Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì? Ra trường làm gì?
Bạn đắn đo chưa biết học ngành gì sao khi tốt nghiệp cấp 3, bạn muốn chọn một ngành học đang rất được ưa chuộng hay bạn đang tìm hiểu về ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử nhưng chưa có một bài viết nào có thể giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về ngành này. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn qua bài viết này nhé!
Ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử là gì?
- Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
- Tên tiếng Anh: Mechatronics
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thuộc khối ngành: Công nghệ
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử (gọi tắt là Kỹ thuật cơ điện tử) là ngành học kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Mục đích của ngành học này là liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực, phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm, nhằm tạo ra những sản phẩm thông minh ứng dụng công nghệ cao, có những tính năng vượt trội trong lĩnh vực công – nông nghiệp.
Ngành này cho ra đời những sản phẩm thông minh ứng dụng công nghệ cao, không những sử dụng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà còn phát triển mạnh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Giúp tăng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm thiểu lao động thủ công, giảm giá thành sản phẩm và giảm ô nhiễm môi trường.
Mục tiêu đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Có thể chia làm 2 phần: Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
Mục tiêu chung
Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật cơ điện tử sẽ được trang bị kiến thức cơ sở về khoa học và công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cơ khí, điện, điện tử, tự động hóa… làm nền tảng giúp sinh viên nắm bắt kiến thức chuyên ngành Cơ điện tử và khả năng học tập nâng cao trình độ.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử đầu tiên chính là trang bị cho sinh viên kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống khí nén – thủy lực, hệ thống điều khiển nhúng, đo lường và điều khiển thông minh; cùng những kiến thức về cảm biến, Robot.
Môn học tiêu biểu ngành Kỹ thuật cơ điện tử gồm: các hệ thống cơ điện tử, đo lường và dụng cụ đo, thiết kế hệ thống số, mạch giao diện máy tính, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, truyền động cơ khí, kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi.
Ngoài ra, sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian và được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các doanh nghiệp, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại. Giúp phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư cơ điện tử cần phải có.
Những tố chất khi học ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Kỹ thuật cơ điện tử. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Đam mê nghề cơ điện tử và công nghệ;
- Am hiểu các kiến thức về vật liệu cơ khí, các đặc tính cơ học, cấu trúc và nguyên lý máy để thiết kế cơ khí;
- Kiến thức về công nghệ thông tin;
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp;
- Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá tốt;
- Là người có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khoẻ để làm việc trong các cơ quan và cơ sở sản xuất công nghiệp.
Cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử uy tín hiện nay:
Các cơ sở đào tạo chia làm 3 khu vực:
- Khu vực miền Bắc
- Khu vực miền Trung
- Khu vực miền Nam
Khu vực miền Bắc
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Lâm nghiệp
Khu vực miền Trung
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế
- Đại học Phạm Văn Đồng
Khu vực miền Nam
- Đại học Bách khoa TPHCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật cơ điện tử vô cùng phong phú, đa dạng. Bạn có thể tham khảo một số công việc sau:
- Kỹ sư thiết kế, chuyên vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
- Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty, doanh nghiệp về cơ khí, điện và điện tử.
- Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
- Chuyên viên kỹ thuật cơ điện, phòng điều khiển, phòng công nghệ tự động điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy như: sản xuất xi măng, nhà máy sữa, sản xuất giấy, phân bón…
- Chuyên viên quản lý chuyên vận hành bảo trì các hệ thống điện tử công nghiệp, robot công nghiệp trong các dây chuyền sản xuất tự động như: Lắp ráp ô tô, robot hàn tự động, robot lắp ráp linh kiện điện tử.
- Chuyên viên kinh doanh tham mưu, tư vấn kỹ thuật cho các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm lĩnh vực cơ điện tử trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong các viện nghiên cứu; chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ cơ điện tử.
Mức lương ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Dưới đây là thu nhập trung bình của ngành Kỹ thuật cơ điện tử mà Isinhvien đã tổng hợp được:
- Thu nhập dành cho sinh viên mới ra trường ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ dao động khoảng 6-7 triệu đồng/ tháng.
- Ở các tập đoàn lớn của nước ngoài lương của tân Kỹ sư Cơ Điện tử khởi điểm hơn 12 triệu đồng/tháng.
- Nếu có công việc đúng chuyên môn tại các công ty dầu khí, sinh viên Cơ Điện tử mới ra trường có thể nhận mức lương lên tới 18-20 triệu đồng/tháng.
- Nhân sự có kinh nghiệm, năng lực, vị trí quản lý, mức lương từ 20-30 triệu/tháng , thậm chí cao hơn.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Các chương trình đào tạo có thể chia làm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành
Các môn học đại cương
- Nhập môn kỹ thuật
- Toán kỹ thuật
- Cơ học máy
- Hình họa và vẽ kỹ thuật – CK
- Giáo dục quốc phòng và An ninh
- Anh văn căn bản
- Anh văn tăng cường
- Pháp văn căn bản
- Pháp văn tăng cường
- Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Cơ sở văn hóa Việt Nam
- Vi – Tích phân
- Đại số tuyến tính và hình học
- Xác suất thống kê
- Vật lý đại cương
- Hóa học đại cương
- Nhiệt động lực học và truyền nhiệt
- Linh kiện điện tử căn bản
Các môn học chuyên ngành
- Điện tử công suất và ứng dụng
- TT. Điện tử công suất và ứng dụng
- Matlab và Labview
- Lý thuyết điều khiển tự động
- Cảm biến và chuyển năng
- Điều khiển logic có thể lập trình (PLC)
- Lý thuyết điều khiển hiện đại
- Đồ án kỹ thuật điện tử
- Kỹ thuật Robot
- Kỹ thuật vi điều khiển – TĐH
- Thiết kế hệ thống cơ điện tử
- Đồ án thiết kế hệ thống cơ điện tử
- Cơ cấu chấp hành cơ điện tử
- Đo lường và điều khiển bằng máy tính
- TT. Ngành nghề cơ điện tử
- Tự động hóa sản xuất công nghiệp
- Thiết kế và phân tích thí nghiệm
- Truyền động thủy lực và khí nén
- Phương pháp phần tử hữu hạn
- Cơ học lưu chất – CK
Trên đây, là những thông tin về ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì?, cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật cơ điện tử sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!
Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Công nghệ
- Ngành Công nghệ chế biến dầu mỏ là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ sinh học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ luyện kim là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành Công nghệ kiến trúc là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ chế biến lâm sản là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?