Ngành đào tạo

Chi tiết ngành Sư phạm ngữ văn: Học gì? Ra trường dễ xin việc không?

Ngành Sư phạm ngữ văn là gì? Học gì? Cơ hội việc làm khi ra trường thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất cả để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này!

Ngành Sư phạm ngữ văn là gì? Ra trường làm gì?
Ngành Sư phạm ngữ văn là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường

Ngành Sư phạm ngữ văn là gì?

  • Ngành đào tạo: SƯ PHẠM NGỮ VĂN
  • Tên tiếng Anh: Literature and Linguistics Teacher Education
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Sư phạm
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Sư phạm ngữ văn là ngành đào tạo giáo viên có khả năng giảng dạy môn Ngữ văn tại các trường đại trà, trường chuyên, trường chất lượng cao và các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp; có năng lực chuyên môn, có sức khỏe tốt phục vụ cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Mục tiêu đào tạo ngành Sư phạm ngữ văn

Có thể chia làm làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành Ngữ văn thuộc khối ngành sư phạm có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục, có kỹ năng sư phạm; đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Sư phạm ngữ văn chính là trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về văn học, ngôn ngữ và giáo dục; rèn luyện các kỹ năng tư duy, phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học cơ bản, phát triển kỹ năng nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng lòng yêu nghề, trách nhiệm nghề nghiệp, các phẩm chất đạo đức của công dân thế hệ mới.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể giảng dạy Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung học chuyên nghiệp, làm cán bộ quản lý giáo dục, phụ trách chuyên môn tại các sở giáo dục và đào tạo…; sinh viên có thể học tiếp sau đại học (cao học và nghiên cứu sinh) các ngành: Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Ngôn ngữ học, Lý luận và phương pháp giảng dạy Văn học; Lý luận và phương pháp giảng dạy Tiếng Việt.


Các khối xét tuyển ngành Sư phạm ngữ văn

Ngành Sư phạm Ngữ văn xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
  • C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • D20: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân
  • D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh

Những tố chất khi học ngành Sư phạm ngữ văn

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Sư phạm ngữ văn. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Có khả năng học tốt các môn Khoa học Xã hội;
  • Yêu thích văn chương, có khả năng cảm thụ văn học và viết lách;
  • Có vốn hiểu biết văn học, văn hóa sâu rộng;
  • Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
  • Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
  • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
  • Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.

Cơ sở đào tạo ngành Sư phạm ngữ văn

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Sư phạm ngữ văn uy tín hiện nay:


Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Thủ đô Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)
  • Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)
  • Đại học Hải Phòng

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)
  • Đại học Sư phạm (Đại học Huế)
  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Vinh
  • Đại học Quảng Bình
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Quảng Nam
  • Đại học Phạm Văn Đồng
  • Đại học Phú Yên

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Sư phạm TP.HCM
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Đồng Tháp
  • Đại học Đồng Nai
  • Đại học An Giang
  • Đại học Trà Vinh

Cơ hội việc làm ngành Sư phạm ngữ văn

Cơ hội việc làm Sư phạm ngữ văn khá đa dạng. Vậy học ngành này ra trường làm gì? Isinhvien sẽ giới thiệu một số công việc để bạn tham khảo:

  • Giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở các trường tiểu học, THCS, THPT, những trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có đào tạo chuyên ngành Văn học;
  • Nghiên cứu và phê bình văn học tại những Viện nghiên cứu về văn học, văn hóa, ngôn ngữ… trên cả nước, những trung tâm nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn;
  • Trở thành biên tập viên, phóng viên cho các đài phát thanh, truyền hình, biên tập viên cho tòa soạn báo địa phương, trung ương, nhà xuất bản và truyền thông;
  • Chuyên viên phụ trách môn Ngữ văn ở phòng/ sở Giáo dục và Đào tạo;
  • Làm công tác chuyên môn trong các cơ quan, tổ chức liên quan kiến thức về khoa học xã hội, các cơ quan quản lí giáo dục, các tổ chức xã hội…
Ngành Sư phạm ngữ văn là gì? Ra trường làm gì?
Cơ hội việc làm ngành Sư phạm ngữ văn

Mức lương ngành Sư phạm ngữ văn

Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập hoặc làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông, nhà xuất bản… thì mức lương khởi điểm từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn. 


Chương trình đào tạo ngành Sư phạm ngữ văn

Chương trình đào tạo của ngành này có thể chia làm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Tin học đại cương
  2. Kỹ năng giao tiếp
  3. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
  4. NLCB của CN Mác-Lênin
  5. Giáo dục quốc phòng
  6. Tiếng Anh
  7. Tin học đại cương
  8. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  9. Giáo dục thể chất
  10. Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
  11. Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
  12. Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục

Các môn học chuyên ngành

  1. Cơ sở văn hóa Việt Nam
  2. Văn học dân gian Việt Nam
  3. Nguyễn Trãi trong tiến trình văn học Việt Nam /Nguyễn Du trong tiến trình văn học Việt Nam
  4. Dẫn luận ngôn ngữ học và Ngữ âm học tiếng Việt
  5. Lịch sử phương pháp dạy học Ngữ văn
  6. Hoạt động giao tiếp và thực hành văn bản tiếng Việt
  7. Thực tập sư phạm
  8. Nghệ thuật học đại cương
  9. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
  10. Xã hội học nghệ thuật
  11. Văn học Việt Nam trung đại I (Khái quát TK X – TKXVII)
  12. Lý luận và phương pháp dạy học tiếng Việt
  13. Cơ sở ngôn ngữ văn tự Hán Nôm
  14. Truyện thơ Đông Nam Á /Văn học Ấn Độ
  15. Logic học
  16. Những vấn đề phê bình văn học Việt Nam / Văn học Việt Nam ở nước ngoài
  17. Văn học Việt Nam trung đại II (TK XVIII – TKXIX)
  18. Các tác gia văn học Nga cổ điển
  19. Văn bản Hán văn Trung Quốc
  20. Thơ Pháp và những vấn đề lí luận
  21. Phương pháp nghiên cứu khoa học
  22. Tiểu thuyết phương Tây /Văn học Bắc Mĩ – Mĩ la tinh
  23. Văn học Việt Nam hiện đại I (đầu TKXX – 1945)
  24. Nghệ thuật thơ Đường /Thơ Haicư
  25. Văn học châu Á
  26. Phương pháp luận nghiên cứu văn học ứng dụng
  27. Văn học Phương Tây I (Từ cổ đại đến TK XVIII)
  28. Những vấn đề thể loại văn học/ Văn học với các loại hình nghệ thuật
  29. Văn học, nhà văn, bạn đọc
  30. Ngôn ngữ và Văn học
  31. Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt
  32. Tiếng Việt trong nhà trường
  33. Tiếng Nga chuyên ngành
  34. Từ Hán Việt và dạy học từ Hán Việt

Trên đây là những thông tin về ngành Sư phạm ngữ văn là gì, học những môn nào và cơ hội việc làm ngành Sư phạm ngữ văn sau khi ra trường rao sao,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến khối ngành sư phạm


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close