Kỹ năng sống

Nhận thức là gì? So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Nhận thức là gì? Nhận thức nghe thật quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Vậy chúng ta đã hiểu rõ về nhận thức chưa? Trong bài viết này, Isinhvien sẽ chia sẻ đến các bạn nhận thức là gì, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức cũng như giúp các bạn phân biệt nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!

Nhận thức là gì?

Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các qui trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.

Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.


Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

Nhận thức là gì? So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Ảnh minh họa – Nhận thức là gì?

Nhận thức suy cho cùng là sự chú ý, là những chi tiết bạn thu thập được từ nhận thức của bạn về thế giới. Đó là ý thức tích cực thu thập và xử lý thông tin từ môi trường của bạn. Đó là cách bạn trải nghiệm cuộc sống.

Nhận thức bản thân là gì?

Nếu “nhận thức” là để ý đến mọi thứ trên thế giới, thì “tự nhận thức” là tập trung nhận thức của bạn vào bản thân.

Nhận thức bản thân là khả năng chúng ta nhận thấy những suy nghĩ, cảm xúc và cách chúng ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta. Khi làm như vậy, tự bản thân có thể giám sát vì tự bản thân có thể hiểu rõ hơn về sở thích bên trong của mình là gì. Về cốt lõi, nhận thức bản thân là khả năng chúng ta hiểu được bản thân và cách chúng ta hòa nhập với thế giới.


Tự nhận thức bản thân cũng có nghĩa là nhận ra những gì bạn có thể và không thể kiểm soát. Nhiều người trong chúng ta dựa vào thế giới bên ngoài để cho chúng ta biết cách sống. Kết quả là, chúng ta mất đi khả năng xác định sự thật của chính mình. Chúng ta cũng không thể khám phá đầy đủ các giá trị, ước mơ và khuôn mẫu của mình. Tất cả những chìa khóa quan trọng có thể giúp đưa ra quyết định của chúng ta trong việc tạo ra cuộc sống mà chúng ta mong muốn xuất phát từ tự nhận thức bản thân.

Phân biệt nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Định nghĩa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Nói một cách dễ hiểu:

  • Nhận thức cảm tính là những cảm nhận ban đầu về bề ngoài của một sự vật nào đó. Nhận thức được đánh giá bằng trực quan.
  • Nhận thức lý tính là nhận thức đã được suy nghĩ, tư duy từ nhận thức cảm tính. Để có những đánh giá chính xác hơn, khách quan hơn về sự vật.

So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Giống nhau:


Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều phản ánh:

  • Chỉ khi có hiện thực khách quan tác động vào con người mới xuất hiện nhận thức.
  • Mang những đặc điểm riêng của mỗi người với cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau.
  • Dựa vào những phong tục, tập quán, lịch sử, xã hội của nơi mà bạn sinh sống hình thành nên.
  • Đều có ở động vật và con người.

Khác nhau:

Để hiểu rõ sự khác nhau giữa 2 loại nhận thức này, mời bạn xem qua bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chíNhận thức cảm tínhNhận thức lý tính
Bản chất về giai đoạnLà giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. 
Đặc điểm– Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.
– Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.
– Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.
– Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.
– Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.
– Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.
– Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Mỗi quan hệ lẫn nhau: Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu sẽ không có nhận thức lý tính; Và nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật – chúng có mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển.


Ví dụ về nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Ví dụ: Cả công ty rủ nhay đi ăn ở nhà hàng bình dân. Trong lúc đợi, nhân viên phục vụ bê lên một đĩa thức ăn trông rất hấp dẫn, ngon miệng và khiến bạn có cảm giác muốn ăn ngay lập tức.

Nhận thức cảm tính: Đĩa thức ăn này thật ngon, rất muốn ăn.

Nhận thức lý tính: Đây là một nhà hàng nhỏ, món ăn lại rẻ, nhưng món ăn xào nấu rất đẹp mắt. Không biết ăn có ngon hay không nữa.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức góp phần quan trọng. Thực tiễn đóng vai trò vừa là cơ sở vừa là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức, Sở dĩ như vậy vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức; nó để ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức, khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức.


Chính con người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải thích thế giới và cải tạo thế giới nên con người tất yếu phải tác động vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Sự tác động đó làm cho các sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới.

Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức còn là vì nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện, năng lực tư duy logich không ngừng được củng cố và phát triển, các phương tiện nhận thức ngày càng hiện đại, có tác dụng “nổi dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới.

Thực tiễn chẳng những là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức mà còn đóng vai trò là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tỉnh chân lý của quá trình nhận thức. Điều này có nghĩa thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức.


Đồng thời, thực tiễn không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sữa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức, Tóm lại thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thức phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình.

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn về nhận thức là gì, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức cũng như phân biệt được nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Isinhvien mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên truy cập vào Isinhvien để xem những bài viết hữu ích mỗi ngày nha.

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close