Ngành đào tạo

Ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Học gì? Ra trường làm gì?

Trong những năm gần đây, ngành Công nghệ thực phẩm đang dần nóng lại. Vậy ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Học những môn nào? Cơ hội việc làm ra trường ra sao? Hãy cùng Isinhvien tìm hiểu chi tiết về ngành học này trong bài dưới đây nhé!

Ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
Ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường

Ngành Công nghệ thực phẩm là gì?

  • Ngành đào tạoCÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
  • Tên tiếng Anh: Food Technology
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Công nghệ
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học…

Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này.


Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm

Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm… Nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất; tổ chức, quản lý (công nghệ, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm) và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.

Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên sẽ được học chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá, công nghệ đông lạnh thủy sản, bảo quản và chế biến lương thực, công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm, công nghệ chế biến đường và đồ uống…

Ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm

Những tố chất khi học ngành Công nghệ thực phẩm

Để có thể học tốt hoặc đi sâu vào nghiên cứu ngành Công nghệ thực phẩm, bạn cần sở hữu những tố chất sau đây:


  • Trước tiên, cần có niềm đam mê khoa học và công nghệ, thích nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm
  • Thứ hai, bạn cần học khá các môn tự nhiên, nhất là Sinh học, Hóa học và Vật lí. Kiến thức vững chắc của các môn này sẽ là nền tảng tốt để bạn tiếp thu các kiến thức chuyên sâu của ngành Công nghệ thực phẩm.
  • Bên cạnh đó, tư duy logic, sáng tạo, nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu của người khác luôn là những tố chất quan trọng cho những bạn muốn gắn bó lâu dài với ngành Công nghệ thực phẩm.
  • Ngoài ra, để làm việc tốt trong nền kinh tế hiện đại ngày các bạn cần có kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học và các kỹ năng mềm khác như: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian hiệu quả,…

Ngành Công nghệ thực phẩm học trường nào?

Dưới đây là một số cơ sở đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm uy tín hiện nay:

  • Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  • Trường Đại học Bách Khoa TPHCM.
  • Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Tp.HCM.
  • Trường Đại học Quốc Tế – Đại học quốc gia Tp.Hcm.
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
  • Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Mở TP. HCM
  • Trường Đại học Hoa Sen
  • Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
  • Trường Đại học Mở Hà Nội
  • Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
  • Trường Đại Học Đông Á
  • Trường Đại Học Trà Vinh
  • Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
  • Trường Đại Học Nông Lâm Huế

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thực phẩm

Được đánh giá là ngành học có nhiều triển vọng cùng cơ hội việc làm lớn, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm có thể đảm nhận nhiều vị trí tại các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cụ thể như:


  • Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế.
  • Chuyên viên làm việc tại các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu về lĩnh vực thực phẩm.
  • Kỹ sư quản lý dây chuyền sản xuất, bảo quản, đánh giá chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
  • Chuyên viên bảo quản, giám sát và nâng cao chất lượng thực phẩm trong lĩnh vực xuất khẩu.
  • Giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm…

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm

Được chia làm 2 loại: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành

Ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm

Các môn học đại cương

  1. Giáo dục quốc phòng và An ninh
  2. Anh văn căn bản
  3. Pháp văn căn bản
  4. Tin học căn bản
  5. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1
  6. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2
  7. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  8. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  9. Pháp luật đại cương
  10. Logic học đại cương
  11. Cơ sở văn hóa Việt Nam
  12. Tiếng Việt thực hành
  13. Xã hội học đại cương
  14. Kỹ năng mềm
  15. Toán cao cấp A
  16. Cơ và nhiệt đại cương
  17. TT. Cơ và nhiệt đại cương
  18. Hóa học đại cương
  19. TT. Hóa học đại cương
  20. Hóa phân tích đại cương
  21. TT. Hóa phân tích đại cương

Các môn học chuyên ngành

  1. Hóa sinh học thực phẩm
  2. Vi sinh vật học thực phẩm
  3. Dinh dưỡng
  4. An toàn thực phẩm
  5. Quản lý chất lượng
  6. Phát triển sản phẩm
  7. Phân tích thực phẩm
  8. Công nghệ sau thu hoạch
  9. Công nghệ chế biến thực phẩm
  10. Công nghệ sinh học thực phẩm…
  11. Cơ học lưu chất và vật liệu rời
  12. Hình họa và Vẽ kỹ thuật – CNTP
  13. Phương pháp nghiên cứu khoa học – CNTP
  14. Nước cấp, nước thải kỹ nghệ
  15. Tổng kê vật chất và năng lượng
  16. Truyền nhiệt trong chế biến thực phẩm
  17. Phụ gia trong chế biến thực phẩm
  18. Nguyên lý bảo quản và chế biến thực phẩm
  19. Vật lý học thực phẩm

Trên đây, là những thông tin về ngành Công nghệ thực phẩm là gì, học trường nào, cơ hội việc làm ngành Công nghệ thực phẩm sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Công nghệ


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close