Ngành Công nghệ chế biến thủy sản là gì? Ra trường làm gì?
Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Công nghệ chế biến thủy sản nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Công nghệ chế biến thủy sản để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!
Ngành Công nghệ chế biến thủy sản là gì?
- Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN
- Tên tiếng Anh: Aquatic Product Processing
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thuộc khối ngành: Nông – Lâm – Ngư
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Ngành Công nghệ chế biến thủy sản là ngành đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có kiến thức và kỹ năng về chế biến thuỷ sản; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong ngành chế biến thuỷ sản.
Mục tiêu đào tạo của ngành Công nghệ chế biến thủy sản
Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu chung
Đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ đại học có lập trường tư tưởng rõ ràng, nắm vững các kiến thức kỹ năng về lĩnh vực chế biến thủy sản, thái độ làm việc độc lập, đồng thời khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong ngành chế biến thuỷ sản.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ chế biến thủy sản là trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức sâu, rộng và kỹ năng thực hành về bảo quản, chế biến thuỷ sản; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ và sử dụng trang thiết bị tiên tiến; có năng lực tổ chức điều hành và quản lý sản xuất, quản trị chất lượng và an toàn thực phẩm nhằm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện phát triển ngành chế biến thuỷ sản bền vững.
Các khối thi xét tuyển ngành Công nghệ chế biến thủy sản
Các khối xét tuyển ngành Công nghệ chế biến thủy sản bao gồm:
- A00: Toán, Vậy lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
Những tố chất khi học ngành Công nghệ chế biến thủy sản
Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Công nghệ chế biến thủy sản. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Có khả năng tư duy logic, phân tích, nghiên cứu sinh học tổng hợp;
- Có khả năng làm việc nhanh tay, nhanh mắt, có độ chính xác cao;
- Có thể chất tốt, nhanh nhẹn, thông minh để đáp ứng yêu cầu công việc;
- Có niềm đam mê, yêu thích công nghệ sản xuất, thiết bị máy móc dây chuyền;
- Có ý thức về an toàn thực phẩm;
- Hòa đồng, hợp tác với đồng nghiệp, có khả năng làm việc nhóm
Cơ sở đào tạo ngành Công nghệ chế biến thủy sản
Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Công nghệ chế biến thủy sản uy tín hiện nay:
- Đại học Nha Trang
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
Học ngành Công nghệ chế biến thủy sản ra làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ chế biến thủy sản có thể thực hiện các công việc sau:
- Kỹ sư làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản, cơ sở chế biến dầu cá, nước mắm,…;
- Cán bộ, kỹ sư giám sát quy trình chế biến dây chuyền sản xuất, chất lượng sản phẩm đảm bảo mùi vị, dinh dưỡng,… tại các xí nghiệp thủy sản.
- Làm quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất, vận hành hệ thống sản xuất, kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản;
- Cán bộ nghiên cứu, phân tích nguồn nguyên liệu, quản lý thủy sản ở các viện nghiên cứu, cơ quan về lĩnh vực chế biến thủy sản;
- Cán bộ chuyên kiểm định chất lượng an toàn thực phẩm thủy hải sản;
- Cán bộ chuyên đào tạo và giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp;
- Thành lập công ty kinh doanh về thủy sản cho riêng mình
Mức lương ngành Công nghệ chế biến thủy sản
Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Công nghệ chế biến thủy sản mà Isinhvien đã tổng hợp được:
- Sinh viên mới ra trường thường làm tại các vị trí thấp và cơ bản nên mức lương khởi điểm rơi vào khoảng 5.000.000 – 6.000.000 VND/tháng.
- Sau khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tuổi nghề cũng như chuyên môn vượt trội, cơ hội thăng tiến trong ngành là rất cao. Mức lương của các chuyên viên, kỹ sư, quản lý, giám sát bộ phận có thể lên đến 2.000 – 3.000 USD/tháng.
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế biến thủy sản
Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.
Các môn học đại cương
- Triết học Mác-Lênin
- Kinh tế chính trị Mác Lênin
- Chủ nghĩa Xã hội khoa học
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
- Tiếng Anh 1, 2
- Tiếng Anh chuyên ngành
- Tin học đại cương – Lý thuyết
- Tin học đại cương – thực tập
- Giáo dục thể chất 1, 2, 3
Các môn học chuyên ngành
- Hóa phân tích ứng dụng – CBTS
- Sinh hóa – TS
- Nhiệt kỹ thuật
- Vi sinh thực phẩm thủy sản 1
- Vi sinh thực phẩm thủy sản 2
- Quá trình và thiết bị CNTP A
- Quá trình và thiết bị CNTP B
- Hóa học thực phẩm thủy sản
- Phân tích thực phẩm thủy sản
- Công nghệ sau thu hoạch thủy sản
- Phương pháp thí nghiệm chế biến thủy sản
- TTGT cơ sở chế biến thủy sản
- Dinh dưỡng học
- Hình họa và vẽ kỹ thuật – CNTP
- Nước cấp, nước thải trong chế biến thủy sản
- Nuôi trồng thủy sản
- Vật lý học thực phẩm
- Kỹ thuật khai thác thủy sản B
- Khối kiến thức chuyên ngành
- Nguyên lý bảo quản và chế biến thủy sản
- Công nghệ chế biến đồ hộp thủy sản
- Công nghệ chế biến thủy sản lạnh đông
- Công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản truyền thống
- Thiết bị chế biến thủy sản
- Chế biến sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng
- TTGT công nghệ chế biến thủy sản 1
- Quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản
- TTGT công nghệ chế biến thủy sản 2
- Bao bì thực phẩm thủy sản
- Phụ gia chế biến thủy sản
- Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết báo cáo
- Đánh giá cảm quan sản phẩm TS
- Anh văn chuyên môn – CBTS
- Pháp văn chuyên môn KH&CN
- Công nghệ enzyme và protein
- Công nghệ chế biến rong biển
- Công nghệ chế biến dầu, bột cá và dược liệu
- Phát triển sản phẩm thủy sản mới
- Marketing thực phẩm thủy sản
- Công nghệ chế biến thực phẩm chức năng
- Luận văn tốt nghiệp – CBTS
- Tiểu luận tốt nghiệp – CBTS
- Tổng hợp kiến thức cơ sở – CBTS
- Tổng hợp kiến thức chuyên môn – CBTS
- Lên men thực phẩm
- Vi sinh trong chế biến và bảo quản thực phẩm
Trên đây là những thông tin về ngành Công nghệ chế biến thủy sản, học những môn nào, cơ hội việc làm sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!
Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Nông – Lâm – Ngư
- Ngành Bảo vệ thực vật là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Thú y là gì? Học trường nào? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Chăn nuôi là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Bệnh học thủy sản là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Phát triển nông thôn là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Khuyến nông là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Khoa học cây trồng là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Khoa học đất là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
- Ngành Kiến trúc cảnh quan là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Nuôi trồng thủy sản là gì? Ra trường làm gì? Dễ xin việc không?
- Ngành Quản lý thủy sản là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ sau thu hoạch là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường