Ngành đào tạo

Ngành Nhi khoa là gì? Học môn gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Nhi khoa nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Nhi khoa để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Nhi khoa là gì?

  • Ngành đào tạo: NHI KHOA
  • Tên tiếng Anh: Pediatrics
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Y dược
  • Thời gian đào tạo: 6 năm

Ngành Nhi khoa là một ngành của Y học, đào tạo sinh viên các kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em từ lúc mới sinh cho đến 14-21 tuổi, tùy thuộc vào mỗi Quốc gia. Ở Việt Nam Nhi khoa chăm sóc sức khỏe cho trẻ em từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi. Bác sĩ thực hành trong lĩnh vực này được gọc là bác sĩ Nhi khoa.

Mục tiêu đào tạo của ngành Nhi khoa

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.


Mục tiêu chung

Đào tạo Bác sĩ Nhi khoa có y đức, có lòng yêu trẻ, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để tham gia xác định, đề xuất và giải quyết các vấn đề sức khoẻ trẻ em, có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ  cho trẻ em và nhân dân.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Nhi khoa là trang bị cho sinh viên:

Về kiến thức:

  • Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho y học lâm sàng;
  • Nắm vững những kiến thức cơ bản về sinh lý và bệnh lý ở trẻ em để chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho trẻ em.
  • Có kiến thức để chẩn đoán và xử trí được các bệnh và tình trạng cấp cứu nhi khoa thường gặp
  • Nắm vững phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
  • Nắm vững đúng chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho trẻ em.

Về kỹ năng:


  • Kỹ năng thăm khám trẻ bình thường, đánh giá được sự phát triển thể chất, tâm thần, vận động của trẻ khỏe mạnh.
  • Thăm khám, phát hiện được các triệu chứng và dấu hiệu bệnh lý thường gặp ở trẻ em.
  • Chẩn đoán và xử lý các bệnh thường gặp và các cấp cứu thông thường ở trẻ em.
  • Thực hiện được các kỹ năng cơ bản lâm sàng nhi khoa.
  • Chỉ định và đánh giá được một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thường gặp ở trẻ em.
  • Đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp để chăm sóc, nâng cao sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường.
  • Phát hiện sớm các dịch bệnh và tham gia phòng chống dịch cho trẻ em.
  • Áp dụng được một số bài thuốc y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh cho trẻ em.
  • Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ và người nuôi trẻ về chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho trẻ em để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho trẻ em.
  • Sử dụng được tối thiểu một ngoại ngữ và tin học để nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
  • Tham gia nghiên cứu khoa học.

Về thái độ:


  • Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho trẻ em, hết lòng phục vụ người bệnh.
  • Tôn trọng và hợp tác tốt với đồng nghiệp trong chuyên môn, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
  • Trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ.
  • Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.

Các khối thi xét tuyển ngành Nhi khoa

Ngành Nhi khoa thường xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • B00: Toán, hóa, sinh
  • A00: Toán, Lý, Hóa

Những tố chất khi học ngành Nhi khoa

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Nhi khoa. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Có trình đồ chuyên môn tốt;
  • Có tính siêng năng và tỉ mỉ;
  • Có tinh thần mạnh mẽ;
  • Có sức khỏe tốt đảm bảo cho công việc;
  • Yêu trẻ em, có khiếu hài hước và khả năng giao tiếp với trẻ em;
  • Có thể chịu áp lực dưới môi trường làm việc phức tạp;
  • Có thể nắm bắt tâm lý trẻ em để phản đoán các phản ứng khi chung thể hiện ra bên ngoài.

Cơ sở đào tạo ngành Nhi khoa

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Nhi khoa uy tín hiện nay:


  • Đại học Y Hà Nội
  • Đại học Y Dược TP HCM
  • Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Y Dược – Đại học Huế
  • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Đại học Y Dược Thái Bình
  • Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
  • Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Đại học Y Dược Hải Phòng

Cơ hội việc làm ngành Nhi khoa

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Nhi khoa có thể thực hiện các công việc sau:

  • Thực hiện các công việc khám chữa bệnh và giám sát theo định kỳ cho trẻ em.
  • Làm tại Bộ y tế, các bệnh viện từ tuyến huyện lên tới trung ương.
  • Tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ về sức khỏe cho trẻ em.
  • Đảm nhận các nhiệm vụ kiểm soát nhiễm khuẩn cho trẻ em.
  • Làm việc tại các trung tâm y tế, y tế dự phòng.
  • Thực hiện các công việc chụp X quang và chụp ảnh trong phòng khám nhi khoa hoặc trong các bệnh viện.
  • Mở phòng khám nhi khoa riêng.
  • Giảng dạy nghiên cứu tại các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành Nhi khoa.
  • Tham gia sơ cứu các tai nạn đối với trẻ em.
Ngành Nhi khoa là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
Cơ hội việc làm ngành Nhi khoa

Mức lương ngành Nhi khoa

Các bác sĩ nhi khoa là công việc đang thịnh hành trên thị trường tuyển dụng lao động hiện nay bởi có mức lương vô cùng cao. Nếu cá nhân mở các phòng khám thì tùy trình độ chuyên môn mà mức lương dao động từ 30-50 triệu/tháng. Nếu làm việc cho các cơ quan nhà nước, các bác sĩ nhi khoa sẽ được hưởng mức lương dựa vào quy định của luật pháp lao động Việt Nam.


Chương trình đào tạo ngành Nhi khoa

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Giáo dục thể chất 1, 2, 3
  2. Quốc phòng an ninh 1, 2, 3, 4
  3. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin 1, 2
  4. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  5. Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
  6. Ngoại ngữ 1, 2, 3, 4
  7. Tin học đại cương
  8. Xác suất thống kê
  9. Lý sinh
  10. Hóa học
  11. Sinh học và di truyền
  12. Tâm lý Y học – Đạo đức Y học

Các môn học chuyên ngành

  1. Nội cơ sở
  2. Mô phổi
  3. Sinh lý
  4. Hoá sinh
  5. Vi sinh y
  6. Ký sinh trùng
  7. Giải phẫu bệnh
  8. Sinh lý bệnh – Miễn dịch
  9. Dược lý
  10. Chẩn đoán hình ảnh
  11. Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm
  12. Dịch tễ học
  13. Điều dưỡng cơ bản nhi khoa
  14. Ngoại cơ sở
  15. Nội bệnh lý
  16. Ngoại bệnh lý
  17. Phụ sản
  18. Y học cổ truyền
  19. Da liễu
  20. Phục hồi chức năng
  21. Thần kinh
  22. Tâm thần nhi
  23. Răng hàm mặt nhi khoa
  24. Tai mũi họng nhi khoa
  25. Nhãn khoa trẻ em
  26. Tổ chức, quản lý y tế và chương trình y tế quốc gia về chăm sóc sức khỏe trẻ em
  27. Nhi khoa cơ sở
  28. Nhi khoa xã hội
  29. Nhi khoa cộng đồng
  30. Bệnh lý hô hấp nhi khoa
  31. Bệnh lý thần kinh – tâm thần nhi khoa
  32. Bệnh lý huyết học – ung thư nhi khoa
  33. Bệnh lý nội tiết – chuyển hóa – di truyền nhi khoa
  34. Bệnh lý thận – tiết niệu – sinh dục
  35. Bệnh lý tim mạch nhi khoa
  36. Bệnh lý tiêu hóa – dinh dưỡng nhi khoa
  37. Bệnh lý sơ sinh – chu sinh học
  38. Bệnh lý hồi sức cấp cứu
  39. Bệnh lý truyền nhiễm nhi khoa
  40. Ngoại Nhi

Trên đây, là những thông tin về ngành Nhi khoa, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Nhi khoa sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Y Dược


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close