Môn học

5 Mẹo học Nguyên lý kế toán đơn giản và hiệu quả nhất

Bạn đang tìm các mẹo học nguyên lý kế toán hiệu quả? Bạn đã đến đúng nơi rồi đấy. Isinhvien đã tổng hợp một số phương pháp hay giúp bạn "xử ngon ơ" môn học này, nhớ đọc hết bài nhé!

Nguyên lý kế toán là môn học không thể thiếu trong chương trình học của ngành kinh tế, tài chính, kế toán kiểm toán. Isinhvien xin nhấn mạnh một điều là nếu bạn muốn học hay làm điều gì đó, bạn cần đảm bảo phân chia thời gian hợp lý, học có kế hoạch cụ thể, phải đi từ những kiến thức đơn giản nhất, rồi dần dần tìm hiểu những thứ cao siêu hơn sau. Nhớ nhé, giờ thì kéo xuống và xem các mẹo học nguyên lý kế toán nha!

Mẹo học nguyên lý kế toán 1: Học thuộc bảng hệ thống kế toán

Tựa như bảng cửu chương ngày nhỏ chúng ta học, ở đây bảng hệ thống kế toán là nền tảng để bạn định khoản các dữ liệu. Isinhvien xin gợi ý đến bạn 4 phương pháp giúp đỡ “chán” hơn khi bảng tài khoản kế toán nhé.

Cách 1: Học cấu trúc tài khoản

  • Tài khoản đầu 0: Từ 001 đến 007 là TK ngoài bảng.
  • Tài khoản đầu 1: TK tài sản ngắn hạn
  • Tài khoản đầu 2: TK tài sản dài hạn
  • Tài khoản đầu 3: TK nợ phải trả
  • Tài khoản đầu 4: TK nguồn vốn chủ sở hữu
  • Tài khoản đầu 5: TK doanh thu
  • Tài khoản đầu 6: TK chi phí sản xuất kinh doanh
  • Tài khoản đầu 7: 711 là TK thu nhập khác
  • Tài khoản đầu 8: 811 là TK chi phí khác
  • Tài khoản đầu 9: 911 là TK xác định kết quả kinh doanh

Cách 2: Học những tài khoản chính trong từng loại


Cách 3: Xem nội dung từng tài khoản, nếu có thể thì tham chiếu luôn những trường hợp nào thì hạch toán vào tài khoản này, tài khoản kia…

Cách 4: Học các tài khoản theo “từng đôi” như phải thu 131, 136, 138; phải trả 331, 336, 338. Hay là các khoản dự phòng đều kết thúc bởi số 9 : 129, 139, 159, 229…

*Trừ những tài khoản đặt biệt, tài khoản lưỡng tính.. ..Ta có cách định khoản như sau:

– Tài khoản loại 1; 2; 6; 8: Phát sinh tăng ghi bên Nợ, phát sinh giảm ghi bên Có;

Ví dụ: Xuất từ tiền mặt 350,000,000đ mua hàng
Định khoản:
Nợ TK 156: 350,000,000đ
Có TK 111: 350,000,000đ

– Tài khoản loại: 3; 4; 5; 7: Ngược lại, Phát sinh tăng ghi bên Có, phát sinh giảm ghi bên Nợ.

Ví dụ: Vay tiền 762,000,000đ trả cho NCC
Định khoản:
Nợ TK 331: 762,000,000đ
Có TK 311: 762,000,000đ

5 Mẹo học Nguyên lý kế toán đơn giản và hiệu quả nhất 2
Trừ một số TK có kết cấu đặc biệt không tuân thủ theo nguyên tắc trên

Mẹo học nguyên lý kế toán 2: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Các bước khi định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh:


  • Xác định các tài khoản tài khoản liên quan đến nghiệp vụ phát sinh
  • Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng kế toán (Tăng hay giảm)
  • Xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có
  • Xác định số tiền cụ thể vào từng tài khoản

Một số lưu ý về nguyên tắc định khoản như sau:

  • Nghiệp vụ biến động tăng (giảm) ghi mỗi mục một bên.
  • Dòng ghi các mục Nợ phải so le với dòng Có.
  • Xác định đối tượng kế toán cần định khoản.
  • Nợ ghi trước và Có ghi sau. Lưu ý bạn nên ghi hết bên Nợ rồi mới sang bên Có.
  • Cuối cùng tổng giá trị ghi bên Nợ phải bằng tổng giá trị ghi bên Có.

Mẹo học nguyên lý kế toán 3: Làm càng nhiều bài tập càng tốt

Cái gì cũng thế, học lý thuyết mà không thực hành thì cũng chỉ như “nước đổ lá mon” mà thôi, hơi quá nhưng thực sự là thế. Khi làm bài tập, chúng ta mới có thể hình dung được cách làm, nhớ dần bảng hệ thống tài khoản và làm quen với các nghiệp vụ phát sinh.


Môn học này đòi hỏi tính cần cù, cẩn thận và kiên nhẫn, chịu khó học hỏi chứ chưa đòi hỏi đến tính sáng tạo, tư duy cao siêu như các môn khác. Nên các bạn nhớ luyện tập bài tập thực tế càng nhiều càng tốt để hạn chế được sai sót và tăng sự nhạy bén về các con số nhé!

>> Nguyên lý kế toán – Giáo trình – Bài tập và Đề thi có đáp án

Mẹo học nguyên lý kế toán 4: Học nhóm

Học nhóm cũng là một trong những cách hiệu quả để học tốt môn nguyên lý kế toán này đấy. Các bạn có thể tự kết nối lại và tạo nhóm nhỏ để cùng học, cùng giải bài tập chung và sẽ phát sinh ra nhiều thắc mắc. Việc cùng nhau giải đáp các thắc mắc của nhau sẽ giúp bạn nhớ bài lâu và kĩ hơn đấy nhé!
Còn nếu cả nhóm đã cố gắng nhưng không giải đáp được thì còn 1 phương án khác đó là liên hệ trực tiếp giáo viên bộ môn.


Mẹo học nguyên lý kế toán
Học nhóm giúp bạn tiến bộ nhanh hơn

Mẹo học nguyên lý kế toán 5: Tự vẽ các mẫu sổ, mẫu bảng kế toán

Thay vì thụ động photo mẫu bảng ra trước, rồi đến khi làm bài tập lôi bảng ra chỉ có việc điền số liệu vào, các bạn có thể tự tay vẽ mẫu theo ý hiểu của mình. Cách này sẽ có cho bạn 2 lợi ích, 1 là các bạn sẽ hiểu được nó và khi điền số liệu vào cũng ít sai sót hơn và 2 là bạn nhớ luôn biểu mẫu rất có lợi cho công việc kế toán sau này. Cách này rất hữu ích, các bạn nhớ thử nhé.

Hi vọng với các mẹo học nguyên lý kế toán mà Isinhvien đã tổng hợp ở trên, bạn sẽ tìm ra được phương pháp học tốt nhất cho bản thân. Share bài viết này nếu thấy hữu ích nhé. Chúc các bạn học tốt!

Bài viết khác liên quan đến Nguyên lý kế toán


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close