Ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng là gì? Ra trường làm gì?
Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!
Ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng là gì?
- Ngành đào tạo: VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
- Tên tiếng Anh: Physiotherapy and Rehabilitation
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thuộc khối ngành: Y dược
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng là ngành học đào tạo ra những bác sỹ giúp bệnh nhân phục hồi dần, trả lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất cho người tàn tật hoặc là giúp họ xử trí tốt hơn với tình trạng tàn tật của mình khi ở nhà hoặc ở cộng đồng.
Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng có mối liên quan chặt chẽ với nhau, nghĩa là phục hồi hình thể cốt để phục hồi chức năng, chẳng hạn điều chỉnh phần chân bị tật và biến dạng nhằm để bệnh nhân đi lại được. Tuy nhiên, điều này có thể phục hồi được hình thể, nhưng chức năng của chân lại không hồi phục được; cũng như việc phục hồi hình thể của bầu ngực sau khi loại bỏ do ung thư, nhưng về chức năng tiết sữa thì không còn.
Mục tiêu đào tạo của ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng là gì?
Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu chung
Đào tạo Cử nhân Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ ngành học ở trình độ đại học; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu đào tạo ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng là trang bị cho sinh viên:
Về kỹ năng:
- Thực hiện được các kỹ thuật khám – lượng giá Vật lý trị liệu trong các trường hợp bệnh lý thông thường và phức tạp.
- Thiết lập được mục tiêu, kế hoạch điều trị bằng phương pháp Vật lý trị liệu và tiên lượng phục hồi phù hợp trên từng trường hợp bệnh cụ thể.
- Thực hiện thành thạo các kỹ thuật Vật lý trị liệu thông thường và các kỹ thuật Vật lý trị liệu chuyên sâu
- Có khả năng làm việc theo nhóm phục hồi và phối hợp với các thành viên trong nhóm để nghiên cứu khoa học và thực hiện các kế hoạch phục hồi cho bệnh nhân.
- Chuyển giao kiến thức và kỹ năng chuyên ngành cho người bệnh và người nhà bệnh nhân.
- Sử dụng thành thạo và bảo quản các trang thiết bị trong khoa Vật lý trị liệu, thích ứng được với các trang thiết bị hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ thông tin.
- Tham gia nghiên cứu khoa học và tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn, nhiều hình thức khác nhau.
- Tham gia đào tạo và tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Về kiến thức:
- Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, nguyên lý kỹ thuật- công nghệ và kiến thức chuyên môn ngành học để giải quyết độc lập, sáng tạo các vấn đề thuộc ngành Vật lý trị liệu.
- Hiểu biết các nguyên lý, qui tắc, quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng một số loại trang thiết bị thuộc ngành Kỹ thuật Vật lý trị liệu;
- Có kiến thức về phương pháp luận khoa học trong thực hành kỹ thuật, học tập, nghiên cứu khoa học.
- Hiểu biết về pháp luật và các chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Về thái độ:
- Tận tuỵ với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
- Khiêm tốn học tập, chân thành hợp tác với đồng nghiệp.
- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong công việc chuyên môn.
Các khối thi xét tuyển ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng
Ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng thường xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- B00: Toán, Hóa, Sinh
- A00: Toán, Lý, Hóa
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Anh
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
Những tố chất khi học ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng
Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Có nhiệt huyết và đam mê, tình yêu với nghề sâu sắc;
- Bình tĩnh, nhẹ nhàng, thông cảm và thấu hiểu nỗi đau của người bệnh;
- Tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, phục hồi, điều trị và phục hồi lại những chức năng của cơ thể người bệnh, hết lòng phục vụ người bệnh;
- Khiêm tốn học tập kinh nghiệm từ những anh chị đi trước trong nghề, chân thành hợp tác với đồng nghiệp;
- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong công việc chuyên môn. Đáp ứng, hoàn thành mọi công việc mà cấp trên giao phó;
- Tuân thủ mọi quy tắc mà cơ quan, nơi làm việc đề ra.
Cơ sở đào tạo ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng
Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng uy tín hiện nay:
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
- Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam
Khu vực miền Trung:
- Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
Khu vực miền Nam:
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Cơ hội việc làm ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng có thể thực hiện các công việc sau:
- Giảng dạy trong các đại học, cao đẳng, trung cấp… có đào tạo ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng;
- Làm việc trong các Viện, Bệnh viện;
- Trung tâm Điều dưỡng – Phục hồi Chức Năng;
- Trung tâm Chỉnh hình – Phục hồi chức năng ở các cơ sở y tế công lập và tư nhân trong nước;
- Làm việc các bệnh viện, Trung tâm VLTL-PHCN ở nước ngoài có ký kết với Viêt Nam trong vấn đề trao đổi nguồn nhân lực;
- Trở thành những kỹ thuật viên, bác sĩ vật lý trị liệu – phục hồi chức năng làm việc tại các bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng, các trung tâm phục hồi chức năng;
- Làm việc tại các trường chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật.
Mức lương ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng
Mức thu nhập của cán bộ, bác sĩ hoạt động và làm việc trong ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng cũng ở mức khá cao, xứng đáng với từng trình độ và kinh nghiệm cống hiến làm việc. Nếu là một Bác sĩ có kinh nghiệm trong Kỹ thuật phục hồi chức năng, có chuyên môn cao, bạn còn có cơ hội thăng tiến trong công việc, hoặc mở phòng Vật lý trị liệu riêng, mở dịch vụ Vật lý trị liệu tại nhà cũng tăng nguồn thu nhập đáng kể cho cán bộ ngành. Nếu làm được như vậy thì mức lương của bạn sẽ rất cao, không thể liệt kê hết được.
Chương trình đào tạo ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng
Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.
Các môn học đại cương
- Giáo dục thể chất 1, 2, 3
- Quốc phòng an ninh 1, 2, 3, 4
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin 1, 2
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
- Ngoại ngữ 1, 2, 3, 4
- Tin học đại cương
- Xác suất thống kê
- Lý sinh
- Hóa học
- Sinh học và di truyền
- Tâm lý Y học – Đạo đức Y học
Các môn học chuyên ngành
- Giải phẫu
- Sinh lý
- Giải phẫu bệnh
- Sinh lý bệnh & Miễn dịch
- Hóa sinh
- Dược lý
- Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu
- Bệnh học Nội khoa
- Bệnh học Ngoại khoa
- Sức khỏe môi trường
- Dịch tễ học và Các bệnh truyền nhiễm
- Tổ chức y tế -Chương trình y tế – Giáo dục sức khỏe
- Giải phẩu chức năng
- Khoa học thần kinh
- Vận động học và sinh cơ học khớp/cơ
- Lượng giá chức năng
- Vận động trị liệu 1
- Vận động trị liệu 2
- Các phương thức điều trị Vật Lý trị liệu 1
- Các phương thức điều trị Vật Lý trị liệu 2
- Bệnh lý và VLTL hệ cơ – xương 1
- Bệnh lý và VLTL hệ cơ – xương 2
- Bệnh lý và VLTL hệ cơ – xương 3
- Bệnh lý và VLTL hệ tim mạch – hô hấp
- Bệnh lý và VLTL hệ thần kinh – cơ
- Bệnh lý và VLTL hệ da – tiêu hóa – tiết niệu – sinh dục – nội tiết
- Tổ chức & quản lý khoa Vật Lý Trị liệu – Phục Hồi Chức Năng- Kỹ năng giao tiếp chuyên ngành VLTL
- PHCN dựa vào cộng đồng
- Thực tập lâm sàng 1
- Thực tập lâm sàng 2
- Thực tập lâm sàng 3
- Thực tập lâm sàng 4
Trên đây là những thông tin về ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, học những môn nào, cơ hội việc làm sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!
Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Y Dược
- Ngành Dược là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
- Ngành Điều dưỡng là gì? Học gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Nhi khoa là gì? Học môn gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Y đa khoa là gì? Học những gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Y học cổ truyền là gì? Học gì? Có dễ xin việc không?
- Ngành Y học dự phòng là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Răng – Hàm – Mặt là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Y tế công cộng là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Kỹ thuật phục hình răng là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Xét nghiệm y học dự phòng là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
- Ngành Kỹ thuật y học là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?