Ngành đào tạo

Ngành Sư phạm địa lý là gì? Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm

Ngành Sư phạm địa lý là gì? Học gì? Ra trường làm gì? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất cả để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này!

Ngành Sư phạm địa lý là gì? Ra trường làm gì?
Ngành Sư phạm địa lý là gì? Ra trường làm gì?

Ngành Sư phạm địa lý là gì?

  • Ngành đào tạo: SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
  • Tên tiếng Anh: Geography Teacher Education
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Sư phạm
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Sư phạm địa lý là ngành đào tạo cử nhân khoa học ngành Địa lý nắm vững các tri thức về địa lý cơ bản và phương pháp giảng dạy Địa lý ở trường Trung học phổ thông; đáp ứng chương trình phân ban cũng như chuyên ban phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở trường Trung học phổ thông hiện nay.


Mục tiêu đào tạo ngành Sư phạm địa lý

Mục tiêu đào tạo ngành Sư phạm địa lý chính là trang bị cho sinh viên những kiến thức về:

  • Nắm vững những khái niệm và những tri thức Địa lý tự nhiên có quan hệ tới các hiện tượng, các quá trình tự nhiên. Dựa trên quan điểm hệ thống và tổng hợp để hiểu được mối quan hệ tương hỗ và quy luật phân bố của các hợp phần tự nhiên trên Trái Đất;
  • Nắm vững những kiến thức cơ bản về Địa lý kinh tế – xã hội, tổ chức lãnh thổ, thể tổng hợp kinh tế – xã hội của các vùng, quốc gia trên thế giới và Việt Nam;
  • Hiểu và vận dụng đúng đắn mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế, giữa con người với môi trường và sự phát triển bền vững;
  • Nắm vững những đặc trưng cơ bản của việc dạy học Địa lý, hình thành những kỹ năng sư phạm, khả năng vận dụng những hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp vào việc dạy học Địa lý ở các trường phổ thông.

Bên cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Địa lý có thể đảm nhận công việc trong các lĩnh vực liên quan đến địa lý như: quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên môi trường, công tác dân số, phát triển bền vững ở nông thôn và đô thị; các dự án về cộng đồng, du lịch… Có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên sâu ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ địa lý.


Các khối xét tuyển ngành Sư phạm địa lý

Ngành Sư phạm Địa lý xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A09: Toán, Địa lý, Giáo dục công dân
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lý
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D10: Toán, Địa lý, Hóa học
  • D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
  • D20: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân
  • D44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp

Những tố chất khi học ngành Sư phạm địa lý

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Sư phạm địa lý. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Có khả năng học tốt các môn Khoa học Xã hội;
  • Có trí nhớ tốt, có hiểu biết lịch sử – địa lý và vốn văn hóa sâu rộng;
  • Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
  • Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
  • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
  • Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.

Cơ sở đào tạo ngành Sư phạm địa lý

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Sư phạm địa lý uy tín hiện nay:


Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)
  • Đại học Hải Phòng

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)
  • Đại học Sư phạm (Đại học Huế)
  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Vinh
  • Đại học Quy Nhơn

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Sư phạm TP.HCM
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Đồng Tháp
  • Đại học An Giang

Cơ hội việc làm ngành Sư phạm địa lý

Cơ hội việc làm ngành Sư phạm địa lý khá đa dạng, bạn có thể tham khảo một số công việc sau đây:

  • Giảng dạy địa lý tại các trường THPT, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước; giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng trong cả nước nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về trình độ và năng lực cao hơn.
  • Nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu về khoa học địa lý, tài nguyên và môi trường, khí tượng thủy văn, địa chính, khoa học xã hội và nhân văn, viện nghiên cứu giáo dục, dự án dân số, đô thị hóa, phát triển nông thôn…
  • Chuyên viên và quản lý tại các bộ phận ở các trường học, các cơ sở quản lý giáo dục, các cơ sở khác phù hợp với chuyên môn như du lịch, văn hóa, địa chính…
  • Đảm nhận công việc trong các lĩnh vực liên quan đến địa lí như: phân vùng – quy hoạch lãnh thổ, quản lí tài nguyên môi trường, các dự án dân số, phát triển nông thôn, đô thị hoá…
Ngành Sư phạm địa lý là gì? Ra trường làm gì?
Cơ hội việc làm ngành Sư phạm địa lý

Mức lương của ngành Sư phạm địa lý

Đối với những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập hoặc làm những công việc khác thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn. Còn đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. 


Chương trình đào tạo ngành Sư phạm địa lý

Chương trình đào tạo của ngành này có thể chia làm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Tin học đại cương
  2. Kỹ năng giao tiếp
  3. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
  4. NLCB của CN Mác-Lênin
  5. Giáo dục quốc phòng
  6. Tiếng Anh
  7. Tin học đại cương
  8. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  9. Giáo dục thể chất
  10. Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
  11. Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
  12. Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục

Các môn học chuyên ngành

  1. Toán cao cấp
  2. Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam
  3. Bản đồ đại cương
  4. Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam
  5. Địa chất học
  6. Địa lí kinh tế – xã hội thế giới
  7. Địa lí tự nhiên đại cương
  8. Địa lí kinh tế – xã hội thế giới
  9. Vật lí cho địa lí
  10. Bản đồ giáo khoa
  11. Xác suất thống kê
  12. Bản đồ địa hình và đo vẽ địa hình
  13. Thực tập sư phạm
  14. Thực địa địa chất – Bản đồ
  15. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
  16. Xã hội học
  17. Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam
  18. Địa lí tự nhiên đại cương 2
  19. Địa lí kinh tế – xã hội thế giới 3
  20. Địa lí tự nhiên đại cương 3
  21. Phương pháp dạy học địa lí ở phổ thông
  22. Phương pháp nghiên cứu khoa học
  23. Giáo dục vì sự phát triển bền vững
  24. Tiếng Anh chuyên ngàn
  25. Tiếng Nga chuyên ngành
  26. Địa lí tự nhiên Việt Nam
  27. Hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam
  28. Địa lí tự nhiên các lục địa
  29. Biến đổi khí hậu
  30. Phương pháp nghiên cứu địa lý
  31. Địa lí địa phương

Trên đây là thông tin chi tiết về ngành Sư phạm địa lý là gì, học gì và cơ hội việc làm sau khi ra trường ra sao. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp ích đến bạn. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến khối ngành sư phạm


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close