Ngành đào tạo

Ngành Giáo dục mầm non là gì? Học môn gì? Ra trường dễ xin việc không?

Ngành Giáo dục mầm non là gì? Học gì? Ra trường làm gì? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất cả để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này!

Ngành Giáo dục mầm non là gì? Ra trường làm gì?
Ngành Giáo dục mầm non là gì? Ra trường làm gì?

Ngành Giáo dục mầm non là gì?

  • Ngành đào tạo: GIÁO DỤC MẦM NON
  • Tên tiếng Anh: Early Childhood Education
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Sư phạm
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em.

Giáo dục Mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.


Ngành Giáo dục mầm non (hay còn gọi là Sư phạm Mầm non) là ngành làm công việc nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ trẻ dưới 6 tuổi. Ngành học này có liên quan trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách trẻ cùng sự phát triển toàn diện về thể chất của trẻ nhỏ. Chính vì thế, ngành rất chú trọng trong việc tuyển chọn những giáo viên mầm non đức và tài, tấm lòng yêu thương và hiểu tâm lý trẻ nhỏ.

Mục tiêu đào tạo ngành Giáo dục mầm non

Có thể chia làm làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành giáo dục mầm non có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để thực hiện công tác giáo dục trẻ và có khả năng học ở trình độ cao hơn.

Mục tiêu cụ thể

Trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương (tâm lý học, giáo dục học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, …) cần thiết cho việc hình thành năng lực nghề nghiệp. Nắm vững hệ thống kiến thức khoa học giáo dục mầm non, cập nhật những thành tựu nghiên cứu mới của lĩnh vực khoa học giáo dục mầm non.


Bên cạnh đó, sinh viên còn có những kỹ năng như:

  • Có kỹ năng nghiên cứu và đánh giá sự phát triển của trẻ em.
  • Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và đánh giá việc thực hiện các hoạt động  giáo dục trẻ.
  • Có các kỹ năng chuyên biệt đáp ứng được yêu cầu đặc thù của giáo dục mầm non.
  • Có kỹ năng phối hợp với các lực lượng giáo dục khác để nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.
  • Có kỹ năng vận dụng các thành tựu khoa học giáo dục mới vào thực tiễn giáo dục trẻ.

Ngành Giáo dục mầm non thi khối nào?

Các khối thi ngành Giáo dục mầm non bao gồm:

  • Khối M00 (Toán, Văn, Đọc diễn cảm – Hát)
  • Khối M01 (Văn, Kể chuyện – Đọc diễn cảm, Hát – Nhạc)
  • Khối M02 (Văn, Địa, Đọc diễn cảm, Hát, Kể chuyện)
  • Khối M03 (Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2)
  • Khối M05 (Văn, Sử, NK1)
  • Khối M06 (Văn, Toán, Năng khiếu)
  • Khối M07 (Văn, Địa, Đọc diễn cảm, Hát)
  • Khối M08 (Văn, Đọc kể diễn cảm, Hát)
  • Khối M09 (Toán, Đọc kể diễn cảm, Hát)
  • Khối M10 (Toán, Tiếng Anh, Năng khiếu mầm non)
  • Khối M11 (Văn, Anh, NK1)
  • Khối M13 (Toán, Sinh, Năng khiếu)
  • Khối M14 (Toán, Địa, Đọc diễn cảm – Hát)
  • Khối N00 (Văn, Thẩm âm, Hát)
  • Khối C14 (Văn, Toán, Giáo dục công dân)
  • Khối C19 (Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
  • Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)

Những tố chất khi học ngành Giáo dục mầm non

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Giáo dục mầm non. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:


  • Yêu quý và thích chơi với trẻ nhỏ.
  • Chăm chỉ học tập, rèn luyện kỹ năng, tu dưỡng đạo đức.
  • Có tinh thần trách nhiệm và chịu được áp lực cao.
  • Tư duy, sáng tạo, linh động và bài giảng luôn phải mới mẻ và thu hút, hấp dẫn đối với trẻ.
  • Có tính kiên nhẫn, kỹ năng giao tiếp và nghiệp vụ sư phạm tốt.

Cơ sở đào tạo ngành Giáo dục mầm non

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các trường đại học có ngành giáo dục mầm non uy tín hiện nay:

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Thủ đô Hà Nội
  • Đại học Hải Phòng
  • Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Hà Tĩnh
  • Đại học Quảng Nam
  • Đại học Quảng Bình
  • Đại học Vinh
  • Đại học Sư phạm – Đại học Huế
  • Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Phú Yên

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Sư phạm TP. HCM
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Đồng Nai
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học An Giang
  • Đại học Đồng Tháp
  • Đại học Trà Vinh

Cơ hội việc làm ngành Giáo dục mầm non

Cơ hội việc làm Giáo dục mầm non phong phú, đa dạng. Vậy học ngành này ra trường làm gì? Isinhvien sẽ giới thiệu một số công việc để bạn tham khảo:


  • Làm việc tại trường công lập hay đăng ký làm việc ở trường tư thục.
  • Làm giáo viên tự do giảng dạy tại nhà học sinh, hoặc nếu đủ điều kiện về tài chính và tích lũy đủ kinh nghiệm thì có thể tự mở trường.
  • Làm Cán bộ trong hệ thống giáo dục và quản lý nhà nước.
  • Tham gia nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu giáo dục.
  • Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ.
Ngành Giáo dục mầm non là gì? Ra trường làm gì?
Cơ hội việc làm ngành Giáo dục mầm non

Mức lương ngành Giáo dục mầm non

Thông thường, mức lương của giáo viên Mầm non khoảng từ 6 đến 8 triệu đồng/ tháng cộng thêm phụ cấp, đảm bảo tương đối cho cuộc sống. Nhưng hơn hết, đây là nghề cao quý, một nghề ươm mầm non tương lai của đất nước, một thế hệ trẻ sau này. Ngoài ra, nếu làm việc ở những vị trí khác trong ngành Giáo dục Mầm non sẽ có các mức thu nhập khác nhau tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm.


Chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non

Chương trình đào tạo của ngành này được chia làm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Giáo dục quốc phòng
  2. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin-phần 1
  3. Tiếng Anh 1 / Tiếng Pháp 1 / Tiếng Nga 1
  4. Tâm lý học
  5. Giáo dục thể chất 1
  6. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin-phần 2
  7. Tiếng Anh 2 / Tiếng Pháp 2 / Tiếng Nga 2
  8. Tin học đại cương
  9. Phương pháp nghiên cứu khoa học
  10. Giáo dục thể chất 2
  11. Âm nhạc
  12. Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
  13. Kỹ năng giao tiếp
  14. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  15. Tiếng Anh 3 / Tiếng Pháp 3 / Tiếng Nga 3
  16. Giáo dục học
  17. Giáo dục thể chất 3
  18. Đường lối Cách mạng của ĐCS Việt Nam
  19. Giáo dục thể chất 4
  20. Thực tập sư phạm 1
  21. Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục
  22. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
  23. Thực tập sư phạm 2

Các môn học chuyên ngành

  1. Sinh lý học trẻ em
  2. Toán cơ sở
  3. Tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành
  4. Logic học
  5. Tâm lý học trẻ em
  6. Âm nhạc cơ bản
  7. Tâm bệnh trẻ em
  8. Con người và môi trường
  9. Giáo dục hoà nhập
  10. Cơ sở văn hóa Việt Nam
  11. Đánh giá trong giáo dục
  12. Bệnh trẻ em
  13. Giáo dục học mầm non
  14. Mỹ thuật cơ bản
  15. Vệ sinh trẻ em
  16. Văn học trẻ em
  17. Văn học dân gian
  18. Dinh dưỡng trẻ em
  19. Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em
  20. Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ em
  21. Tiếng Anh chuyên ngành
  22. Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
  23. Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ em
  24. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em
  25. Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
  26. Múa và phương pháp biên dạy múa cho trẻ
  27. Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ em
  28. Đàn phím điện tử
  29. Ứng dụng tin học trong Giáo dục Mầm Non
  30. Tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non
  31. Thực tập sư phạm 1
  32. Hướng dẫn tìm hiểu và ứng dụng tác phẩm âm nhạc trong GDMN
  33. Hướng dẫn chuẩn bị đồ chơi, đồ dùng dạy học trong GDMN
  34. Giáo dục môi trường ở trường mầm non
  35. Tổ chức hoạt động tạo hình theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của trẻ
  36. Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non
  37. Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ mầm non
  38. Phương pháp hình thành kỹ năng vận động cho trẻ mầm non
  39. Giáo dục tâm vận động cho trẻ mầm non
  40. Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ
  41. Tâm lý học sư phạm và nhân cách người giáo viên mầm non
  42. Thực tập sư phạm 2
  43. Khóa luận tốt nghiệp

Trên đây, là những thông tin về ngành Giáo dục mầm non là gì, học những môn nào và cơ hội việc làm ngành Giáo dục mầm non sau khi ra trường ra sao,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến khối ngành sư phạm


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close