Ngành đào tạo

Ngành Y học dự phòng là gì? Học gì? Ra trường làm gì?

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Y học dự phòng nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Y học dự phòng để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Y học dự phòng là gì?

  • Ngành đào tạo: Y HỌC DỰ PHÒNG
  • Tên tiếng Anh: Preventive Medicine
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Y dược
  • Thời gian đào tạo: 6 năm

Ngành Y học dự phòng là một lĩnh vực Y tế liên quan đến việc thực hiện các biện pháp để phòng bệnh. Nói cách khác, Y học dự phòng là để bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển, kiểm soát nguồn bệnh. Mục tiêu hàng đầu của ngành Y học dự phòng là nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn sự phát triển của virus gây bệnh, kiểm soát bệnh của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng. 


Y học dự phòng còn có mục đích làm giảm khả năng xuất hiện của bệnh dịch, giảm tỷ lệ mới mắc, phát hiện bệnh sớm, tiến hành can thiệp kịp thời sẽ ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Điều trị bệnh với những phương án hợp lý ngăn chặn tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn, phục hồi sức khỏe cho người bệnh khi bệnh để lại di chứng.

Mục tiêu đào tạo của ngành Y học dự phòng

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Đào tạo Bác sỹ Y học dự phòng có y đức và kỹ năng nghề nghiệp để xác định, đề xuất và tham gia tổ chức giải quyết các vấn đề cơ bản của sức khoẻ cộng đồng, có khả năng tự học vươn lên đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ và phòng bệnh cho nhân dân.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Y học dự phòng là trang bị cho sinh viên:


Về kiến thức:

  • Có kiến thức khoa học cơ bản, khoa học xã hội nhân văn và y sinh học cơ sở làm nền tảng cho y học dự phòng;
  • Có kiến thức tổng quát về y học dự phòng để xác định các yếu tố của môi trường tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp tác động đến sức khoẻ của cộng đồng;
  • Có kiến thức cần thiết để phân tích và lập kế hoạch can thiệp các vấn đề sức khoẻ của cộng đồng;
  • Có kiến thức về những bệnh thông thường và một số bệnh cấp cứu;
  • Có phương pháp luận khoa học trong nghiên cứu khoa học dự phòng;
  • Có hiểu biết về pháp luật, chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Về kỹ năng:

  • Thu thập và phân tích thông tin về sức khoẻ cộng đồng và y tế công cộng;
  • Phát hiện và giám sát các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của các vấn đề sức khoẻ cộng đồng và y tế công cộng;
  • Phân tích các vấn đề và chọn ưu tiên;
  • Lập kế hoạch can thiệp;
  • Tổ chức thực hiện và giám sát;
  • Thực hiện được một số kỹ thuật, xét nghiệm trong y học dự phòng;
  • Đánh giá hiệu quả một số can thiệp y học dự phòng và y tế công cộng;
  • Thực hiện một số phương pháp truyền thông giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng;
  • Lồng ghép, phối hợp các hoạt động y học dự phòng và y tế công cộng;
  • Phát hiện và xử lý bệnh thông thường;
  • Xử trí ban đầu một số cấp cứu ở cộng đồng.

Về thái độ:


  • Tận tuỵ với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân;
  • Tôn trọng và chân thành lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các nhu cầu sức khoẻ và các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khoẻ cộng đồng;
  • Có tinh thần hợp tác và phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ;
  • Trung thực, khách quan, có tinh thần học tập vươn lên.

Các khối thi xét tuyển ngành Y học dự phòng

Các khối xét tuyển ngành Y học dự phòng bao gồm:

  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D08 (Toán, Sinh, Anh)
  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)

Những tố chất khi học ngành Y học dự phòng

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Y học dự phòng. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Có trí tuệ tốt để có thể học tập thành công các môn học qua quá trình học tập tại trường đại học mà mình theo học;
  • Có tính cần cù, chăm chỉ để hoàn thành mọi bài tập hoặc các bài thí nghiệm thực hành thực tế;
  • Dành nhiều thời gian để hấp thụ, học, hiểu lượng thông tin lớn, do ngành học này là ngành học có rất nhiều kiến thức cần để ghi nhớ;
  • Có sức khỏe tốt để học tập và làm việc hiệu quả. Bởi chúng ta cũng biết rằng ngành y nói chung là một ngành học khá vất vả so với các ngành học khác trong hệ thống Giáo dục.
  • Khả năng ngoại ngữ tốt cũng là một trong những điều kiện tất yếu của người học y nói chung và y tế dự phòng nói riêng;
  • Có niềm đam mê, yêu thích đặc biệt với ngành y tế dự phòng.

Cơ sở đào tạo ngành Y học dự phòng

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Y học dự phòng uy tín hiện nay:


Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Y Hà Nội
  • Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Y Dược Hải Phòng

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Y khoa Vinh
  • Đại học Y Dược – Đại học Huế

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Y Dược TP.HCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Y Dược Cần Thơ

Cơ hội việc làm ngành Y học dự phòng

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Y học dự phòng có thể thực hiện các công việc sau:

  • Làm việc tại Bộ y tế; các viện nghiên cứu chuyên ngành Y học dự phòng;
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp… có các ngành về y tế;
  • Làm việc tại các trung tâm y tế dự phòng từ cơ sở tới trung ương;
  • Làm việc tại các phòng tiêm chủng vắc xin, phòng chống bệnh dịch;
  • Chăm sóc cho bệnh nhân và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng tại các trung tâm y tế;
  • Làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại các trường học, bệnh viện, cơ quan nhà nước…
  • Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về Y tế dự phòng như phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân;
  • Tham gia quản lý, chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng: Các bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng.
Ngành Y học dự phòng là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
Cơ hội việc làm ngành Y học dự phòng

Mức lương ngành Y học dự phòng

Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Y học dự phòngIsinhvien đã tổng hợp được:


Đối với sinh viên ngành Y học dự phòng mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các cơ sở y tế dự phòng sẽ có mức lương cơ bản từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành thì mức lương từ 9 – 14 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

Chương trình đào tạo ngành Y học dự phòng

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Triết học Mác-Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác Lênin
  3. Chủ nghĩa Xã hội khoa học
  4. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  5. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
  6. Tiếng Anh 1, 2
  7. Tiếng Pháp 1, 2
  8. Tiếng Anh chuyên ngành
  9. Tiếng Pháp chuyên ngành
  10. Tin học đại cương – Lý thuyết
  11. Tin học đại cương – thực tập
  12. Giáo dục thể chất 1, 2, 3

Các môn học chuyên ngành

  1. Nội cơ sở (Lý thuyết)
  2. Nội cơ sở (Thực hành)
  3. Ngoại cơ sở (Lý thuyết)
  4. Ngoại cơ sở (Thực hành)
  5. Nhi (Lý thuyết)
  6. Nhi (Thực hành)
  7. Phụ sản (Lý thuyết)
  8. Phụ sản (Thực hành)
  9. Truyền nhiễm (Lý thuyết)
  10. Truyền nhiễm (Thực hành)
  11. Sức khỏe học đường
  12. Giám sát, phòng chống các bệnh truyền nhiễm (Lý thuyết)
  13. Giám sát, phòng chống các bệnh truyền nhiễm (Thực hành)
  14. Tiền lâm sàng/skillslab Y học dự phòng (Lý thuyết)
  15. Tiền lâm sàng/skillslab Y học dự phòng (Thực hành)
  16. Sức khỏe các lứa tuổi
  17. Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm
  18. Dịch tễ học bệnh không truyền nhiễm
  19. Dinh dưỡng ứng dụng trong lâm sàng và Y tế công cộng (Lý thuyết)
  20. Dinh dưỡng ứng dụng trong lâm sàng và Y tế công cộng (Thực hành)
  21. Giám sát, phòng chống bệnh liên quan đến môi trường, nghề nghiệp và học đường (Lý thuyết)
  22. Giám sát, phòng chống bệnh liên quan đến môi trường, nghề nghiệp và học đường (Thực hành)
  23. Nội bệnh lý 1
  24. Ngoại bệnh lý
  25. Sàng lọc, tầm soát, phòng chống các bệnh mạn tính không lây và chấn thương(Lý thuyết)
  26. Sàng lọc, tầm soát, phòng chống các bệnh mạn tính không lây và chấn thương (Thực hành)
  27. Y học gia đình (Lý thuyết)
  28. Y học gia đình (Thực hành)
  29. Thực hành cộng đồng 1 (năm 3)
  30. Thực hành cộng đồng 2 (năm 6)
  31. Nghiên cứu định lượng (Lý thuyết)
  32. Nghiên cứu định lượng (Thực hành)
  33. Các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe
  34. Nghiên cứu định tính (Lý thuyết)
  35. Nghiên cứu định tính (Thực hành)
  36. Lập kế hoạch Y tế (Lý thuyết)
  37. Lập kế hoạch Y tế (Thực hành)
  38. Phân tích số liệu bằng STATA (Lý thuyết)
  39. Phân tích số liệu bằng STATA (Thực hành)
  40. Truyền thông sức khỏe và tiếp thị xã hội (Lý thuyết)
  41. Truyền thông sức khỏe và tiếp thị xã hội (Thực hành)
  42. Chương trình phòng chống HIV/AIDS (Lý thuyết)
  43. Chương trình phòng chống HIV/AIDS (Thực hành)
  44. Quản lý dự án
  45. Theo dõi và đánh giá các chương trình Y tế (Lý thuyết)
  46. Theo dõi và đánh giá các chương trình Y tế (Thực hành)
  47. Chương trình Y tế quốc gia
  48. Quản lý tài chính và kinh tế Y tế
  49. Chính sách Y tế
  50. Chấn thương chỉnh hình (Lý thuyết)
  51. Chấn thương chỉnh hình (Thực hành)
  52. Gây mê hồi sức (Lý thuyết)
  53. Gây mê hồi sức (Thực hành)
  54. Pháp y
  55. Chẩn đoán hình ảnh (Lý thuyết)
  56. Chẩn đoán hình ảnh (Thực hành)
  57. Răng hàm mặt
  58. Tai mũi họng
  59. Mắt
  60. Da liễu
  61. Phục hồi chức năng
  62. Nội thần kinh
  63. Tâm thần
  64. Ung bướu
  65. Lao (Lý thuyết)
  66. Lao (Thực hành)
  67. Nội tiết (Lý thuyết)
  68. Nội tiết (Thực hành)
  69. Huyết học (Lý thuyết)
  70. Huyết học (Thực hành)
  71. Niệu

Trên đây, là những thông tin về ngành Y học dự phòng, học những môn nào, cơ hội việc làm sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Y Dược


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close