Phân biệt tài sản và nguồn vốn chi tiết dễ hiểu nhất
Nếu còn mơ hồ chưa phân biệt được tài sản và nguồn vốn, thì mời bạn đọc ngay bài viết này. Isinhvien đã tổng hợp đầy đủ kiến thức và trình bày một cách dễ hiểu nhất về "Phân biệt tài sản và nguồn vốn" để bạn nắm bắt nhanh nhất có thể. Nhớ đọc hết bài nhé!
Muốn phân biệt tài sản và nguồn vốn thì trước tiên phải hiểu rõ khái niệm của tài sản và nguồn vốn là gì!
Tải sản là gì?
Tài sản được hiểu như sau, nó bao gồm toàn bộ những nguồn lực kinh tế. Những nguồn lực kinh tế này do đơn vị chủ quản đang nắm giữ. Nó được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu của đơn vị. Đồng thời nó phải thỏa mãn những điều kiện như sau. Cụ thể:
- Quyền sở hữu, kiểm soát và định đoạt
- Có giá trị xác định trên một cơ sở đáng tin cậy
- Mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp
Nguồn vốn là gì?
Nguồn vốn là những nguồn lực kinh tế mà từ đó doanh nghiệp có thể huy động được một số tiền nhất định để đầu tư vao tài sản. Dựa vào nguồn vốn mà doanh nghiệp sẽ biết được rằng tài sản từ đầu mà có. Và theo đó, doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm về kinh tế cũng như trách nhiệm về pháp lý cho tài sản của mình.
Phân biệt tài sản và nguồn vốn
Sau khi đã hiểu rõ khái niệm, Isinhvien sẽ đi vào chi tiết để giúp bạn phân biệt tài sản và nguồn vốn, cùng xem bên dưới nhé!
Phân loại đối với tài sản
1.Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn hay còn gọi là tài sản lưu động, là loại tài sản có thời gian sử dụng dưới 1 năm. Tài sản ngắn hạn gồm:
- Tiền và những khoản tương đương tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền.
- Đầu tư tài chính ngắn hạn: Góp vốn liên doanh ngắn hạn, cho vay ngắn hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn,…
- Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, trả trước cho người bán, phải thu về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ…
- Hàng tồn kho: hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá và hàng gửi đi bán.
- Tài sản ngắn hạn khác: các khoản kí quỹ, kí cược ngắn hạn, các khỏan ứng trước, các khoản chi phí trả trước ngắn hạn.
2. Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn còn được gọi là tài sản cố định có giá trị trên 30 triệu đồng trở lên có sử dụng trên 1 năm. Tài sản dài hạn bao gồm:
- Tài sản cố định: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
+ TSCDD hữu hình: Nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải truyền dẫn; thiết bị chuyên dùng cho quản lý; cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.
+ TSCĐ vô hình: Quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy tính, giấy phép khai thác và chuyển nhượng, thương hiệu DN…
- Đầu tư tài chính dài hạn: Đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh dài hạn, cho vay dài hạn.
- Các khoản phải thu dài hạn: Phải thu khách hàng dài hạn, trả trước dài hạn cho người bán…
- Bất động sản đầu tư: Bao gồm nhà, đất đầu tư vì mục đích kiếm lời
- Tài sản dài hạn khác: Chi phí trả trước dài hạn, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang và ký cược, ký quỹ dài hạn.
Phân loại đối với nguồn vốn
Nguồn vốn trong doanh nghiệp bao gồm 2 loại:
1.Nguồn vốn chủ sở hữu
2. Nợ phải trả
Trong nợ phải trả, lại chia thành 2 loại:
Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong thời gian ngắn. Ở đây có thể là quý hoặc năm, hoặc một chu kỳ kinh doanh. Các khoản vay ngắn hạn gồm:
- Nợ ngắn hạn bao gồm:Khoản nợ dài hạn nhưng sắp đến hạn phải trả
- Các khoản phải trả người bán, người cung cấp
- Tiền lương, các khoản phụ cấp cho nhân viên công ty
- Chi phí phát sinh phải trả
- Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn
- Các khoản phải trả ngắn hạn khác
Nợ dài hạn: Là khoản nợ mà thời gian trả nợ trên 1 năm, bao gồm:
- Khoản vay dài hạn cho đầu tư phát triển công ty
- Phát hành trái phiếu
- Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
- Thuế thu nhập
- Quỹ dự phòng trợ cấp thất nghiệp cho nhân viên.
Kết luận
Tài sản và nguồn vốn chỉ là 2 mặt khác nhau của vốn. Tài sản biểu hiện trạng thái cụ thể của vốn, cái đang có, đang tồn tại ở doanh nghiệp. Nguồn vốn biểu hiện mặt trừu tượng, chỉ ra phạm vi sử dụng hay nguồn huy động tài sản. Mỗi loại tài sản được hình thành từ một hoặc một số nguồn vốn. Hoặc có thể hiểu rằng, một loại nguồn vốn có thể tham gia hình thành nên một hoặc một số loại tài sản.
Tại thời điểm nhất đinh nào đó, mối quan hệ của tài sản và nguồn vốn được thể hiện qua đẳng thức sau đây:
Tổng giá trị tài sản = Tổng số các nguồn vốn
Tổng giá trị tài sản = Tổng vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sỡ hữu = Tổng giá trị tài sản – Nợ phải trả
Hi vọng bài viết phân biệt tài sản và nguồn vốn trên đây của Isinhvien sẽ giúp giải đáp được những thắc mắc của bạn. Chúc bạn học tốt, nhớ Like, Comment và Share bài viết này nhé!
Bài viết khác liên quan đến Nguyên lý kế toán
- Nguyên lý kế toán – Giáo trình – Bài tập và Đề thi có đáp án
- 5 Mẹo học Nguyên lý kế toán đơn giản và hiệu quả nhất
- Nợ và Có trong kế toán – Hướng dẫn định khoản dễ hiểu nhất
- Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200 chuẩn nhất
- Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 133 chuẩn nhất
- Tài sản ngắn hạn là gì? Phân loại – Vai trò đối với doanh nghiệp
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu kế toán theo TT 133 và TT 200
- Bảng cân đối kế toán là gì? Cách lập bảng cân đối kế toán theo TT 200