Ngành đào tạo

Ngành Sư phạm toán là gì? Học gì? Ra trường làm gì?

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Sư phạm toán nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Sư phạm toán để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Sư phạm toán là gì? Ra trường làm gì?
Ngành Sư phạm toán là gì? Ra trường làm gì?

Ngành Sư phạm toán là gì?

  • Ngành đào tạo: SƯ PHẠM TOÁN
  • Tên tiếng Anh: Mathematics Teacher Education
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Sư phạm
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Sư phạm toán là ngành đào tạo giáo viên chất lượng cao bậc Phổ thông và bậc Đại học có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, có năng lực sư phạm đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay ở nước ta; đồng thời có thể học tiếp lên bậc cao hơn và tự học để hoàn thiện và nâng cao năng lực làm việc.


Mục tiêu đào tạo của ngành Sư phạm toán

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Chương trình hướng tới trang bị những kiến thức về Toán cơ bản, Toán sơ cấp và Toán ứng dụng cũng như các tư duy thuật toán.

Mục tiêu cụ thể

Trang bị cho sinh viên có khả năng sử dụng phương pháp dạy học môn Toán để dạy Toán cho học sinh trung học phổ thông; rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy toán học, khả năng giáo dục để giảng dạy các kiến thức toán học cho học sinh trung học phổ thông.

Ngoài ra, sinh viên còn có thể có được các kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.


Ngành Sư phạm toán là gì? Ra trường làm gì?
Mục tiêu đào tạo của ngành Sư phạm toán

Những tố chất khi học ngành Sư phạm toán

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Sư phạm toán. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Học tốt các môn tự nhiên
  • Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết
  • Có lòng bao dung, độ lượng và trái tim nhân hậu
  • Nhạy cảm, có khả năng nắm bắt tâm lý con người
  • Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao
  • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng
  • Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;
  • Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi
  • Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ

Cơ sở đào tạo ngành Sư phạm toán

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Sư phạm toán uy tín hiện nay:


Khu vực miền Bắc

  • Đại học Thủ đô Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)
  • Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)

Khu vực miền Trung

  • Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)
  • Đại học Sư phạm (Đại học Huế)
  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Vinh
  • Đại học Hà Tĩnh
  • Đại học Quảng Bình
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Quảng Nam
  • Đại học Phú Yên

Khu vực miền Nam

  • Đại học Sư phạm TP.HCM
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Kiên Giang
  • Đại học Đồng Tháp
  • Đại học Đồng Nai
  • Đại học An Giang

Cơ hội việc làm ngành Sư phạm toán

Học ngành Sư phạm Toán học sau khi ra trường có nhiều cơ hội xin việc với các công việc khác nhau. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Toán học có thể đảm nhiệm những vị trí việc làm sau:

  • Làm công tác giảng dạy Toán học tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học, trung học cơ sở. Có khả năng hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh giỏi Toán học tại các trường phổ thông
  • Làm công tác nghiên cứu ở tổ chức, cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, đặc biệt về lĩnh vực Toán học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán học
  • Làm công tác quản lý tư liệu Toán học, quản lý bảo tàng trong lĩnh vực Toán học hoặc khoa học Tự nhiên…
  • Làm công tác Toán học, văn hoá trong lĩnh vực Toán học hoặc khoa học Tự nhiên ở các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội
  • Biên tập viên các tạp chí khoa học, các nhà xuất bản
  • Làm những công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối khoa học Tự nhiên.
Ngành Sư phạm toán là gì? Ra trường làm gì?
Cơ hội việc làm ngành Sư phạm toán

Mức lương ngành Sư phạm toán

Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn.


Chương trình đào tạo ngành Sư phạm toán

Chương trình đào tạo sẽ gồm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2
  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  4. Tin học cơ sở 1, 2, 3
  5. Tiếng Anh cơ sở 1, 2, 3
  6. Giáo dục thể chất
  7. Giáo dục Quốc phòng – An ninh
  8. Kỹ năng bổ trợ
  9. Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường
  10. Giáo dục học
  11. Lý luận và Công nghệ dạy học
  12. Phương pháp nghiên cứu khoa học
  13. Phát triển chương trình giáo dục phổ thông
  14. Thực hành Sư phạm và phát triển kỹ năng cá nhân, xã hội
  15. Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và đào tạo
  16. Học phần tự chọn
  17. Đánh giá trong giáo dục
  18. Tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường
  19. Tư vấn tâm lý học đường

Các môn học chuyên ngành

  1. Đại số đại cương
  2. Giải tích hàm
  3. Tôpô đại cương
  4. Phương pháp dạy và học môn Toán
  5. Lịch sử Toán học
  6. Giải tích số 1
  7. Giải tích phức
  8. Thống kê ứng dụng
  9. Toán rời rạc
  10. Thực hành tính toán
  11. Cơ sở hình học vi phân
  12. Lý thuyết độ đo và tích phân
  13. Lý thuyết Galois
  14. Tiểu luận khoa học
  15. Cơ sở giải tích Fourier
  16. Thống kê ứng dụng
  17. Hình học Fractal
  18. LatTeX và diễn giải toán học
  19. Cơ sở lý thuyết nội suy đa thức
  20. Xêmina về Giáo dục toán học
  21. Đại số cho dạy học toán phổ thông
  22. Số học cho dạy học toán phổ thông
  23. Hình học cho dạy học toán phổ thông

Các khối xét tuyển ngành Sư phạm toán

Các khối xét tuyển chính ngành Sư phạm toán học năm 2021 của đa số các trường đại học gồm:


  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)

Ngoài ra còn rất nhiều sự lựa chọn từ nhiều trường như:

  • Khối A02 (Toán, Vật lí , Sinh học)
  • Khối A04 (Toán, Vật lý, Địa lí)
  • Khối A10 (Toán, Vật lý, Giáo dục công dân)
  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Vật lí)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • Khối D08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh)
  • Khối D84 (Toán, GDCD, Anh)
  • Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

Trên đây, là những thông tin về ngành Sư phạm toán, cơ hội việc làm ngành Sư phạm toán sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!

Bài viết khác liên quan đến khối ngành sư phạm


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close