Ngành đào tạo

Ngành Y tế công cộng là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Y tế công cộng nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Y tế công cộng để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Y tế công cộng là gì?

  • Ngành đào tạo: Y TẾ CÔNG CỘNG
  • Tên tiếng Anh: Public Health
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Y dược
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Y tế công cộng là một trong những ngành được đào tạo khắt khe ở nước ta. Theo học ngành này, các bạn sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ những kiến thức lý thuyết, cơ bản đến chuyên sâu và thực hành.

Đối với sinh viên ngành Y tế công cộng, cho dù là đầu vào hay đầu ra cũng phải đảm bảo chất lượng, để đến khi ra trường, sinh viên có thể tham gia vào thị trường làm việc luôn và đáp ứng nhu cầu lớn của xã hội.


Mục tiêu đào tạo của ngành Y tế công cộng

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Đào tạo Cử nhân Y tế công cộng có y đức, sức khoẻ, có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y học cơ sở, y tế công cộng để tham gia phát hiện và tổ chức giải quyết các vấn đề sức khoẻ ưu tiên trong cộng đồng; có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Y tế công cộng là trang bị cho sinh viên:

Về kiến thức:

  • Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho Y tế công cộng.
  • Trình bày được các nguyên lý và khái niệm cơ bản về y tế công cộng.
  • Trình bày được cách phát hiện và xử trí các vấn đề sức khoẻ phổ biến ở cộng đồng.
  • Trình bày được các yếu tố quyết định sức khỏe.
  • Nắm vững phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, nâng cao sức khỏe.
  • Nắm vững kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học.
  • Nắm vững chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Về kỹ năng:


  • Xác định các yếu tố môi trường, xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng.
  • Xác định được các vấn đề sức khoẻ ưu tiên của cộng đồng và đưa ra những chiến lược và biện pháp giải quyết thích hợp.
  • Lập kế hoạch, đề xuất những giải pháp và tổ chức các hoạt động bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng.
  • Theo dõi và tham gia đánh giá được việc thực hiện các chương trình sức khoẻ tại cộng đồng.
  • Giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch và tổ chức phòng chống dịch tại cộng đồng.
  • Giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng nhằm xây dựng lối sống và hành vi có lợi cho sức khoẻ.

Về thái độ:

  • Nhận thức được tầm quan trọng của các nguyên lý Y tế công cộng.
  • Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các nhu cầu sức khoẻ và các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
  • Cầu thị và hợp tác làm việc theo nhóm và phối hợp liên ngành.
  • Trung thực và khách quan, có tinh thần ham học, vượt khó khăn, tự học vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn.

Các khối thi xét tuyển ngành Y tế công cộng

Khối thi chính xét tuyển ngành Y tế công cộng là khối B00 với 3 môn Toán, Hóa học và Sinh học. Ngoài ra, một số trường sử dụng các khối xét tuyển khác như:


  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối B04 (Toán, Sinh, GDCD)
  • Khối B08 (Toán, Sinh, Anh)
  • Khối C08 (Văn, Hóa, Sinh)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối D13 (Văn, Sinh, Anh)

Những tố chất khi học ngành Y tế công cộng

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Y tế công cộng. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Là người luôn bao dung, hiểu được nỗi đau của người bệnh;
  • Không chỉ giỏi về chuyên môn mà phải vững vàng về chính trị;
  • Có lối sống trung thực, đoàn kết;
  • Đức tính trung thực, giản dị;
  • Có đức tính chăm chỉ, tỉ mỉ;
  • Yêu và thương bệnh nhân của mình;
  • Có kỹ năng giao tiếp;
  • Có khả năng ngoại ngữ;
  • Luôn chấp hành mọi nguyên tắc, quy định của nhà nước, nơi làm việc…

Cơ sở đào tạo ngành Y tế công cộng

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Y tế công cộng uy tín hiện nay:

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Y Hà Nội
  • Đại học Y tế Công cộng
  • Đại học Điều dưỡng Nam Định
  • Đại học Y Dược Thái Bình

Khu vực miền Trung:


  • Đại học Y khoa Vinh
  • Đại học Y dược – Đại học Huế
  • Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Y Dược Cần Thơ

Cơ hội việc làm ngành Y tế công cộng

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Y tế công cộng có thể thực hiện các công việc sau:

  • Điều hành, tham gia giám sát các chương trình Y tế.
  • Tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch, các chính sách về an toàn lao động, sức khỏe nghề nghiệp,…
  • Làm cán bộ chuyên về sức khỏe tại các công ty, tập đoàn hay các nhà máy, xí nghiệp.
  • Tham gia giảng dạy tại các trường đào tạo ngành Y tế.
  • Làm việc tại các bệnh viện Trung ương, địa phương như: Trạm y tế xã, bệnh viện đa khoa tỉnh, các bệnh viện nội tiết tuyến tỉnh, Viện nội tiết trung ương, Viện lao động xã hội và vệ sinh môi trường,…
  • Làm việc tại các vệ sinh dịch tễ hay viện nghiên cứu y tế dự phòng.
  • Làm việc tại sốt rét hay côn trùng, viện môi trường, viện ký sinh trùng, các viện y học lao động,…
  • Làm việc tại Bộ y tế Việt Nam hay các tổ chức về Y tế.
  • Tham gia các dự án Y tế quốc gia, trung tâm Y tế chuyên ngành,…
  • Làm việc liên quan tới Y tế tại các tổ chức phi chính phỉ như: Mediconsult Việt Nam, ABT Associates Việt Nam, Viện nghiên cứu y xã hội học (ISMS),…
Ngành Y tế công cộng là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
Học ngành Y tế công cộng ra trường làm gì?

Mức lương ngành Y tế công cộng

Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Y tế công cộng mà Isinhvien đã tổng hợp được:


  • Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương dao động từ 6 – 10 triệu đồng.
  • Đối với những nhân viên, y bác sĩ hoạt động lâu năm trong ngành thì mức lương từ khoảng 15 – 30 triệu đồng.

Chương trình đào tạo ngành Y tế công cộng

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Triết học Mác – Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin
  3. Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
  4. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  5. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  6. Tiếng Anh
  7. Tin học
  8. Giáo dục thể chất 1, 2
  9. Giáo dục quốc phòng – An ninh

Các môn học chuyên ngành

  1. Sinh học và di truyền
  2. Tâm lí học sức khỏe
  3. Đạo đức trong Y tế công cộng
  4. Thống kê y sinh học 1, 2
  5. Nghiên cứu khoa học
  6. Giải phẫu – Sinh lí học
  7. Sinh lý bệnh và miễn dịch học
  8. Hóa sinh y học
  9. Ký sinh trùng y học
  10. Vi sinh y học
  11. Triệu chứng – Điều trị học cơ bản Nội khoa, Nhi khoa (Lí thuyết)
  12. Triệu chứng – Điều trị học cơ bản Ngoại khoa, Sản khoa (Lí thuyết)
  13. Triệu chứng – Điều trị học cơ bản Nội khoa, Nhi khoa – Phần thực hành (Thực tập 1 – tại Bệnh viện)
  14. Triệu chứng – Điều trị học cơ bản Ngoại khoa, Sản khoa – Phần thực hành (Thực tập 1 – tại Bệnh viện)
  15. Sơ cấp cứu ở cộng đồng
  16. Các bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm
  17. Dịch tễ học cơ bản
  18. Tổ chức và quản lí hệ thống y tế
  19. Nguyên lí quản lí và các kĩ năng quản lí cơ bản
  20. Kế hoạch y tế
  21. Nhân học và Xã hội học Sức khỏe
  22. Đại cương Giáo dục sức khỏe và Nâng cao sức khỏe
  23. Sức khoẻ sinh sản
  24. Dân số và Phát triển
  25. Đại cương Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm
  26. Kinh tế y tế và Tài chính y tế
  27. Sức khỏe môi trường cơ bản
  28. Sức khoẻ nghề nghiệp cơ bản
  29. Quản lí dịch vụ y tế
  30. Chính sách y tế
  31. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  32. Nghiên cứu định tính
  33. Quản lí thông tin y tế và Phân loại quốc tế về bệnh tật và tử vong
  34. Quản lí y tế công cộng trong tình huống khẩn cấp
  35. Quản lý an toàn thực phẩm
  36. Sức khỏe môi trường nâng cao
  37. Truyền thông sức khỏe
  38. Thiết kế đánh giá chương trình y tế
  39. Thực tập 2 – tại cộng đồng
  40. Thực tập 3 – tại cộng đồng

Trên đây, là những thông tin về ngành Y tế công cộng, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Y tế công cộng sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Y Dược


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close