Ngành đào tạo

Ngành Giáo dục chính trị là gì? Học gì? Ra trường làm gì?

Ngành Giáo dục chính trị là gì? Học những môn nào? Ra trường làm gì? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất cả để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này!

Ngành Giáo dục chính trị là gì?

  • Ngành đào tạo: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
  • Tên tiếng Anh: Political Education
  • Thuộc khối ngành: Sư phạm
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ nội dung hoạt động của Nhà nước.

Ngành Giáo dục Chính trị là bộ phận của khoa học chính trị, bộ phận công tác tư tưởng của Đảng, có nội dung chủ yếu là giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước.


Mục tiêu đào tạo ngành Giáo dục chính trị

Có thể chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân khoa học ngành Giáo dục chính trị giảng dạy tốt môn Giáo dục Công dân ở các trường Trung học phổ thông, có thể trở thành giảng viên các môn khoa học Mác – Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, các trường chính trị ở địa phương, giáo viên chính trị ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, cán bộ trong các lĩnh vực chính trị – xã hội.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Giáo dục chính trị đầu tiên chính là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hiện đại, rộng và sâu về các môn khoa học Mác – Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; những kiến thức cơ bản, cập nhật và thiết thực về khoa học giáo dục, nghiệp vụ sư phạm; những vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.


Ngoài ra, sinh viên còn biết vận dụng lý luận vào thực tiễn và kỹ năng sư phạm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà giáo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.

Các khối thi xét tuyển ngành Giáo dục chính trị

Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Giáo dục Chính trị:

  • C00Khối A00 (Toán, Lí, Hóa)
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
  • Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
  • Khối C19 (Văn, Lịch sử, GDCD)
  • Khối C20 (Văn, Địa lí, GDCD)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
  • Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
  • Khối D66 (Văn, GDCD, Anh)

Những tố chất khi học ngành Giáo dục chính trị

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Giáo dục chính trị. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Tinh tế và nhạy bén về chính trị;
  • Tư duy độc lập, sáng tạo;
  • Bản lĩnh chính trị vững vàng;
  • Khả năng thuyết trình và trình bày vấn đề;
  • Có khả năng nghiên cứu, tìm tòi;
  • Khả năng phân tích, bình luận.

Cơ sở đào tạo ngành Giáo dục chính trị

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Giáo dục chính trị uy tín hiện nay:


Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Hoa Lư

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Vinh
  • Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Hà Tĩnh
  • Đại học Quảng Bình
  • Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Sư phạm TP. HCM
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Đồng Tháp
  • Đại học An Giang
  • Đại học Quy Nhơn

Học ngành Giáo dục chính trị ra làm gì?

Cơ hội việc làm ngành Giáo dục chính trị vô cùng phong phú, đa dạng. Mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu một số công việc phổ biến dưới đây:

  • Giảng dạy môn Giáo dục công dân, môn Kinh tế và Pháp luật tại các trường THCS và THPT;
  • Giảng dạy môn Giáo dục chính trị tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
  • Giảng dạy các môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng;
  • Giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị (quận, huyện) và các trường Chính trị (tỉnh, thành phố);
  • Làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu về triết học, khoa học chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục;
  • Làm chuyên viên trong các cơ quan nhà nước (sở nội vụ, sở ngoại vụ, phòng, sở giáo dục…), các tổ chức Đảng, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị các cấp, tại các trường học…
  • Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội;
  • Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương;
Ngành Giáo dục chính trị là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
Cơ hội việc làm ngành Giáo dục chính trị

Mức lương của ngành Giáo dục chính trị là bao nhiêu?

Hiện nay vẫn chưa có con số chính xác về mức lương cho ngành này. Cụ thể, mức thu nhập sẽ tùy thuộc vào vị trí công việc và đãi ngộ nơi làm việc. Nhìn chung với sinh viên mới ra trường mức lương sẽ rơi vào khoảng 6 – 8 triệu/tháng.


Chương trình đào tạo ngành Giáo dục chính trị

Có thể chia làm 2 loại: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Triết học Mác – Lênin
  2. Tiếng Anh 1 / Tiếng Pháp 1 / Tiếng Nga 1
  3. Kinh tế chính trị Mác – Lênin
  4. Tiếng Anh 2 / Tiếng Pháp 2 / Tiếng Nga 2
  5. Tin học đại cương
  6. Tâm lý học
  7. Giáo dục thể chất 1, 2, 3, 4
  8. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  9. Tiếng Anh 3 / Tiếng Pháp 3 / Tiếng Nga 3
  10. Giáo dục học
  11. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  12. Thực tập sư phạm 1, 2
  13. Tiếng Nga chuyên ngành
  14. Tiếng Pháp chuyên ngành
  15. Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục

Các môn học chuyên ngành

  1. Lịch sử thế giới
  2. Lịch sử Việt Nam
  3. Lịch sử Triết học phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ) cổ, trung đại
  4. Lịch sử Triết học phương Tây từ cổ đại đến cổ điển Đức
  5. Kinh tế học đại cương
  6. Logic học
  7. Xã hội học
  8. Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
  9. Lịch sử Triết học Mác – Lênin và triết học phương Tây hiện đại
  10. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
  11. Pháp luật học
  12. Đạo đức học và giáo dục đạo đức
  13. Tôn giáo học
  14. Kinh tế học dân số
  15. Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
  16. Lịch sử kinh tế quốc dân
  17. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  18. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
  19. Văn hóa học
  20. Chính trị học
  21. Gia đình học và giáo dục gia đình
  22. Hiến pháp và định chế chính trị
  23. Lý luận chung về phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân
  24. Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT
  25. Tác phẩm kinh điển của Mác, Ăngghen, Lênin
  26. Lịch sử tư tưởng Việt Nam
  27. Những vấn đề của thời đại ngày nay
  28. Tiếng Anh chuyên ngành Giáo dục chính trị
  29. Tiếng Pháp chuyên ngành Giáo dục chính trị
  30. Tiếng Nga chuyên ngành Giáo dục chính trị
  31. Lịch sử các học thuyết kinh tế
  32. CNDVBC và CNDVLS – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
  33. Kinh tế chính trị học – Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
  34. Chủ nghĩa xã hội hiện thực
  35. Thực tập sư phạm 1
  36. Tác phẩm Kinh điển Triết học
  37. Triết học trong các Khoa học tự nhiên
  38. Triết học trong các Khoa học xã hội và nhân văn
  39. Lịch sử phép biện chứng
  40. Logic học biện chứng
  41. Triết học về môi trường và con người
  42. Chuyên đề Triết học 1, 2
  43. Phương pháp giảng dạy Triết học
  44. Tác phẩm kinh điển Kinh tế chính trị học
  45. Kinh tế học vĩ mô
  46. Kinh tế học vi mô
  47. Kinh tế học quốc tế
  48. Kinh tế học công cộng
  49. Kinh tế học phát triển
  50. Thống kê kinh tế
  51. Chuyên đề kinh tế chính trị học
  52. Phương pháp giảng dạy Kinh tế chính trị học
  53. Tác phẩm kinh điển Chủ nghĩa xã hội hoa học 1
  54. Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội hoa học 1, 2, 3, 4, 5, 6
  55. Phương pháp giảng dạy CNXHKH
  56. Tác phẩm kinh điển CNXHKH 2
  57. Tác phẩm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng Đảng
  58. Tác phẩm của Hồ Chí Minh
  59. Tác phẩm của các lãnh tụ Đảng Cộng sản Việt Nam
  60. Chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 1, 2
  61. Chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh 1, 2
  62. Phương pháp giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh
  63. Thực tế chuyên môn ngành Giáo dục chính trị
  64. Các phương pháp nhận thức khoa học
  65. Lịch sử Mỹ học
  66. Triết học Ai cập – Lưỡng Hà
  67. Dạy học, kiểm tra và đánh giá môn Giáo dục công dân theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
  68. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế trong thời kỳ quá độ
  69. Giáo dục môi trường
  70. Quản lý kinh tế
  71. Chuyên đề về giới và bình đẳng giới
  72. Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
  73. Thể chế chính trị thế giới đương đại
  74. Chủ trương của Đảng giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và con người
  75. Đảng với việc xây dựng hậu phương trong chiến tranh cách mạng
  76. Tư tưởng Hồ chí minh – di sản thời đại
  77. Thực tập sư phạm 2
  78. Khoá luận tốt nghiệp

Trên đây, là những thông tin về ngành Giáo dục chính trị là gì, học những môn nào và ra trường làm gì,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến khối ngành sư phạm


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close