Marketing

Mục tiêu SMART là gì? Nguyên tắc thiết lập kèm ví dụ chi tiết

Mục tiêu SMART là gì? Nó được hiểu đơn giản một phần của khía cạnh kinh doanh. Mục tiêu này được cấu tạo từ bốn yếu tố khác nhau, tạo nên một công cụ giúp công ty/doanh nghiệp thiết lập được thời gian, kế hoạch, chiến lược rõ ràng để hoàn thành được mục tiêu đó. Hãy theo dõi bài viết này, Isinhvien trình bày chi tiết mục tiêu SMART là gì, cách thiết lập cùng một số ví dụ cụ thể để bạn dễ hiểu nhé!

Mục tiêu SMART là gì?

SMART là từ viết tắt của Cụ thể, Có thể đo lường, Có thể đạt được, Có liên quan và Có thời hạn. Mỗi yếu tố của khung SMART làm việc cùng nhau để tạo ra một mục tiêu được lập kế hoạch cẩn thận, rõ ràng và có thể theo dõi được. Cụ thể, SMART là từ viết tắt của:

  • S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu.
  • M – Measurable: Có thể đo lường được
  • A – Attainable: Có thể đạt được
  • R – Relevant: Có liên quan
  • T – Time-Bound: Có thời hạn
Mục tiêu smart là gì
Mục tiêu SMART là gì?

Cách thiết lập mục tiêu SMART

Hẳn bạn đã hình dung sơ qua khái niệm mục tiêu SMART là gì rồi nhỉ, vậy bây giờ Isinhvien sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách thiết lập mục tiêu SMART nhé!


Bước 1: Cụ thể hóa từng mục tiêu nhỏ cần thực hiện ( S – Specific)

Hãy rõ ràng và cụ thể nhất có thể với những gì bạn muốn đạt được. Mục tiêu của bạn càng thu hẹp, bạn càng hiểu rõ các bước cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Bạn cần trả lời 5 câu hỏi:

  • What: Bạn muốn đạt được điều gì khi thực hiện mục tiêu?
  • Who: Những ai tham gia vào mục tiêu này?
  • When: Khi nào bạn muốn bắt đầu thực hiện mục tiêu này?
  • Where: Để đạt được kết quả cao ở mục tiêu này thì cần gì?
  • Why: Tại sao mục tiêu này quan trọng đến mức bạn cần nỗ lực hết sức thì mới có thể đạt được?

Với 5 câu hỏi “W” trên, bạn có thiết lập mục tiêu cụ thể hơn, tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra. Khi bạn cụ thể hóa được từng mục tiêu của mình cũng là lúc bạn có thể hình dung rõ ràng về những điều mà mình thực sự muốn đạt được và đích đến của bạn là gì.


Ví dụ: “Tôi muốn kiếm được vị trí quản lý nhóm phát triển cho một công ty công nghệ mới khởi nghiệp“.

Bước 2: Gắn yếu tố đo lường cho mục tiêu của bạn ( M – Measurable)

Tất cả mọi mục tiêu đều nên gắn ít nhất với một yếu tố để đo lường. Yếu tố đo lường đó sẽ giúp bạn biết mục tiêu của bạn tiến triển đến mức nào, bạn đã thật sự đạt được mục tiêu này hay chưa. Các yếu tố đo lường đó cần phải định lượng được dễ dàng, bạn không nên gắn các yếu tố đo lường cảm tính như về cảm nhận, cảm giác để đánh giá mục tiêu. Điều đó có thể sẽ khiến bạn đánh giá sai về quá trình thực hiện mục tiêu, yếu tố đo lường có thể là một con số cụ thể cũng có thể là một kết quả mà bạn muốn đạt được. Khi đạt được con số, kết quả đó cũng có nghĩa là bạn đã hoàn thành được mục tiêu đề ra.


Ví dụ: “Tôi sẽ ứng tuyển vào ba vị trí mở cho người quản lý nhóm phát triển tại một công ty khởi nghiệp công nghệ”.

Bước 3: Xác định mức độ khả thi của mục tiêu ( A – Achievable)

Bạn đã đặt mục tiêu có thể đạt được chưa? Đặt mục tiêu bạn có thể hoàn thành một cách hợp lý trong một khung thời gian nhất định sẽ giúp bạn có động lực và sự tập trung. Sử dụng ví dụ ở trên về việc kiếm được một công việc quản lý nhóm phát triển, bạn nên biết các thông tin đầu vào, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để giành được vị trí lãnh đạo. Trước khi bạn bắt đầu làm việc để đạt được mục tiêu, hãy quyết định xem đó là điều bạn có thể đạt được bây giờ hoặc liệu có những bước sơ bộ bổ sung mà bạn nên thực hiện để chuẩn bị tốt hơn hay không.

Ví dụ: Tôi sẽ cập nhật sơ yếu lý lịch của mình với các bằng cấp phù hợp, vì vậy tôi có thể ứng tuyển vào ba vị trí mở cho người quản lý nhóm phát triển tại một công ty khởi nghiệp công nghệ”.


Bước 4: Phải xác định được tính liên quan của mục tiêu ( R – Relevant)

Khi đặt mục tiêu cho bản thân, hãy cân nhắc xem chúng có phù hợp hay không. Mỗi mục tiêu của bạn phải phù hợp với các giá trị của bạn và các mục tiêu lớn hơn, dài hạn. Nếu một mục tiêu không đóng góp vào các mục tiêu rộng lớn hơn của bạn, bạn có thể suy nghĩ lại về nó. Hãy tự hỏi bản thân tại sao mục tiêu lại quan trọng đối với bạn, việc đạt được nó sẽ giúp bạn như thế nào và nó sẽ đóng góp như thế nào đối với mục tiêu dài hạn của bạn.

Ví dụ: Để đạt được mục tiêu trở thành lãnh đạo, tôi sẽ cập nhật lý lịch của mình với các bằng cấp liên quan để tôi có thể ứng tuyển vào ba vị trí mở cho người quản lý nhóm phát triển tại một công ty khởi nghiệp công nghệ”.

Bước 5: Giới hạn thời gian để hoàn thành được mục tiêu đề ra ( T – Time-bound)

Khung thời gian mục tiêu của bạn là gì? Ngày kết thúc có thể giúp cung cấp động lực và giúp bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên. Nếu để thời gian quá nhiều hoặc quá thiếu cho mục tiêu đều dẽ không tốt. Nếu quá thiếu, bạn sẽ khó hoàn thành được mục tiêu, nếu quá thừa thời gian sẽ dẫn đến lãng phí khối lượng thời gian đó.


Tiếp nối ví dụ ở trên, nếu mục tiêu của bạn là được thăng chức lên vị trí cấp cao hơn, bạn có thể cho mình sáu tháng. Nếu bạn chưa đạt được mục tiêu của mình trong khoảng thời gian đó, hãy dành thời gian để xem xét lý do. Khung thời gian của bạn có thể không thực tế, bạn có thể đã gặp phải những trở ngại không mong muốn hoặc mục tiêu của bạn có thể không đạt được.

Ví dụ: “Để đạt được mục tiêu trở thành lãnh đạo, tôi sẽ cập nhật sơ yếu lý lịch của mình với các bằng cấp liên quan để tôi có thể ứng tuyển vào ba vị trí mở cho người quản lý nhóm phát triển tại một công ty khởi nghiệp công nghệ trong tuần này“.

Một số ví dụ mục tiêu SMART trong kinh doanh

Để hiểu rõ thêm về mục tiêu SMART là gì, Isinhvien sẽ đưa ra thêm hai ví dụ chi tiết khác nhé!

Dưới đây là hai ví dụ về các mục tiêu ban đầu mà chúng ta sẽ sử dụng để thực hiện quá trình này:


  • Tôi muốn hoàn thành một dự án
  • Tôi muôn cải thiện hiệu suất của mình

Đây là một cách tiếp cận điển hình để tạo mục tiêu, nhưng cả hai cách này đều rất mơ hồ. Với cách diễn đạt hiện tại, mục tiêu có lẽ sẽ không thể đạt được. Các tuyên bố thiếu chi tiết cụ thể, lịch trình, động cơ và kiểm tra thực tế.

Bây giờ, hãy sử dụng công thức mục tiêu SMART để làm rõ cả hai và tạo các mục tiêu mới và cải tiến.

Mục tiêu 1: Ví dụ giúp công ty/doanh nghiệp hoàn thành một dự án

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tăng lượng theo dõi Fanpage công ty
  • M – Measurable (Tính đo lường): Lên mức 300,000 người theo dõi
  • A – Attainable (Tính khả thi): Với danh tiếng công ty và các nội dung hấp dẫn trên Fanpage hiện nay, tôi muốn tăng lượng theo dõi Fanpage công ty lên mức 300,000 người theo dõi
  • R – Relevant/Realistic (Tính liên quan): Nhằm góp phần gia tăng hình ảnh công ty
  • T – Timely/Time based (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 31/3/2022

Mục tiêu 2: Ví dụ giúp công ty/doanh nghiệp tổ chức sự kiện thu hút được khách hàng

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tổ chức sự kiện về sản phẩm
  • M – Measurable (Tính đo lường): Sự kiện thu hút được ít nhất 5,000 khách hàng đăng ký nhận tư vấn sản phẩm chuyên sâu
  • A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực, kinh nghiệm của team marketing hiện nay, tôi muốn tổ chức sự kiện về sản phẩm thu hút được ít nhất 5,000 khách hàng đăng ký nhận tư vấn sản phẩm chuyên sâu
  • R – Relevant/Realistic (Tính liên quan): Nhằm hỗ trợ team kinh doanh có thêm thông tin khách hàng tiềm năng
  • T – Timely/Time based (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành trước ngày 31/5/2020

Mục tiêu 2: Ví dụ giúp công ty/doanh nghiệp gia tăng sự hài lòng về sản phẩm/dịch vụ với khách hàng

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn team Chăm sóc khách hàng nhận được sự hài lòng cao của khách hàng 
  • M – Measurable (Tính đo lường): Với ít nhất 90% khách hàng đánh giá 5 sao sau khi nhận hỗ trợ qua tổng đài chăm sóc khách hàng 
  • A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực, kinh nghiệm team Chăm sóc khách hàng hiện nay, tôi muốn team nhận được sự hài lòng cao của khách hàng, với ít nhất 90% khách hàng đánh giá 5 sao sau khi nhận hỗ trợ qua tổng đài chăm sóc khách hàng
  • R – Relevant/Realistic (Tính liên quan): Nhằm gia tăng trải nghiệm hài lòng cho khách hàng
  • T – Timely/Time based (Tính thời điểm): Mục tiêu cần được thực hiện ngay trong tháng 10 năm 2022 

Mục tiêu 4: Ví dụ giúp công ty/doanh nghiệp rà soát các chi phí dễ dàng

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn rà soát các chi phí 
  • M – Measurable (Tính đo lường): 100% các chi phí phát sinh trong năm 2020
  • A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực, kinh nghiệm team tài chính và kế toán, tôi muốn rà soát 100% các chi phí phát sinh trong quy trước
  • R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm cắt giảm bớt các khoản chi không cần thiết
  • T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành trước 31/12/2022

Mục tiêu 5: Ví dụ giúp công ty/doanh nghiệp đào tạo được nguồn nhân sự chất lượng

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn đào tạo hội nhập cho nhân sự mới
  • M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn đào tạo hội nhập cho 100% nhân sự mới
  • A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực, kinh nghiệm của team nhân sự hiện nay, tôi muốn đào tạo hội nhập cho 100% nhân sự mới 
  • R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm giúp nhân sự mới hiểu rõ về lịch sử phát triển của công ty và các quy định cần tuân thủ
  • T – Timely (Tính thời điểm): Thời gian chậm nhất sau 1 tuần từ khi nhân sự gia nhập công ty.

Những nguyên tắc đặt mục tiêu SMART

Đến đây bạn đã hiểu rõ về mục tiêu SMART là gì rồi, đúng chứ. Bây giờ Isinhvien sẽ trình bày nguyên tắc SMART. Cùng xem qua một số lưu ý khi đặt mục tiêu SMART dưới đây nhé:


1. Tổng hợp lại các công việc, lĩnh vực cần thiết mà bạn cần thực hiện

Để có thể thiết lập nguyên tắc SMART một cách chính xác và phù hợp nhất, bạn cần có một cái nhìn tổng quan, bao quát được hết tất cả các công việc, lĩnh vực mà bạn cần thực hiện. Từ danh sách các công việc mà bạn cần thực hiện, đến các công việc mà bạn sẽ thực hiện vào những ngày tới để có thể đưa ra mục tiêu cụ thể mà mình nên thực hiện là gì.

2. Gắn mục tiêu cùng với nghĩa vụ, trách nhiệm

Trách nhiệm hay nghĩa vụ của bạn trong một dự án có thể là nhân viên kiểm kê. Hoặc trách nhiệm công việc của bạn cũng có thể là một nhà sáng tạo nội dung,… Mỗi một trách nhiệm công việc khác nhau sẽ cần bạn thiết lập các mục tiêu smart khác nhau. Nên là công ty/doanh nghiệp hãy xác định rõ trách nhiệm của mình là gì để đặt mục tiêu SMART chuẩn xác nhất.


3. Xác định kết quả của mục tiêu khi đạt được

Khi thiết lập mục tiêu smart, bạn cần tập trung và hướng đến một kết quả cuối cùng cần đạt được. Vì thế, bạn hãy xác định kết quả của mình một cách cụ thể, vì điều này sẽ giúp bạn tránh được trường hợp thực hiện xong mục tiêu nhưng kết quả nhận được không như mong đợi, kỳ vọng ban đầu.

4. Xác định mục tiêu đủ cao

Tinh thần của nguyên tắc SMART là phải thực hiện các mục tiêu đề ra luôn nằm trong ngưỡng khả thi và đạt được. Tuy nhiên, để tránh những trường hợp thiết lập mục tiêu quá dễ dàng, bạn cần phải xác định ngay mục tiêu từ ban đầu đủ cao, đủ thử thách, đủ sự kiên nhẫn, đủ sự nỗ lực thì mới đạt được kết quả cao

5. Xác định phạm vi mục tiêu phù hợp

Nếu bạn đang có quá nhiều mục tiêu cần phải thực hiện thì có thể phạm vi mục tiêu của bạn đang quá hẹp. Bạn cân phải xem xét và xâu chuỗi lại các mục tiêu nhỏ thành một mục tiêu có phạm vi phù hợp để tập trung nguồn lực và tiện đễ theo dõi quá trinh thực hiện mục tiêu hơn.


Và trên đây là toàn bộ những nội dung về về chủ đều mục tiêu SMART là gì, nguyên tắc, cách thiết lập, và một số ví dụ về mục tiêu SMART trong kinh doanh. Hi vọng, những kiến thức bổ ích trên đây sẽ hỗ trợ cho công việc kinh doanh của bạn một cách thuận lợi. Nhớ luôn theo dõi và cập những bài viết mới về Marketing của Isinhvien bạn nhé!

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close