Ngành đào tạo

Ngành Kỹ thuật phục hình răng là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Kỹ thuật phục hình răng nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Kỹ thuật phục hình răng để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Kỹ thuật phục hình răng là gì? Học gì? Có dễ xin việc không?
Ngành Kỹ thuật phục hình răng là gì? Học gì? Có dễ xin việc không?

Ngành Kỹ thuật phục hình răng là gì?

  • Ngành đào tạo: KỸ THUẬT PHỤC HÌNH RĂNG
  • Tên tiếng Anh: Dental Technology
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Y dược
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Kỹ thuật phục hình răng là ngành đào tạo Kỹ thuật viên (KTV) phục hình răng, làm việc trong labo nha khoa. Người làm Kỹ thuật phục hình răng sẽ là người hỗ trợ cho bác sĩ nha khoa trong việc gia công – chế tạo các phục hình răng giả, khí cụ chỉnh hình và các khí cụ hỗ trợ điều trị khác (khí cụ chống ngáy, máng tẩy, máng chỉnh khớp…).


Mục tiêu đào tạo của ngành Kỹ thuật phục hình răng

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Đào tạo Cử nhân Kỹ thuật Phục hình răng có phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức khoa học cơ bản, y sinh học cơ sở, công nghệ và mỹ thuật vững chắc; đủ kiến thức và kỹ năng về chuyên ngành để thực hiện chế tác trong labo các loại phục hình răng hàm mặt: phục hình tháo lắp toàn phần và từng phần, hàm khung, phục hình cố định, hàm chỉnh hình, phục hình trên cấy ghép… Có khả năng quản lý về chuyên môn và trang thiết bị của một labo răng hàm mặt; có ý thức làm việc theo nhóm và có khả năng tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và tự đào tạo đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Kỹ thuật phục hình răng là trang bị cho sinh viên:


Về kiến thức:

  • Có kiến thức về giải phẫu, sinh lý hệ thống nhai,
  • Có kiến thức cơ sở về khoa học, mỹ thuật và công nghệ hiện đại ứng dụng trong kỹ thuật phục hình răng,
  • Có kiến thức vững chắc về phục hình răng, phục hình hàm mặt, chỉnh hình.
  • Có kiến thức về phương pháp luận khoa học trong thực hành kỹ thuật, học tập, nghiên cứu khoa học.
  • Hiểu biết về pháp luật và các chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Về kỹ năng:

  • Làm được phần labo các loại phục hình: cố định, tháo lắp toàn phần, từng phần, khung bộ thường, khung liên kết, sứ, chỉnh hình răng mặt, cấy ghép và các loại phục hình cao cấp khác;
  • Phối hợp với bác sĩ răng hàm mặt để nghiên cứu, thực hiện các phục hình khú và loại phục hình đặc biệt;
  • Quản lý, sử dụng, bảo quản và phát triển trang bị trong một labo;
  • Có kỹ năng tự đào tạo, tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Về thái độ:


  • Tận tuỵ với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
  • Tôn trọng y đức, yêu ngành, yêu nghề, có ý thức làm việc nhóm,
  • Khiêm tốn, tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp;
  • Thể hiện đức tính cẩn trọng, tỉ mỷ, chính xác trong công việc,
  • Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong công việc chuyên môn, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập vươn lên, làm chủ khoa học công nghệ chuyên ngành.

Các khối thi xét tuyển ngành Kỹ thuật phục hình răng

Hiện nay các tổ hợp xét tuyển vào ngành còn nhiều hạn chế. Khối thi duy nhất đó là khối B00: Toán – hóa – Sinh.

Những tố chất khi học ngành Kỹ thuật phục hình răng

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Kỹ thuật phục hình răng. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Có tinh thần nhân đạo và lòng yêu thương người;
  • Có sự tập trung cao độ trong làm việc;
  • Có khả năng giao tiếp;
  • Có khả năng ngoại ngữ;
  • Có đầu óc khéo léo và khiếu thẩm mỹ cao;
  • Có sự kiên nhẫn, kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ và phương pháp học tập, nghiên cứu logic;
  • Có sự can đảm và có thể chịu đựng áp lực công việc cũng như áp lực dư luận;
  • Có khả năng quan sát tốt, sự nhạy bén, đưa ra phán đoán chính xác;
  • Có sức khỏe tốt, dẻo dai và có thể làm việc trong thời gian dài.

Cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật phục hình răng

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật phục hình răng uy tín hiện nay:


  • Trường trung học kỹ thuật Y tế II – Bộ Y tế;
  • Trường đại học Y – Dược TP.Hồ Chí Minh;
  • Khoa Răng – Hàm – Mặt trường Đại học Hồng bàng;

Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật phục hình răng

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kỹ thuật phục hình răng có thể thực hiện các công việc sau:

  • Làm việc tại Bộ y tế, các bệnh viện, khoa răng, hàm, mặt
  • Tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành  phục hình răng.
  • Vận hành, bảo quản các trang thiết bị, vật tư, hóa chất… phục hình răng tại các cơ sở, trung tâm về thẩm mỹ răng.
  • Phụ trách chuyên môn Kỹ thuật ở labo phục hình răng thuộc tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh.
  • Tại các cơ sở răng hàm mặt với chức danh Kỹ thuật viên phục hình răng.
  • Tại các đơn vị thuộc khối ngành khoa học sức khỏe với công việc tổ chức, quản lý và điều hành các bộ phận liên quan đến phục hình răng hàm mặt.
  • Tại các cơ sở thuộc khối ngành đào tạo khoa học sức khỏe với chức danh giảng viên phục hình răng hàm mặt.
  • Mở các phòng khám răng tư nhân.

Mức lương ngành Kỹ thuật phục hình răng

Dưới đây là mức thu nhập của ngành Kỹ thuật phục hình răng mà Isinhvien đã tổng hợp được:


  • Mức lương thông thường đối với sinh viên mới tốt nghiệp ngành này là 7 đến 9 triệu đồng.
  • Còn đối với những ai có kinh nghiệm nhiều hơn, hay làm ở phòng nha khoa tư thì mức lương trên 30 triệu đồng hoặc còn cao hơn thế nhiều lần.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phục hình răng

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin
  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  3. Đường lối cách mạng của Đảng CSVN
  4. Ngoại ngữ (Có NN chuyên ngành)
  5. Tin học đại cương
  6. Giáo dục thể chất
  7. Giáo dục quốc phòng – an ninh
  8. Xác suất – Thống kê y học
  9. Hóa học
  10. Sinh học và Di truyền
  11. Vật lý và Lý sinh
  12. Nghiên cứu khoa học
  13. Tâm lý y học – Đạo đức Y học

Các môn học chuyên ngành

  1. Giải phẫu đầu mặt và răng
  2. Mô phôi và sinh học miệng
  3. Vật lý ứng dụng
  4. Hóa học ứng dụng
  5. Công nghệ vật liệu
  6. Cơ khí ứng dụng
  7. Mỹ thuật ứng dụng
  8. Tin học ứng dụng
  9. Vật liệu nha khoa
  10. Cắn khíp học
  11. Sinh cơ học phục hình răng
  12. Dấu (khuôn) và mẫu trong KT PHR
  13. Ghi và tái lập các tương quan
  14. Tạo mẫu và kỹ thuật sáp
  15. Tạo mẫu và kỹ thuật nhựa
  16. Lưu và bền chắc
  17. Gia công kim loại trong KT PHR
  18. Trang thiết bị và quản lý labo nha khoa
  19. Kỹ thuật phục hình tháo lắp 1: hàm toàn bộ
  20. Kỹ thuật phục hình tháo lắp 2: hàm từng phần
  21. Kỹ thuật phục hình cố định 1: răng chốt, cùi, inlay-onlay
  22. Kỹ thuật phục hình cố định 2: mão, cầu kim loại
  23. Kỹ thuật phục hình khung và khung liên kết
  24. Kỹ thuật phục hình mão sứ kim loại
  25. Kỹ thuật phục hình cầu sứ kim loại
  26. Kỹ thuật phục hình toàn sứ
  27. Kỹ thuật chỉnh hình răng mặt
  28. Công nghệ CAD/CAM nha khoa
  29. Phối hợp lâm sàng 1
  30. Thực tập thực địa 1

Trên đây, là những thông tin về ngành Kỹ thuật phục hình răng, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật phục hình răng sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Y Dược


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close