Ngành Dược là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Dược nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Dược để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!
Ngành Dược là gì?
- Ngành đào tạo: DƯỢC
- Tên tiếng Anh: Pharmacy
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thuộc khối ngành: Y dược
- Thời gian đào tạo: 5 năm
Ngành Dược (hay còn gọi là Dược học) là môn khoa học nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính bao gồm quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh, phân phối thuốc… Dược học được phân chia thành nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người. Dược học có liên quan tới ngành hóa học, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc, là ngành học được tổng hợp dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là hóa học và sinh học.
Mục tiêu đào tạo của ngành Dược
Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu chung
Đào tạo Dược sĩ trình độ đại học là đào tạo những người có đạo đức tốt, có kiến thức khoa học cơ bản và y dược học cơ sở, kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản để tư vấn về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; để sản xuất, quản lý và cung ứng thuốc tốt; có khả năng nghiên ciưi khoa học và tự học nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu đào tạo ngành Dược là trang bị cho sinh viên:
Về kiến thức:
- Có đủ kiến thức khoa học cơ bản và y dược học cơ sở.
- Có kiến thức chuyên môn cơ bản trong sản xuất, kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
- Nắm vững các quy định của pháp luật và chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân.
- Có phương pháp luận khoa học trong các công tác chuyên môn và nghiên cứu.
Về kỹ năng:
- Tổ chức được và thực hành tốt trong các lĩnh vực: sản xuất, kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
- Thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch về công tác dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và trong các chương trình y tế quốc gia.
- Hướng dẫn, tư vấn chuyên môn dược cho các thành viên y tế khác.
- Thông tin thuốc và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc.
Về thái độ:
- Tận tụy, có trách nhiệm trong hành nghề, vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân;
- Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp;
- Coi trọng việc kết hợp y-dược học hiện đại với y-dược học cổ truyền.
- Tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và những yêu cầu nghề nghiệp.
- Trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ.
Các khối thi xét tuyển ngành Dược
Có 2 tổ hợp môn chính bạn có thể đăng ký xét tuyển ngành Dược với hầu như các trường, gồm:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
Ngoài ra, một số trường có những lựa chọn thay thế khác như sau:
- Khối A02
- Khối A05 (Toán, Hóa, Sử)
- Khối A11 (Toán, Hóa, GDCD)
- Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
- Khối B03 (Toán, Sinh, Văn)
- Khối C01 (Văn, Toán, Lí)
- Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
- Khối C08 (Văn, Hóa, Sinh)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
Những tố chất khi học ngành Dược
Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Dược. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Cần có trí tuệ;
- Đức tính chăm chỉ, cần cù;
- Đức tính hy sinh;
- Bạn là người kiên trì, cẩn thận và ngăn nắp;
- Ham đọc sách và thích khám phá;
- Có đầu óc kinh doanh;
- Giỏi ngoại ngữ;
- Có đam mê và tình yêu với nghề;
- Có khả năng học các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là hóa học và sinh học;
- Có khả năng tự nghiên cứu;
- Nắm vững kiến thức chuyên môn;
- Có kỹ năng tư vấn điều trị, dùng thuốc cho bệnh nhân tốt.
Cơ sở đào tạo ngành Dược
Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Dược uy tín hiện nay:
Khu vực miền Bắc:
- Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
- Đại học Dược Hà Nội
- Đại học Đại Nam
- Đại học Hòa Bình
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Thành Tây
- Đại học Thành Đô
- Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Y Dược Hải Phòng
- Đại học Y Dược Thái Bình
Khu vực miền Trung:
- Đại học Duy Tân
- Đại học Buôn Ma Thuột
- Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng
- Đại học Y khoa Vinh
- Đại học Y Dược – Đại học Huế
- Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng
Khu vực miền Nam:
- Khoa Y – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Y Dược TP.HCM
- Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Y Dược Cần Thơ
- Đại học Bình Dương
- Đại học Công nghệ Miền Đông
- Đại học Dân lập Lạc Hồng
- Đại học Nam Cần Thơ
- Đại học Tây Đô
- Đại học Võ Trường Toản
Học ngành Dược ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Dược có thể thực hiện các công việc sau:
- Làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế: Dược sĩ sẽ có trách nhiệm đảm bảo chất lượng, hạn sử dụng của thuốc, hướng dẫn, tham vấn cho bác sỹ đơn thuốc cần điều trị cho bệnh nhân. Hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc như thế nào là đúng liều và hiệu quả nhất có thể.
- Làm việc tại cơ sở sản xuất thuốc hoặc các chế phẩm liên quan: Dược sĩ tham gia vào quy trình sản xuất, công thức, dạng bào chế, hoạt chất mới, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng an toàn.
- Làm việc tại các trường cao đẳng, đại học có đào tạo Y Dược: Dược sĩ có thể công tác, giảng dạy trực tiếp, nghiên cứu tại nơi mình làm việc.
- Làm việc tại viện, trung tâm kiểm nghiệm Thuốc: Dược sĩ trực tiếp kiểm tra chất lượng thuốc xem có an toàn và đủ điều kiện để phát hành ra thị trường hay không, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường.
- Kinh doanh Thuốc: Dược sĩ có thể tự mở Quầy thuốc, của hàng thuốc kinh doanh hoặc làm việc thuê cho các cơ sở bán lẻ (Nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty xuất – nhập khẩu thuốc.
Mức lương ngành Dược
Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Dược mà Isinhvien đã tổng hợp được:
- Đối với những sinh viên vừa mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm bạn vẫn có thể thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng. Đối với những người có nhiều kinh nghiệm hơn nữa, mức thu nhập trung bình từ 8 đến 11 triệu đồng.
- Tùy thuộc vào từng vị trí bạn đảm nhận mà bạn sẽ có được mức lương tương ứng với công sức lao động mà bạn đã bỏ ra. Thông thường một Dược sỹ đã lành nghề sẽ có mức thu nhập lên tới 12 triệu đồng hoặc hơn nữa.
- Đối với trường hợp mở nhà thuốc tư, thì thu nhập của bạn sẽ rất khủng, đó là nguồn thu khó mà có thể thống kê được.
Chương trình đào tạo ngành Dược
Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.
Các môn học đại cương
- Triết học Mác – Lênin
- Kinh tế chính trị Mác – Lênin
- Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tiếng Anh B1
- Giáo dục thể chất
- Giáo dục quốc phòng – an ninh
- Hóa học đại cương
- Sinh học đại cương
- Xác suất thống kê
Các môn học chuyên ngành
- Hóa học vô cơ 1
- Hóa học hữu cơ
- Thực tập hóa học hữu cơ 1
- Sinh học phân tử và dược di truyền học
- Tin sinh học
- Mô học và Giải phẫu đại thể
- Hóa lí dược
- Hóa học phân tích
- Bệnh học đại cương
- Sinh lí bệnh
- Dược động học
- Độc chất học
- Kỹ thuật y dược hiện đại
- Tài nguyên cây thuốc
- Hóa trị liệu và chuyển hóa thuốc
- Thực vật và dược liệu
- Hóa dược
- Sinh dược học
- Bào chế và công nghệ dược phẩm
- Điều trị học
- Thông tin thuốc
- Dược học cổ truyền
- Tổ chức kinh tế dược và pháp chế dược
- Kiểm nghiệm thuốc
- Thực hành dược khoa 1
- Thực hành dược khoa 2
- Thực tế dược bệnh viện
- Thực tế sản xuất và bào chế dược
- Thực tế quản lý và kinh doanh dược
- Quản lý nguy cơ sinh học
- Hóa dược phóng xạ
- GMP/các GPs
- An toàn phòng xét nghiệm
- Lí thuyết và kĩ thuật phân tích dịch sinh học
- Thống kê và thiết kế nghiên cứu trong phát triển thuốc
- Công nghệ dược phẩm
- Công nghệ sinh học
- Phát minh và thiết kế thuốc
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Thiết kế nghiên cứu cộng đồng
- Dược xã hội học
- Dịch tễ học
- Lãnh đạo dược
- Kinh tế doanh nghiệp – Quản trị bệnh viện
Trên đây, là những thông tin về ngành Dược, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Dược sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!
Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Y Dược
- Ngành Điều dưỡng là gì? Học gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Nhi khoa là gì? Học môn gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Y đa khoa là gì? Học những gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Y học cổ truyền là gì? Học gì? Có dễ xin việc không?
- Ngành Y học dự phòng là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Răng – Hàm – Mặt là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Y tế công cộng là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Kỹ thuật phục hình răng là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Xét nghiệm y học dự phòng là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
- Ngành Kỹ thuật y học là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng là gì? Ra trường làm gì?