Ngành đào tạo

Ngành Kiến trúc cảnh quan là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Kiến trúc cảnh quan nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Kiến trúc cảnh quan để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Kiến trúc cảnh quan là gì?

  • Ngành đào tạo: KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
  • Tên tiếng Anh: Landscape Architecture
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Nông – Lâm – Ngư
  • Thời gian đào tạo: 5 năm

Ngành Kiến trúc cảnh quan là ngành học đào tạo nhân lực về nghệ thuật, có khả năng lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lý, bảo tồn và phục chế các cảnh quan khu vực và công trình xây dựng của con người.

Phạm vi hoạt động của Kiến trúc cảnh quan liên quan đến thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng mặt bằng, phát triển bất động sản, bảo tồn và phục chế môi trường, thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị, thiết kế các công viên và các khu vực nghỉ ngơi giải trí và bảo tồn di sản. Người hoạt động trong lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan được gọi là Kiến trúc sư cảnh quan.


Ngành Kiến trúc cảnh quan là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
Ngành Kiến trúc cảnh quan là gì?

Các nhà hoạt động trong lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan ứng dụng kỹ năng, kỹ thuật và sáng tạo, khoa học, các hiểu biết về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội trong việc bố trí có ý đồ cho các yếu tố tự nhiên và nhân tạo trên bề mặt Trái đất, trong đó có sự quan tâm tới việc quản lý và bảo tồn nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo. Các giá trị môi trường sẽ đáp ứng các mục đích công năng, thẩm mỹ, an toàn và hưởng thụ cho con người.

Mục tiêu đào tạo của ngành Kiến trúc cảnh quan

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Đào tạo Kỹ sư Kiến trúc cảnh quan có năng lực quy hoạch, thiết kế, quản lý những không gian trống trong đô thị, các khu dân cư, khu danh lam thắng cảnh. Kỹ sư kiến trúc cảnh quan làm việc tại các cơ quan thiết kế, các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, các cơ quan quản lý, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.


Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Kiến trúc cảnh quan là trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng hợp, liên ngành về kỹ thuật công trình xây dựng, quy hoạch, thiết kế cảnh quan, thực vật, sinh thái, môi trường và nghệ thuật; có năng lực sáng tạo nghệ thuật và kỹ năng biểu đạt thẩm mỹ trong lĩnh vực quy hoạch thiết kế cảnh quan. Có khả năng lập các phương án quy hoạch, thiết kế, cải tạo, quản lý cảnh quan, giám sát, tổ chức chỉ đạo thi công công trình cảnh quan và sử dụng thành thạo phương pháp, công cụ thể hiện mô hình công trình cảnh quan.

Các khối thi xét tuyển ngành Kiến trúc cảnh quan

Ngành Kiến trúc cảnh quan xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • C15: Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • V00: Toán, Vật lí, Vẽ Hình họa mỹ thuật
  • V01: Toán, Ngữ văn, Vẽ Hình họa mỹ thuật

Những tố chất khi học ngành Kiến trúc cảnh quan

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Kiến trúc cảnh quan. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:


  • Học tốt các môn Khoa học tự nhiên, có năng khiếu về vẽ;
  • Có niềm đam mê với nghệ thuật, yêu thích sự tìm tòi;
  • Năng lực tư duy thẫm mỹ trong không gian, nhận thức và tạo dựng cái đẹp;
  • Khao khát sáng tạo, đam mê hình khối, háo hức tạo dựng công trình;
  • Kiên trì, sáng tạo, ham học hỏi;
  • Có bản lĩnh, kiên định;
  • Có kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực công việc cao.

Cơ sở đào tạo ngành Kiến trúc cảnh quan

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Kiến trúc cảnh quan uy tín hiện nay:

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Kiến trúc Hà Nội
  • Đại học Xây dựng Hà Nội
  • Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Kiến trúc TPHCM
  • Đại học Bách khoa – ĐHQGTPHCM
  • Đại học Xây dựng Miền Tây
  • Đại học Lâm nghiệp Việt Nam phân hiệu Đồng Nai

Cơ hội việc làm ngành Kiến trúc cảnh quan

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kiến trúc cảnh quan có thể thực hiện các công việc sau:


  • Kỹ sư cảnh quan với công việc lập dự án, thiết kế và tư vấn về các không gian công trình trong và ngoài nhà cho các công ty tư vấn, thiết kế, quy hoạch, công ty bất động sản
  • Đảm nhận vị trí Quản lý, thi công và xây dựng các công trình dự án cảnh quan tại các công ty tư vấn, thi công xây dựng, làm việc với các chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, công viên..
  • Công tác quản lý quy hoạch, nghiên cứu sinh thái, môi trường cảnh quan và phát triển bền vững tại các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, các tổ chức, cơ quan phi chính phủ
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng lĩnh vực kiến trúc, xây dựng

Mức lương ngành Kiến trúc cảnh quan

Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Kiến trúc cảnh quan mà Isinhvien đã tổng hợp được:

  • Đối với sinh viên ngành Kiến trúc mới ra trường làm việc tại các công ty, doanh nghiệp về kiến trúc, xây dựng công trình thì có mức lương trung bình từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng.
  • Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành Kiến trúc mà có mức lương cao hơn từ 10 – 15 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

Chương trình đào tạo ngành Kiến trúc cảnh quan

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.


Các môn học đại cương

  1. Triết học Mác – Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin
  3. Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
  4. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  5. Toán cao cấp
  6. Tiếng Anh
  7. Tin học
  8. Giáo dục thể chất 1, 2
  9. Giáo dục quốc phòng – An ninh

Các môn học chuyên ngành

  1. Hình học họa hình
  2. Giáo dục thể chất 1
  3. Hội họa 1
  4. Đồ án Cơ sở kiến trúc 1
  5. Kiến trúc cảnh quan nhập môn
  6. Đồ án Cơ sở KTCQ 1 – Diễn họa KTCQ
  7. Hội họa 2
  8. Kỹ năng bản thân ngành Kiến trúc Cảnh quan
  9. Đồ án Cơ sở KTCQ 2 – Vẽ ghi KTCQ
  10. Đồ án cơ sở Quy hoạch 2
  11. Vật lý đô thị
  12. Nguyên lý Thiết kế Kiến trúc nhà ở
  13. Đồ án Kiến trúc 1 – Nhà ở 1
  14. Cấu tạo kiến trúc 1
  15. Nguyên lý Kiến trúc Cảnh quan
  16. Đồ án KTCQ 1 – Thiết kế Cảnh quan sân vườn
  17. Nguyên lý Thiết kế công trình Công cộng
  18. Đồ án Kiến trúc 2 – Công cộng 1
  19. Cảm thụ Cảnh quan
  20. Lịch sử Kiến trúc Cảnh quan
  21. Đồ án KTCQ 2 – Thiết kế CQ không gian công cộng
  22. Công cụ hỗ trợ trong Thiết kế Cảnh quan
  23. Kỹ thuật Thiết kế Cảnh quan
  24. Thiết kế Cây xanh
  25. Đồ án KTCQ 3 – Trục Cảnh quan
  26. Bố cục không gian 2
  27. Điêu khắc
  28. Quy hoạch xây dựng đô thị
  29. Kiến tạo nơi chốn
  30. Quy hoạch thiết kế Vườn – Công viên
  31. Đồ án KTCQ 4 – Quy hoạch Công viên
  32. Đồ án Quy hoạch đơn vị ở
  33. Cơ sở văn hóa Việt nam
  34. Lịch sử kiến trúc Phương Đông và Việt Nam
  35. Thiết kế đô thị
  36. Hệ thống Kỹ thuật Đô thị
  37. Sinh học ứng dụng
  38. Đồ án KTCQ 5 – Thiết kế Đô thị
  39. Đồ án Quy hoạch khu trung tâm đô thị
  40. Thiết kế Cảnh quan Không gian mở đô thị
  41. Hệ thống CTCC phục vụ đô thị
  42. Xã hội học đô thị
  43. Đồ án Chuyên đề ngành KTCQ
  44. Đồ án KTCQ 6 – Quy hoạch CQ khu chuyên dụng
  45. Quy hoạch du lịch và di sản
  46. Phương pháp nghiên cứu và đề tài luận văn
  47. Đồ án KTCQ 7 – KTCQ tổng hợp
  48. Xu hướng Kiến trúc Cảnh quan đương đại
  49. Kiến trúc hiện đại nước ngoài
  50. Quy hoạch đô thị bền vững
  51. Bảo vệ môi trường đô thị
  52. Tái tạo và cải tạo

Trên đây là những thông tin về ngành Kiến trúc cảnh quan, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Kiến trúc cảnh quan sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Nông – Lâm – Ngư


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close