiễm trùng và tránh được những rủi ro đáng kể.

Chất điện giải

Chất điện giải là các ion mang điện tích hoà tan trong nước, thường là các chất phổ biến như Natri, kali, magiê và canxi… Đều là những vi chất quan trọng trong cơ thể. Thiếu những dưỡng chất này, cơ thể sẽ dễ rơi vào các trạng thái như yếu cơ, co giật, nhịp tim bất thường…

So sánh huyết tương và huyết thanh

Khác với chức năng của huyết tương , huyết thanh là phần chất lỏng của máu được tách ra sau quá trình đông máu. Cấu trúc huyết thanh đơn giản là dịch nước và hoàn toàn không có các yếu tố làm đông máu, ngoài ra thể tích của huyết thanh cũng ít hơn nhiều so với 55% của huyết tương.


Thành phần của huyết thanh chiếm 90% là nước trong khi tỉ lệ này ở huyết tương là từ 92-95%.

So sánh chức năng của huyết tương và huyết thanh

Huyết thanh và huyết tương tuy có thành phần tương tự nhưng về ứng dụng chức năng vẫn có những khác biệt nhất định. Trước khi được sử dụng, chúng cũng cần trải qua quá trình tách từ máu trong cơ thể. Quá trình tách của hai dưỡng chất này cũng khác nhau, việc tách huyết thanh được đánh giá là khó hơn và tốn thời gian hơn nhiều so với huyết tương.

chức năng của huyết tương
so sánh chức năng của huyết tương và huyết thanh

Huyết thanh thường chỉ được ưu tiên sử dụng để xét nghiệm nhóm máu, huyết thanh của động vật còn được ứng dụng trong phòng chống độc tố, tiêm chủng, xét nghiệm, chuẩn đoán… Trong khi huyết tương – dung dịch chưa nhiều tế bào dưỡng chất hơn thường được dùng để cung cấp cho bệnh nhân thiếu tế bào máu.


Chức năng của huyết tương đối với cơ thể là vô cùng quan trọng, hiểu rõ các thành tố có trong nó, chúng ta sẽ biết được từng chức năng của các tế bào này. Rối loạn chức năng huyết tương rất hiếm, tuy nhiên thiếu hay giảm sút huyết tương là cực kì nguy hiểm. Chúng ta đều có thể đăng kí hiến huyết tương của mình để cùng chung sức giúp đỡ những người không may gặp tai nạn hoặc thiếu máu.

Trên đây Isinhvien đã chia sẻ những thông tin liên quan đến chức năng của huyết tương, hãy nhấn theo dõi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé.

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close